Góp ý nhỏ



Vừa qua theo yêu cầu của Hội Tư Vấn Khoa Học Công Nghệ và Quản Lý Tp HCM đề nghị góp ý cho
Dự Thảo Chiến Lược phát triển giáo dục 2009 -2020 do Bộ GDĐT xây dựng từ tháng 8/2007 với sự tham gia của 27 nhóm nghiên cứu. Tôi đã có bài góp ý ngắn gửi Hội TVKHCNQL Tp HCM và Mục Giáo Dục của Báo Tuổi Trẻ. Tuy vấn đề này xem ra không có liên quan trực tiếp, nhưng chi họ nhà ta có hơn chục người đã và đang làm công tác giáo dục, hiện Trung Tâm Phát Triển Trí Thức Trẻ IDO do Phạm Tuấn Minh & Lê Bạch Hoa đã thành lập từ năm 2007 theo mô hình giáo dục hiện đại . Năm đầu tiên khi IDO ra đời đã được xã hội và các cơ quản lý hoan nghênh vì đã có sáng kiến đưa ra ứng dụng mô hình giáo dục thanh, thiếu niên mới với phương pháp " Tôi tự làm, Tôi có thể làm, Tôi chủ động và tự lập " của I DO dựa trên các giáo trình giảng dạy sinh động về kỹ năng sống, phát triển các năng khiếu của trẻ em từ Mẫu gíao, Tiểu học rồi đến Trung học..với tiêu chí lấy " học sinh là trung tâm", vừa học vừa chơi, với các tiết học sinh động về Anh văn, nhạc lý hội họa, thể dục, công nghệ thông tin, nấu ăn, ....cùng với cơ sở vật chất trang bị hiện đại, đội ngũ giáo viên được đào tạo và tuyển chọn kỹ càng... Đây là tiêu chí mà các tập đòan giáo dục nổi tiếng trên thế giới như Steiner, Motessori đã lấy làm nền tảng. Tuy hiện nay TT IDO vẫn đang họat động, nhưng do những khó khăn khách quan và chủ quan nên đã phải thu gọn lại . Vì có thực tiễn như vậy nên tôi mạn phép đưa lên Blog góp ý trên để mọi người trong chi họ nhà ta cùng biết và trao đổi :

K/g Hội TVKHCN và QL và Tòa sọan Báo Tuổi Trẻ

Vì bản Dự Thảo CLPTGDVN 2009 -2010 khá dài , khó có thể góp ý đầy đủ, với thiện ý xây dựng tôi mạn phép đóng góp một vài ý nhỏ dưới đây :

