Thăm lại Miền Tây Nam Bộ ( tiếp)



Tỉnh Bến tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, cách Tp HCM 86km,cách Tp Cần Thơ 120km, phía Bắc giáp Tiền Giang,phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh,phía Đông giáp Biển Đông.Diện tích tự nhiên 2.360km2, dân số 1.354.589 người phân bố ở 9 huyện và Thành phố Bến Tre
Sau khi gặp gỡ các đồng nghiệp ở Công Ty Điện Lực Bến Tre, chúng tôi được dẫn đi vãn cảnh Thành phố Bến Tre và thăm Khu tưởng niệm Bà Nguyễn Thị Định, Lăng Ông Nguyễn Đình Chiểu
 

Thành phố Bến Tre
Trước đây là thị xã Bến Tre - tỉnh lỵ của tỉnh Bến Tre nằm bên bờ sông cùng tên, gồm 9 phường (nội ô), 6 xã (ngoại ô). Phía bắc và đông bắc giáp huyện Châu Thành, đông và đông nam giáp huyện Giồng Trôm, tây và tây nam giáp sông Hàm Luông. Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn, nhưng với ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ thời Pháp thuộc đặt dinh tham biện (inspection) đầu tiên bên bờ con rạch cùng tên (6-1867). Ngày 1-1-1900. Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh (province), tỉnh Bến Tre chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay, cho đến CMT8-1945 thì đổi tên thành thị xã Bến Tre. So với bản đồ tỉnh lỵ Bến Tre năm 1906, ngày nay diện tích của thị xã mở rộng hơn 10 lần.Ngày 11/8/2009, Chính phủ đã quyết định về việc thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích địa lý và hành chính thị xã Bến Tre hiện tại


Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định

 

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là con út của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước. Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích – Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, được không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đó. Nhận được tin chồng hy sinh, lòng căm thù của bà lại nhân gấp bội. Bất chấp con còn nhỏ, gởi lại mẹ chăm sóc, bà thoát ly tham gia họat động cách mạng tại tỉnh nhà. Bà đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre (17/1/1960) đã trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam Giữa năm 1961, bà được điều động về làm việc ở Bộ Tư lệnh miền Nam cho đến năm 1965, bà được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam đến năm 1975.
Khu lưu niệm được xây dựng tại quê hương bà- ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre (cách trung tâm thành phố Bến Tre 8,5km, trên tỉnh lộ 885, về hướng Đông). 


 
Lăng Nguyễn Đình Chiểu
Lăng Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại Ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.để tưởng niệm và ghi nhớ công lao nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vào ngày giỗ của ông (3-7 âm lịch) hằng năm thường có các lễ hội rất đặc sắc, thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như khách tham quan. Khu mộ của ông được xây dựng trên phần đất của một học trò cũ, hiện nay được trùng tu và đang được tiếp tục mở rộng, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Cụ Nguyễn Đình Chiểu, sinh ngày 1-7-1822, tại Gia Định. 


 Tối chúng tôi ngủ lại Bến Tre tại K.S Hùng Vương khá tiện nghi

(Còn tiếp )
Previous
Next Post »