Lễ rằm tháng giêng





Phong tục dân gian Việt Nam cứ đến ngày 15/1 ta , năm nay là ngày 9/2/2009 thì cúng Lễ Rằm tháng giêng. Lễ này còn được gọi là Lễ Nguyên Tiêu hay Thượng Nguyên ( khác với Trung nguyên là Rằm tháng 7 là lễ Vu lan, báo hiếu và Rằm tháng 10 là lễ Hạ Nguyên). Ngày này các phật tử thường đi lễ chùa dâng sớ xin cầu an và cúng giải hạn. Dân gian có câu " Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng " Năm nay nhiều chùa không làm lễ dâng sao giải hạn, nhưng có tụng kinh cầu an cho mọi người trong gia đình. Năm nay gia đình tôi cũng đi lễ Rằm tháng 1 tại chùa Phổ Quang, quận Phú nhuận, mội chùa rất đẹp và linh thiêng. Theo truyền thuyết trong ngày này Đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tìn đồ. Dân SG có thói quen ăn chay trong ngày này, sáng 16 mới bầy cỗ lễ mặn cúng . Ở Trung Quốc ngày này thường tổ chức lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết Nguyên Đán dùng hình tượng lửa để xua đi những điều không may của năm ngóai.Nhân ngày này cũng cầu chúc cho các thành viên chi họ nhà ta được an bình trong năm mới với gặp nhiều may mắn.











Ảnh chụp tại Chùa Phổ Quang


Sau đó chúng tôi đến tham quan Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ở phường Hiệp An, thị xã Thủ đầu một, tỉnh Bình Dương ( mà tôi đã có dịp giới thiệu khá chi tiết trên Blog ) và không quên đến viếng Đền Đại Nam Văn Hiến , xây dựng 1999, hoàn thành 2008. Đền này có thể coi là lớn nhất VN , tọa lạc trên
diện tích 9 ha, Đền Đại Nam là nơi giới thiệu và tôn vinh văn hóa, lịch sử Việt Nam. Nơi đây có đủ núi non, sông hồ tạo nên quần thể thắng cảnh. Điểm nhấn của khu vực này là Kim Điện với các pho tượng thờ, phù điêu, và các vật dụng thờ cúng được dát vàng, có thờ Phật Tổ, Vua Hùng, vua Trần Nhân Tôn, vua Trần Hưng Đạo và Bác Hồ .... Dòng sông Bảo Giang dài 720m (dòng sông nhân tạo dài nhất Việt Nam) uốn lượn quanh khu vực Đền, chảy qua chân dãy núi Bảo Sơn (ngọn núi nhân tạo dài nhất Việt Nam – 250m). Toàn cảnh Đền Đại Nam Văn Hiến thấm đẫm không gian thuần Việt. Kim Điện, với diện tích 5.000 m2 ,là một công trình mang lối kiến trúc cổ kết hợp kiến trúc dân gian với những họa tiết: Long-Lân-Qui-Phụng, Mai-Lan-Cúc-Trúc.Tất cả các pho tượng và vật dụng thờ cúng đều được dát vàng 24k. Hai bên là cặp nến rồng phượng, mỗi cây có chiều cao2,7m và đường kính 90cm có thể cháy trong suốt 1000 năm.Giữa chính điện là điểm vọng âm, đứng ngay vị trí này nói không cần micro tất cả mọi người đều có thể nghe được trong phạm vi đền. Vào Đại Nam Văn Hiến mỗi du khách đều tìm thấy dòng họ, tổ tiên của mình qua bảng thờ 54 dân tộc anh em và hơn 1000 dòng họ Việt Nam. Bao quanh điện là 28 bộ cửa, mỗi bộ cửa là một câu chuyện lịch sử được thể hiện bằng phù điêu dát vàng. Mặt ngoài cửa là những truyền thuyết dân gian được chạm khắc trên gỗ.













Trước cửa Đền Đại Nam

Mong các thành viên ở HN khi có dịp vào Nam sẽ tham quan Đền trên để hiểu rõ hơn về lịch sử ngàn năm văn hiến của nước VN .

Previous
Next Post »