NSND Quốc Hương - Giọng ca vàng của một thời

        Vừa qua trên ĐTHVN có chương trình: "Những bài ca đi cùng năm tháng". Trong chương trình này có phát lại những bài hát mà NSND Quốc Hương trình bày. Tôi lại có dịp được nghe lại giọng ca vàng trong trẻo, rõ lời của Ông
         Cuộc đời nghệ sĩ Quốc Hương không chỉ bắt đầu từ những năm tháng sống trên đất Bắc mà sự nghiệp và tên tuổi của ông nổi lên từ những ngày kháng chiến chống Pháp tại bưng biền Nam Bộ.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/Nh%E1%BA%A1c
       Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ kể: Anh Quốc Hương hơn tôi cả chục tuổi. Ngày tôi tập tễnh bước vào làng ca nhạc thì anh đã nổi danh khắp nước và cả ở nước ngoài. Thuở hàn vi, anh đã từng kể về những năm tháng hào hùng thời kỳ anh tham gia đánh giặc ở Nam Bộ thành đồng. Tôi không hiểu sao chàng trai đất Bắc này đã chọn cuộc ra đi đầy ngẫu hứng, và bất ổn từ thuở thiếu niên. Phải là người mang tâm hồn nghệ sĩ lớn với mộng sông hồ mới dám xê dịch như vậy. Và có lẽ do lang bạt kỳ hồ với những cuộc xê dịch lớn ấy anh mới làm nên danh tiếng Quốc Hương bằng cảm hứng cách mạng và niềm đam mê nghệ thuật…
        Sinh năm Thân 1920 tại làng Kiến Thái, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Quốc Hương đã có một tuổi thơ dịu dàng như mọi tuổi thơ khác trên đất Bắc. Nhưng rồi không biết duyên cớ nào mà mới 17 tuổi, vừa qua thời niên thiếu, ông bắt đầu quãng đời lưu lạc của mình. Lúc đầu là miền Trung dằng dặc, rồi một ngày người thanh niên ấy bỗng trôi dạt vô tận Sài Gòn… Từng làm nhiều nghề khác nhau, từng lao động cật lực để mưu sinh bằng nghề khuân vác, thợ đầu máy hỏa xa...
Nhưng cuộc đời cũng thật trớ trêu. Con người danh tiếng ấy cũng có cuộc đời riêng lắm buồn đau. Ông sống giữa cô đơn và bè bạn. Hạnh phúc với ông mong manh và dễ vỡ. Ông lập lại gia đình với nghệ sĩ điện ảnh Lịch Du, sau bao nhiêu hy vọng trở về Nam với người vợ trước bất thành bởi đất nước bị kẻ thù chia cắt lâu dài. Chuyện tình của ông với nữ nghệ sĩ Lịch Du cũng là câu chuyện trái ngang và lãng mạn.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/Nh%E1%BA%A1c
Bà Lịch Du năm 1962
       Bà Lịch Du nhớ lại: Tôi lấy anh Quốc Hương cũng vì giọng hát của anh ấy. Và khi đất nước thống nhất thì hạnh phúc của chúng tôi đành tan vỡ cũng vì nghiệp ca hát của anh ấy. Tôi yêu giọng hát đẹp Quốc Hương khi mới đôi mươi, trong khi ấy anh đã ngoài bốn chục… Khi tôi dẫn anh Quốc Hương về Hưng Yên giới thiệu với gia đình, mẹ tôi ngất xỉu. Bà bảo: "Sao con lại đi lấy cái anh Trương Chi ấy…", bà mẹ cấm cửa. Lịch Du và Quốc Hương đã tự làm một đám cưới "chui" với sự có mặt của ông Lê Liêm - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Nhà thơ Huy Cận, Thủ trưởng Xưởng phim truyện, cơ quan của bà Lịch Du và Trưởng đoàn Ca múa nhân dân Trung ương nơi Quốc Hương làm việc.
        Họ có với nhau một cô con gái đặt tên là Dạ Hương. Hiện Dạ Hương đang sống cùng chồng bên Đức và vừa sinh con đầu lòng Thiên Nhi- đứa cháu ngoại đất Bắc của Quốc Hương. Nhưng hạnh phúc không cùng ông bà đi suốt cuộc đời khi ngày thống nhất, ông giữ lời nguyền trở về "hát và chết trên sân khấu Sài Gòn", nơi ngày xưa đã tiễn ông ra đi kháng chiến trường kỳ… Ông nói với bà Lịch Du: "Mình ơi, tôi phải về Sài Gòn. Đó là nơi tôi đã hẹn sẽ về hát đến tận cùng hơi thở". Vì còn theo đuổi nghiệp điện ảnh miền Bắc, bà đã không cùng về Nam với ông trong chuyến ấy.
      Chia tay với người vợ miền Bắc, ông trở về Nam năm 1975. Từng hát trên sân khấu lớn của Đoàn Bông Sen, từng tham gia giảng dạy âm nhạc đào tạo những thế hệ ca sĩ diễn viên mà một trong những học trò của ông là Nhạc sĩ Thế Hiển. Ngày trở về, ông đâu biết rằng ở đầu đất nước phía Nam vẫn còn một người đàn ông chờ ngày ông về để trả lại người vợ đầu cho ông.
Câu chuyện ngỡ cổ tích nhưng có thật, đó là người chồng của người vợ miền Nam của ông khi biết tin ông trở về Sài Gòn một mình thì đã cùng đứa con trai lớn của Quốc Hương tên là Đại Thắng lên Sài Gòn tìm ông và với tất cả chân thành cùng sự cảm mến người ca sĩ, người đàn ông ấy đã ôm lấy Quốc Hương mà rằng: "Nếu anh muốn, tôi trả lại chị ấy cho anh". Quốc Hương cảm động chỉ nói được một câu: "Cảm ơn anh. Tôi cũng đã có vợ con ở miền Bắc…"
       Cũng lúc ấy ông đâu biết rằng còn một người con gái ngưỡng mộ ông thầm yêu mến ông. Đó là một người nữ cán bộ thành phố từng tham gia phong trào sinh viên Sài Gòn đấu tranh chống Mỹ từng bị bắt bị tù Côn Đảo trở về. Chị là nhà báo Thu An, người từng say mê giọng hát Quốc Hương từ ngày ông đang trên đất Bắc. Và chị đã tìm ông sau ngày ông về lại miền Nam. Trong nỗi cô đơn cuối đời, ông đã chấp nhận mối tình ấy và họ đã có những năm tháng bên nhau.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/Nh%E1%BA%A1c
      Ngày Quốc Hương mất, bạn hữu, người hâm mộ ông khắp nước về tiễn đưa người nghệ sĩ như một danh ca nước Việt. Năm Ất Mùi này Quốc Hương tròn tuổi 95 và cũng là đúng hai mươi bảy năm ngày Quốc Hương vĩnh biệt cõi đời. Quốc Hương đã thực hiện ước mơ cuối cùng của mình được hát và nằm lại đất Sài Gòn. Ông xa rồi nhưng tình yêu dành cho đất nước, tình cảm nồng ấm cùng với phong cách sống, phong cách biểu diễn và một giọng ca huyền thoại của ông vẫn còn ở lại mãi với người yêu nhạc Việt Nam.
      Sau khi nghe đôi lời giới thiệu về NSND Quốc Hương do Saigon Audio đề cập,chúng ta cùng nghe lại một số bài hát do cố NSND Quốc Hương trình bày để tưởng nhớ 27 năm ngày mất của Ông ! (Kích vào nút tam giác phía dưới góc trái để nghe)

