Phố WALL - New York


Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đã nói nhiều đến cuộc Biểu tình ở Phố Wall lan ra khắp nước Mỹ kể từ ngày 17-9, hàng trăm thanh niên Mỹ đã chiếm một công viên ở trung tâm tài chính Mỹ. Phố Wall, thủ phủ tài chính của New York, nơi có nhiều ngân hàng, nhà môi giới và công ty tài chính Mỹ. Trong những ngày gần đây, một số người Mỹ nổi tiếng đã ủng hộ cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình phản đối tỷ lệ thất nghiệp cao và chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ đang từ Phố Wall lan ra trên toàn nước Mỹ, bất chấp việc cảnh sát bắt giữ khoảng 700 người chỉ ở riêng khu vực biểu tình ở cầu Brooklyn ở New York.Nhiều nơi khác như ở Albuquerque, New Mexico, Boston và Los Angeles,… nhiều người cũng bắt đầu xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình tại New York. Người biểu tình Mỹ không đòi dân chủ, mà yêu cầu nhiều công bằng xã hội hơn. Đối tượng phản đối của họ là sự hung hãn và tham lam của giới tài chính. Nước Mỹ theo chế độ tư bản chủ nghĩa nên sự bất công trong xã hội là sâu sắc. Đây không phải là một cuộc biểu tình chống lại cảnh sát New York. Những người biểu tình nói “ Đây là một cuộc biểu tình của 99% chống lại quyền lực bất cân bằng của 1%", “Chúng tôi không phải là những kẻ vô chính phủ. Chúng tôi không phải là những kẻ côn đồ... chúng tôi chống lại số 1% đang kiểm soát trên 50% của tài sản ở nước Mỹ”.



Chúng tôi đã đến thăm Phố Wall, đó là một tuyến phố thuộc quận Manhattan, thành phố New York của Mỹ. Phố Wall chạy về hướng đông từ dốc đại lộ Broadway tới phố South Street bên sông East River, xuyên qua trung tâm lịch sử - Khu vực tài chính (Financial District). Phố wall có Sàn giao dịch chứng khoán New York lớn nhất thế giới và qua thời gian cái tên phố Wall đã trở thành một cách gọi tượng trưng cho những mối quan tâm về tài chính có ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ cũng như là ngành công nghiệp tài chính của thành phố New York và thế giới. Ngày nay, khi nói đến các công ty phố Wall, người ta không nhất thiết có ý nói rằng công ty đó được đặt tại phố Wall, mà cái chính là công ty đó làm các dịch vụ tài chính, các công ty này có thể có trụ sở ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhân lực ở phố Wall chủ yếu hoạt động trong các nghề chuyên nghiệp trong lĩnh vực luật và tài chính cho các công ty vừa và lớn.

Khi bước vào phố Wall có cảm giác không đẹp như phố Tràng Tiền Hà Nội hay phố Đồng Khởi ở Tp HCM, nhưng khu vực tài chính ở đây đã tạo ra những công trình xây dựng có kiến trúc rất đặc trưng với các khội nhà đồ sộ. Nổi lên trên tuyến phố này là tòa nhà Federal Hall được xây dựng vào năm 1700 như là Hội trường của thành phố New York, khi New York còn là thủ đô đầu tiên của Hoa Kỳ.Nơi đây tổ chức lễ nhậm chức của George Washington là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, và cũng là nơi mà Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ lần đầu tiên được tuyên bố. Tòa nhà này đã bị phá hủy vào năm 1812 và được xây dựng lại năm 1842 .Đối diện là Sở Giao Dịch Chứng Khoán Mỹ, nơi mà các sàn giao dịch tài chính lớn như NYSE, NASDAQ, AMEX, NYMEX NYBOT đã diễn ra ở đây .Lúc chúng tôi đến, trước tòa nhà Federal Hall có đám đông tụ tập xem lớp học Yoga biểu diễn tự do




Cảnh trước Tòa Nhà Federal Hall





Ảnh chụp tại Phố Wall













Ảnh chụp trước Sở Giao Dịch Chứng Khoán New York






Rất gần phố Wall ở ven lề đường dẫn vào công viên Bowling Green, có tượng con Bò còn gọi là Con bò phố Wall.
Còn bò này là tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Arturo Di Modica, bằng đồng, cân nặng đến khoảng 3.200kg. Nghệ nhân đã chi tiêu hết khoảng 360.000 USD để tạo ra con bò hùng dũng làm biểu tượng cho sức mạnh của người Mỹ trong việc làm kinh tế sau vụ thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ năm 1987 . Con bò này đã xuất hiện trên nhiều vỉa hè của thành phố New York nhưng rồi đã trụ vững bên hông công viên Bowling Green từ ngày 15/12/1989. Đầu bò hướng về Broadway, được gọi là kinh đô kịch nghệ Mỹ.









Ông Di Modica mô tả con bò ở trạng thái sẵn sàng lao mạnh về phía trước, húc tung mọi rào cản để biểu trưng cho sự tăng tốc, phát triển cực mạnh của thị trường chứng khoán. Thời gian qua đi, tượng bò càng nổi tiếng hơn cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán New York. Không có du khách nào tham quan khu tài chính Phố Wall mà lại quên thăm bò, chụp ảnh kỷ niệm với bò.

Nhưng cho đến nay, và nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, chưa có ai muốn mua bò của ông. Đáng buồn là gần đây, các thị trường chứng khoán ở New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo, Seoul, Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore và ở cả Hà NộiTP.HCM đều đang trong tình trạng lờ đờ như con gấu nặng nề, di chuyển thật chậm chạp


Previous
Next Post »