Hôm nay 5.7, cách nay 54 năm tôi nhập ngũ. Trải qua gần 18 năm đời lính và đã chuyển qua nhiều đơn vị có nhiều thủ trưởng (Sếp). Hôm nay tôi kể chuyện mấy vị chỉ trong khoảng thời gian những năm đầu nhập ngũ (1963-1969), có thể không theo thứ tự thời
gian.

Đặc biệt những giờ nghỉ, ngày nghỉ ít ỏi ông hay bắt chúng tôi đi lấy nước,
phân, cuốc đất làm cỏ, trồng rau tăng gia sản xuất. Những công việc ấy thú thật cánh lính Hà Nội
như tôi chúa ngại, nhưng nhờ thế tôi biết trồng rau, cấy lúa, tát nước và ủ
phân...Ông
là hình mẫu người cán bộ trong quân
đội lần đầu tiên tôi được tiếp xúc.
2.Ông
Trung úy chính trị viên trưởng đại đội cho
tôi bài học nhớ đời "trong quân ngũ không thể cứ thích là làm". Số là chúng tôi vừa về đơn vị chiều thứ tư, tối thứ bảy chi đoàn thanh niên
liên hoan “cây
nhà lá vườn” chào đón lính mới.
Phát biểu kết thúc ông đã dành cho tôi lời cảnh báo “không được đem bài hát ủy mị, yếu đuối không lành mạnh vào quân đội”. Chả là đêm
đó tôi hứng chí lên hát “Bài
ca tâm tình người thủy thủ” của NS.Hoàng Vân, nói về nỗi lòng của người thủy thủ trước khi lên tầu chia tay
người yêu ra đảo khơi xa thi
hành nhiệm vụ.

Cũng là học viên có một ông Trung úy thuộc hàng thủ trưởng, vì lúc đó tôi chỉ là binh nhì cấp thấp nhất trong quân đội. Nghe
nói ông nhập ngũ từ năm 1950, đã từng làm liên lạc viên trung đoàn từ thời chống Pháp.
Ông ấy như thư sinh học như
chơi mặc dù rađa là lĩnh vực kĩ thuật mới mẻ thời đó. Ông không thích thể thao,
không rượu chè, cử chỉ lịch lãm, không
thích tụ tập đàm tếu cờ bạc tulơkhơ. Đôi khi ông nói với tôi ra điều dặn dò “Phải khiêm tốn
đừng tỏ ra cái gì cũng biết, cứ tưởng người ta không biết, chỉ có điều họ biết đấy mà không nói ra mà thôi”.
4.Còn một ông trung úy nữa cũng là học viên, người nhỏ bé
nhưng nổi tiếng là tay “khôn vặt” nhất lớp. Kết thúc khóa học chúng tôi được lệnh kéo đài
rađa to đùng hành quân đi
thực địa, từ Thậm Thình (Phú Thọ) dừng chân ở Mỏ Chén (Sơn Tây) ít
ngày rồi theo đường số 6 qua Hòa Bình tới nông trường Thảo Nguyên (Mộc Châu) rẽ lên Pa Háng gần biên giới Việt Lào. Con đường này từ thời chống Pháp chưa được sửa chữa là mấy, việc đi lại cực kì khó khăn.

