Vũ Tuấn Việt học tiếng Việt

Tuy sinh ra và sống liên tục ở Matxcơva từ 14 năm nay, Vũ Tuấn Việt vẫn nói và đọc được sách tiếng Vịệt khá lưu lóat. Đó là điểm nổi trội so với nhiều đồng bạn người Việt cùng trang lứa.
Cho rằng người Việt dù ở đâu cũng phải nhớ tới cội nguồn, nên ngay từ khi còn bé Việt đã được bố mẹ rất chú trọng dạy ti
ếng Việt. Đã thành thông lệ đi làm thì thôi, chứ về đến nhà là hạn chế tối đa dùng tiếng Nga trao đổi với Việt về việc học tập, việc gia đình và họ hàng…Hàng năm lại được về Hà Nội nghỉ hè, kết hợp để bà Nhu, hoặc gia sư kèm cặp khi thì tập đọc, khi thì tập viết tiếng Việt. Như năm trước về nước Việt chỉ chuyên học cách dùng các dấu sắc, huyền, hỏi…Còn sách truyện thì theo như bố cháu cho biết Việt rất hay đọc sách tiếng Việt, hiện có nhiều đầu sách mua ở Việt Nam để hai chị em Việt, Phương Anh cùng đọc. Chính nhờ chịu khó đọc sách mà vốn tiếng Việt của cháu ngày càng phong phú hơn.
Vũ Tuấn Việt tròn 14 tuổi vào ngày 12.8.2008, hiện đang theo học lớp 9 của trương THPT 1253 của quận Trung tâm Mat xcơva, nơi có điện Kremlin và các cơ quan đầu não của nhà nước Nga. Nhiều năm liên tục là học sinh đạt thứ bậc cao, năm vừa rồi đạt giải nhì tiếng Anh của Quận Trung tâm.

Tối ngày họp mặt 8.8.2008 ở nhà hàng Serenade, tranh thủ bên bàn ăn tôi hỏi “Hè năm sau bố Tuấn lại rủ về Việt Nam, cháu có về không?”. Chẳng đắn đo cậu ta bảo “Có, nếu đúng dịp hè, ông ạ” rồi nói thêm “Cháu thích về Việt Nam…”. Trước khi trở lại Matxcơva học tập, Việt đã có lời phát biểu chia tay làm các bậc ông bà, cô bác, anh chị có mặt phải gật gù về khả năng tiếng Việt lưu loát, tư thế đĩnh đạc “rất người lớn” của Việt.
Mấy hôm nay ở Matxcơva vừa diễn ra cuộc gặp gỡ TNSV Việt Nam ở châu Âu. Một nội dung rất quan trọng là học tiếng Việt đã được quan tâm bàn thảo. Một báo điện tử hôm nay đã đưa dòng tít “Đến Mátxcơva bàn cách học tiếng Việt”. Rất may đây là dịp để Vũ Tuấn Việt có thể thu thập thêm kinh nghiệm của nhiều bạn trẻ người Việt đang sống ở Châu Âu, nhằm nâng cao hơn nũa vốn tiếng Việt không chỉ đọc, nói mà còn cả viết nữa.

Phạm Toàn
(bài viết gửi từ Nghệ An)

Previous
Next Post »