Chị tôi, bà Phạm Thị Kim Thoa

Chị là con trưởng của hại cụ Quang Ngọ, là cháu cưng của bà nội vì bà thương cháu gái sớm mồ côi mẹ, mà lớn lên là cháu ngoan, thật thà, biết vâng lời người trên.
Tuy chẳng phải diện “thanh sắc” mặm mà, nhưng với cái duyên con gái, chị được nhiều chàng trai để ý. Có anh cảm mếm lẻn ném thư tình, chị vội sách guốc chạy mất tăm, đến nay trong số đó nhiều người đã có chức vụ cao. Tôi còn nhớ trước ngày cách mạng Tháng Tám thành công, chị lẳng lặng theo bác Thái Hy, chị Hà, Nhân, Bắc…tham gia đoàn thể cách mạng như rải truyền đơn, quyên góp lương thực cứu đói, vận động phụ nữ (*).
Chẳng biết có phải là sinh vào ngày 22.4 như lãnh tụ Lênin, mà chị có duyên làm lãnh đạo ngay từ thời thanh thiếu niên. Năm 18 tuổi đã là Bí thu Phụ nữ khu Đông Thành gồm phố Hàng Bồ, Hàng Bút, Hàng Cân, Phúc Kiến…Khi còn ở nhà chưa thoát ly tham gia phong trào do chỉ gần bà nội và các chị em gái, nên khi đứng trước đám đông người chị không khỏi e dè, lúng túng. Bởi vậy cứ mỗi khi trước giờ khai hội là chị lại đứng trước gương tập diễn thuyết, trình bày vấn đề cho mạch lạc, hùng hồn và dễ nghe.
Ít lâu sau chị thoát lý gia đình đi kháng chiến, sau này khi nước nhà hòa bình thống nhất chị được Nhà nước tặng Huân chương Độc Lập, tặng danh hiệu cán bộ tiền khởi nghĩa do có công lao đóng góp cho cách mạng.
Trải qua nhiều vất vả, khó khăn trên con đường kháng chiến, cuối năm 1947 chị đã kết bạn với anh Lê Uy Vệ (tức Nông) một thầy giáo, nguyên hiệu trưởng nhiều năm của trường tiểu học Công Ích ở phố Bạch Mai (gia đình đã quen biết gần gũi với nhà bà ngoại, cùng anh em đồng hao Đoàn Hải từ trước năm 1945 nay mới biết).
Nhân kỉ niệm 80 năm ngày sinh của chị tôi, bà Phạm Kim Thoa (22.4.1927-22.4.2007) xin được gửi tặng chị một bài thơ:
Chị tôi ăn ở hiền hòa.
Mẹ Ngọ đi xa, lại thương Mẹ Yến
Còn gì hạnh phúc nào bằng
Ông Anh nhân hậu, danh vang cờ Tướng.
Vinh, Phương hai gái giỏi giang
Ba cháu gái du học Âu, Mỹ, Á
Nếp nhà giữ được gia phong
Nhà năm đại, trung tá, nhiều tiến sĩ
Nhân ngày sinh nhật tám mươi
Chúc chị mạnh khỏe, cùng Anh trăm tuổi.
Đón cháu Mai Anh trưởng thành.
Và nhiều chắt nữa - tương lai nước nhà.

Phạm Kim Anh
(*)Hồi đó các chị tập bài hát Tiến quân ca trong buồng thờ nhà 53 Lãn Ông. Gọi là tập lén, nhưng nhiều người biết, kể cả tụi em cũng lén học theo. Riêng về truyền đơn của Việt Minh sau ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng năm 1954, ở trên gác thờ tôi vẫn tìm thấy còn nhiều tờ dấu kĩ ở đó.

Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Khi viêt bài đề nghị mọi nguời nên tránh những nhầm lẫn không cần thiết, để thể hiện tính nghiêm túc trong đưa tin, tin đưa phải đảm bảo nguyên tắc Trung thực - Chính xác - Khách quan, ở trường hợp bài này, chị THOA LÀ cÁM BỘ LÃO THÀNH CÁCH MANG ( Anh Nông mới là tiền khởi nghĩa )
SO xuất tuy nhổi, nhiều khi không lường được hậu quả, tại sao không kiểm chứng lại trước khi đăng ?

Balas