5.Liền hai năm sau tôi là lính của một ông Đại đội trưởng người vùng biển Thanh
Hóa vạn vỡ chắc nịch, giọng nói oang oang luôn chân luôn tay không nghỉ. Chúng tôi khốn khổ vì tính
ông nóng như lửa lại luôn nghĩ ra việc
hành lính, có mặt ở
đâu là cánh lính phập phồng chờ “cơn thịnh nộ” bất ngờ của ông.
Chỉ cần không vừa ý là ông thổi
còi báo động hành quân bất kể đêm, ngày. Có khi giữa trưa hè nóng nực hơn trăm lính đang
ăn cơm ông ra lệnh
hành quân tức tốc chỉ
vì tiếng bát
đĩa lách cách, nói chuyện ồn ào. Thế là quân ta buông ngay bát đĩa, vội vàng khoác ba lô đeo súng cuốc bộ, chạy theo ông mấy
km bở cả hơi tai. Ấy vậy khi về vẫn phải
quên mệt, lau mồ hôi cố nuốt cho xong xuất cơm dở dang chuẩn bị đến giờ tập luyện
tiếp theo.
6.Năm 1966 đơn vị đóng quân ở Hương Canh, Vĩnh Yên một lần thay phiên gác tầm 3 giờ sáng, khí trời mùa hè nhưng mát rượi chúng
tôi nán lại vài phút tán chuyện ngỏ ý ca ngợi ông Trung úy đại đội trưởng hiền lành lúc nào cũng cười cười ít nói.
Bất ngờ ông đi kiểm tra gác từ đầu ngõ đi tới, vừa đi vừa lẩm nhẩm “chuyện làm quà gì đấy”.
Mà đã nói đến “chuyện làm quà”,
nghĩa là ông có hàm ý có chuyện nói xấu gì đây. Rõ khổ vì tính đa nghi thâm thúy của ông, cho tới vài năm sau tôi không ngừng bị để mắt tới.
7.Năm 1965 đóng quân ở Hữu Lũng (Lạng Sơn), các huyện Dĩnh Kế, Việt Yên, Thuận Thành, Mai Xiu (Bắc Giang cũ). Ông Trung đội trưởng là người
cực kì tỉ mỷ từng động tác, say mê nghề cơ khí lúc nào trên tay cũng
kìm với búa, sắt với thép...Ông kín tiếng đến mức đáng sợ, không bao giờ moi được tin gì từ ông ấy.
Tôi là tiểu đội trưởng dưới quyền ông hai năm, ông ấy biết rất rõ tôi là dân Hà Nội ở phố Lãn Ông đã nương nhẹ nhiều việc nặng nhọc. Mãi tới năm 2010 cùng mấy đồng đội cũ về Hưng Yên thăm khi ông đã qua tuổi 72. Lúc đó ông mới tiết
lộ điều trước đây tôi chưa từng được nghe "trước khi vào lính đã từng là
thợ của một xưởng in ở phố Hàng Bồ, không
lạ gì ngôi
đình Phúc Kiến phố Lãn Ông".
8.Năm
1967 khi Trung đội tôi đến đóng quân ở khu vực nhà máy Suytpe phốt phát Lâm Thao, Phú Thọ ông Trung đội trưởng mới có tên là Mại vóc dáng thấp lùn nhất đại đội. Nhưng ông lại có cái tên đầy thách thức “Cao Nhất Mại”, hoàn toàn trái ngược với vóc dáng ngoài đời.

9.Năm
1968, tôi là trung đội
phó trung đội độc lập thuộc Đại đội chỉ huy sư đoàn pháo cao xạ bảo vệ cầu Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), khi chuyển về làng Tó Đông Anh (Hà Nội) ông Đại đội trưởng mới hát thì không hay nhưng lại rất mê hát.
Thế là mỗi khi có cơ hội
bất kể hình thức nhỏ to cỡ nào ông cũng bắt các tiểu đội, trung đội lần lượt thi nhau hát ‘cây nhà lá vườn” để ông chấm. Thỉnh thoảng ông lại bắt lính lập sân khấu ngoài trời thắp đèn mangson, cử người cảnh giới máy bay Mỹ tổ chức đêm văn nghệ quần chúng thu hút bà con quanh vùng.
10.Sau tết Mậu Thân 1968, Mỹ ném bóm hạn chế từ
vĩ tuyến 17 (Thanh Hóa) trở vào chúng tôi từ làng Tó (Đông Anh) được lệnh vào sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) căng bạt đóng quân dưới tán lá cây cà phê tầm một tháng đi tiếp vào Thanh Chương (Nghệ An).
Gần cuối năm 1969 chỉ sau vài ngày Mỹ tuyên bố ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc, chúng tôi từ Yên Thành (Nghệ An) hành quân ra Đông Sơn (Thanh Hóa) nghỉ ít lâu rồi lên tàu hỏa ra sân bay Kép (Bắc Giang).
Gần cuối năm 1969 chỉ sau vài ngày Mỹ tuyên bố ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc, chúng tôi từ Yên Thành (Nghệ An) hành quân ra Đông Sơn (Thanh Hóa) nghỉ ít lâu rồi lên tàu hỏa ra sân bay Kép (Bắc Giang).
Ông Trung đội trưởng lúc này là người Trực Ninh (Nam Định) đã có vợ con ở quê vốn là thày giáo trường làng nói
năng dí dỏm, từ tốn, nhẹ nhàng, ngắn gọn nhưng khúc triết không
“vòng vo, hoa lá cành”. Việc nhỏ, to khi cần ông đều lên hai ba phương án kĩ càng, ghi chép cẩn thận
rồi cứ theo đó mà làm đâu ra đấy.