Source from (Nguồn bài đăng): minh lương và mọi người


Previous
Next Post »
6 Komentar
avatar

Cảm ơn NML đã sưu tầm clip hay về Quốc Hương. Tôi đã được nghe Nghệ sĩ hát nhiều lần trên đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi cũng đã nhiều lần trực chờ ở Vườn hoa nhà kèn, cạnh UBND Hà Nội bây giờ, trong các buổi biểu diễn ngoài trời hồi những năm thập kỉ 60 để nghe ông ấy hát. Ông hát nhiệt tình, say sưa. Hồi đó người ta nghe kể lại ông sẵn sàng hát ngay cả khi trên đường phố nếu có yêu cầu.Bài hát hát Những ánh sao đêm và Tình ca là hai bài ông hát rất hay. Nhưng nổi hơn cả và cũng là bài tủ ấy là Tiểu đoàn 307.

Balas
avatar

Theo gợi ý của Cậu Thắng, Cháu đưa thêm vào list nhạc : "Tiểu đoàn 307" !

Balas
avatar

Cảm ơn NML tôi đang nghe Quốc Hương hát bài Tiểu đoàn 307, mà như thấy ông đang hát trên sân khấu đầy hứng khởi, sục sôi khí thế gắn với một thòi kì lịch sử của đất nước.

Balas
avatar

Tháng 10/1954 khi tiếp quản Thủ Đô được vài ngày,đại hội Văn nghệ toàn quốc được tổ chức ở Nhà Hát Nân Dân ( CLB Hữu nghị hiện nay ) tôi đã được chứng kiến buổi ra mắt của đoàn văn công miền đông Nam Bộ với nhan vật chính là ca sỹ Quốc Hương, dàn nhạc đệm theo chí có Ghi ta và đàn băng giô
Mở đâu là bài AI về Cửu Long Giang . . , sau đó là bài Gậy Tầm Vông
NĂm 1972 ở chiến trường Lào, tôi được giao nhiệm vụ đảm bảo giao thông cho đoàn văn công nhân dân sang biểu diễn ở thủ phủ kháng chiến của Bạn, khi đoàn quay về, tôi đã " Sui " các bạn trẻ TNXP làm vật cản chắn đường, đoàn xe tới, các bạn trẻ đã yêu cầu nghệ sỹ Quốc Hương hát, ông đã vui vẻ phục vụ liền một lúc 4 bài ( Sau đó đế các nghệ sỹ khác ) Để đảm bảo qn toàn ( Sợ máy bay đến oanh kích ) tôi đã yếu cầu giải phóng chõ xe đi, trong sự nuối tiếc cả hai phía
Thế mà đã 42 năm- Chóng thật

Balas
avatar

Cháu đã tìm 2 bài của Cậu Ngọc đề cập trong nhận xét nhưng không thấy ! Cháu bổ sung thêm 2 bài do chính Quốc Hương sáng tác là "Du kích Long Phú" và "Tầm Vu" vào list nhạc. Cháu cũng thêm phần giới thiệu vể Quốc Hương do Saigon Audio đề cập !

Balas
avatar

Đúng là khi nói đến Quốc Hương là nói đến Tiểu đoàn 307 và phải bỏ xung thêm Ai về Cưu Long Giang, Tầm vu đã thành thương hiệu Quốc Hương.

Balas