1/ Viện Khoa Học Gíáo Dục VN đơn vị chủ trỉ soạn thảo đã có nhiều cố gắng đề cập đến hầu hết những vấn đề nổi cộm trong ngành giáo dục VN, đó là ưu điểm cơ bản, nhưng cũng vì vấn đề quá rộng và lớn bao trùm từ đại học đến mẫu giáo nên rất khó góp ý kiến cụ thể.
2/ Nên xem lại sự khác biệt giữa sự xây dựng Chiến lược ( strategy) và Kế hoạch dài hạn (planification) vì chiến lược chỉ nên nêu các mục tiêu định hướng, không cần đưa ra các chỉ tiêu con số cụ thể như Kế hoạch, tuy rằng 2009 -2010 không còn xa, nên chỉ coi là kế hoạch trung hạn, thậm chí có thể coi là ngắn hạn, vì nhỏ hơn 5 năm. Nếu xuất phát từ nhận thức đó, thì chỉ nên tập trung vào những vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết đến năm 2010, còn lại sau 2010-2020 khi NNVN dự kiến đến năm 2020 trở thành nước Công nghiệp hóa thì chiến lược giáo dục phục vụ cho mục tiêu đó cụ thể là gì ? Do đó nên chăng đổi tên là " Kế hoạch PTGDVN đến năm 2010 và chiến lược đến năm 2020" .
3/ Phải xét bối cảnh hiện nay là ngành giáo dục đã có một bộ phận thương mại hoá ( các trường tư thục, dân lập, bán công ), nên những biện pháp gì nêu ra áp dụng cho các trường công lập, chưa chắc đã phù hợp với các trường đã thương mại hoá. Kinh tế thị trường hiện nay ở VN đã tác động đến ngành giáo dục, nên đối với các trường đã thương mại hoá thì giưã chất lượng và thương mại có những vấn đề cụ thể vưà thống nhất, lại vưà mâu thuẫn không giống như các trường công lập do NN quản lý. Hiện nay nhiều nhà giáo và doanh nhân đã coi kinh doanh mở các trường ĐH hay CĐ là có lời vì thu vốn học phí trước, giảng dạy sau...., do đó nhiều trường ngại công khai hoá tài chính và chất lượng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh? Cần có biện pháp hữu hiệu để quản lý.
4/
Dự thảo nêu ra 10 biện pháp mang tính đột phá, nhưng có cái thực hiện trong 2 năm tới có cái những năm sau mới thực hiện hay thực hiện lâu dài, nên chăng tập trung những biện pháp phải dứt điểm trong 2009-2010, thí dụ như thống nhất đầu mối NN quản lý GD và xây dựng đội ngũ Giáo viên và Cán Bộ quản lý GD, còn những giải pháp cần dài hơn thì đưa vào dài hạn như Tái cấu trúc hệ thống GDQD và mở rộng mạng lưới cơ sở GD vào chiến lược đến năm 2020. Có một vấn đề cấp bách là giáo trình giảng dạy phải cải cách vưà tránh ôm đồm, vưà tránh lạc hậu với thực tế, nhất là giáo trình đại học và trung học phổ thông.
5/ Tiêu chí thành lập các Trường ĐH đật tiêu chuẩn quốc tế hay vào top các trường chất lượng cao, chỉ có ý nghiã "nôi điạ" như Hàng VN chất lượng cao, vì sinh viên hay học sinh sau khi học xong các trường này mà bằng tốt ngiệp không được khu vực và thế giới công nhận tương đương, thì tiêu chí trên đặt ra vưà tốn kém lại không hiệu quả.Nên chăng xây dựng một vài trường đảm bảo giá trị khu vực hay quốc tế về bằng tốt nghiệp, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tiếp lên cao hay có việc làm sớm. Một trường X đạt chất lượng cao coi như có thương hiệu, thương hiệu đó có 2 phần chính : hưũ hình là những gì thể hiện cụ thể ở trường đó ( cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy....), một phần vô hình là sự tín nhiệm cuả dân chúng ( học sinh hay sinh viên và phụ huynh ) nhiều khi khó định lượng được cụ thể, Vì vậy cũng như đánh giá thương hiệu một DN phải có một cớ quan đầu mối như cơ quan Sở hữu trí tuệ, ngoài ngành giáo dục đánh giá các trường mới khách quan.
6/ Việc đặt ra chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu là cần thiết, nhưng chỉ tiêu đó nên cân nhắc kỹ tính khả thi , vì nếu đề ra mà không thực hiện được hay thực hiện không được như mong muốn thì tốn công, tốn của, chúng ta nên suy nghĩ kỹ để nói không với duy ý chí. Chẳng hạn chỉ tiêu đào tạo 1000 Tiến sĩ ( ? ) chẳng hạn, tuy rất cần nhưng chưa đủ, vì 3 lẽ :
- về định lượng khó biết rõ cơ sở nào để quyết định số lượng cần là 500 hay 1000 Tiến sĩ phải đào tạo, khi số đông các TS trong nước đã có bằng, có kinh nghiệm mà còn chưa phát huy được ?
- về định tính nếu không giao đề tài cụ thể từ trước cho nghiên cứu sinh, thì khi đi nghiên cứu họ phải tự xoay sở chọn đề tài hay theo ý thầy hướng dẫn, chưa chắc nội dung luận án đã phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước ( thí dụ năm 2020 NN ta muốn Điện Nguyên Tử vào vận hành, thì đã có bao nhiêu nghiên cứu sinh được giao nghiên cứu đề tài này ? )
-
về thể chế nếu không có ràng buộc về trách nhiệm đào tạo, thì khi làm xong luận án TS có thể có người ở lại làm việc và sinh sống ở nước sở tại mà không về nước phục vụ.

Phạm Gia

Phúc đáp của Tòa Sọan Báo TT :

"Xin chân thành cảm ơn quí bạn độc giả cung cấp thông tin & góp ý chia sẻ và gửi tin bài cộng tác với Báo Tuồi trẻ, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự cộng tác của quí vị "
Ban CTBD



Previous
Next Post »