Biết chuyện, phòng tôi "thả thính" cậy thế là xếp lại hơn tuổi ông hay ẫm ờ đe nẹt “Nhớ đấy, về Hà Nội mà lấy vợ. Đừng vớ vẩn”. Ở Kép vài tháng tôi chia tay ông về trường huấn luyện đóng ở dốc Vác gần Vân Đình (Hà Đông cũ), rồi mấy tháng sau lên Vĩnh Yên ôn thi đại học. Mãi tới năm 2012 khi cô cháu nội được 2 tuổi, cũng là sau mấy chục năm bặt tin chúng tôi mới nối lại liên lạc. Tết năm ấy tôi dẫn “bầu đàn thê tử” về thăm ông, ra điều trình diện nhờ ông “quản chặt ngày ấy” mà tôi có được như ngày nay.
Tết Đinh Dậu vừa rồi ông gọi điện hỏi thăm, nhắn thu
xếp về chơi đã qua tuổi 80 bệnh tật sức yếu.

Nhờ thế mà tôi gặp may có trận bóng đá quôc tế nào ở Hà Nội, nếu ngỏ ý xin là ông cho về ngay để đi xem cũng chỉ
vì là cầu thủ bóng đá của đơn vị. Mỗi lần về nhà tính ra chỉ được một ngày rưỡi cả đi về, tầu xe vất vả đêm hôm nhưng được
thăm vợ con, lại được xem bóng đá thật là lợi cả đôi đường.
Chỉ sơ sơ thế thôi đã thấy mỗi Sếp tôi từng gặp chỉ trong một giai đoạn ngắn như thế đã mỗi người mỗi vẻ, mang những cung bậc khác nhau “tận tình, chu đáo, nhẹ
nhàng, cẩn thận, nóng nảy, kín tiếng, đa nghi, mô phạm, ưa thích thể thao văn nghệ, tinh ranh...”.
Giờ đây đôi khi rỗi rãi tôi lại tự hỏi “Liệu có bao
nhiêu điều hay, dở từ họ đã nhập vào tôi?”. Xin thưa có lẽ là tất cả, nhưng mức độ ít nhiều có khác nhau. Còn hỏi từ bao giờ, thú thực tôi cũng chẳng biết
từ khi nào.
Vĩnh Thắng.
A1/Bốn chúng tôi, ảnh chụp 1964. A2,3/ trên mạng. A.4,5/ Qua phà sang Hưng Yên thăm Xếp. A.6,7/ Thăm Xếp ở Trực Ninh.
1 Komentar
BalasCậu Thắng "nhớ dai" thật. Bao nhiêu năm, bao nhiêu sếp mà Cậu vẫn nhớ từng chân tơ kẽ tóc.
Nhưng mà Cậu ơi, sếp chứ kg phải xếp đâu ạ.