NHỚ LẠI CUỘC CHIẾN TRÊN KHÔNG

Máy bay B52 ném bom rải thảm ở VN

Hôm nay 5/8/2008 là ngày mà cách đây 44 năm ngày 5/8/1964 dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ ” lần đầu tiên TT Mỹ Jonhson đã cho máy bay phản lực ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc, như sông Gianh, Vinh, Bến Thủy, Lạch Trường và thị xã Hòn Gai. Đúng ngày này tôi đang có mặt ở tỉnh Quảng Ninh để khảo sát và thực tập ở các trạm biến thế điện chính và nhà máy điện do TT Điều Độ Hệ Thống Điện Miền Bắc giao nhiệm vụ, không cách xa nơi đang bị oanh tạc là thị xã HG. Lần đầu tiên chứng kiến cuộc chiến tranh do Mỹ khởi xướng từ trên không và súng cao xạ bắn lên trời quyết liệt của các chiến sỹ phòng không VN tôi cũng rất hồi hộp, lúc đó do chưa kịp chạy vào hầm trú ẩn vì mới đến chưa biết rõ, nên chỉ chui xuống gầm bàn làm việc. Để cứu vãn những thất bại trên chiến trường miền Nam, chiến tranh trên không do
Nhà chính Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá

Mỹ phát động ra tòan miền Bắc ngày càng ác liệt về qui mô và thời gian bất kể ngày đêm, lúc đó các công trình điện lực là trọng tâm phá họai của địch. Khi một trạm biến thế hay nhà máy điện bị bắn phá thường mất thông tin liên lạc và có khi cả khu vực đó điện bị mất đột ngột, để nhanh chóng khôi phục điện những người Điều độ viên như chúng tôi phải đí ôtô cấp tốc xuống hiện trường kiểm tra nắm tình hình thiệt hại, mặc cho hiện trường còn ngổn ngang vết tích bắn phá, có khi có cả bom bi….và sự đe dọa oanh tạc trở lại là điều thường xảy ra . Thời kỳ đó lưới phòng không của quân dân miền Bắc vươn rộng ra khắp
các vùng trọng điểm, các thị trấn, thị xã và cả vùng quê ven các công trình dễ bị dòm ngó oanh tạc, thời gian đầu chỉ là những súng cao xạ sau là các dàn rađa và tên lứa phòng không hiện đại. Ngày 5/8/1964 ngay đợt bắn phá đầu trung úy phi công Mỹ 26t Albert Everett lái chiếc máy bay phản lực Con Ó ( Sky Hank) A-4C bị bắn rơi nhảy dù xuống biển đã bị bắt sống, cùng với 7 chiếc máy bay khác bị bắn rơi. Bốn ngày sau 9/8/1964 tại Thủ Đô HN đã phát động rầm rộ phong trào thanh niên “ 3 sẵn sàng “( sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất kỳ đâu mà tỗ quốc cần đến ) đã thu hút dược 26 vạn bạn trẻ tham gia. Chiến tranh trên không càng ác liệt
gia đình Cụ Quang và các con cháu phải tạm xa rời thủ đô sơ tán về các cùng ven hay đi xa, trong cảnh ngộ chung của biết bao gia đình HN lúc đó. Ngòai việc tham gia đào hầm ngay trong nhà hay ở vỉa hè trước cửa nhà, còn chuẩn bị đào hầm ở nơi sơ tán tại nhà dân, riêng gia đình tôi đã có lúc phải cho con sơ tán lên Yên Bái. Cuôc chiến trên không ác liệt nhất là đợt bắn phá liên tục 12 ngày đêm vào HN bằng máy bay chiến lược B52 do TT Mỹ Nixon phát động, tôi còn nhớ 2g28 phút rạng sáng ngày 22/12/1972 khi máy bay Mỹ oanh tạc bệnh viện Bạch Mai, bà xã B.S Kim Chi đang trực tại bệnh viện với trách nhiệm phụ tràch đơn vị cấp cứu tăng cường ngọai viện, khi nghe còi báo động đã chạy đến hầm trú ẩn của Khoa Da liễu, nhưng vì quá đông nên không thê vô được phải chạy đến hầm trú ẩn của nhà chính bệnh viện nơi có ban chỉ huy phòng không của BV, thì chỉ vài phút sau hầm Khoa Da Liễu bị oanh tạc có tới gần 30 người chết cả nhân viên bệnh viện lẫn bệnh nhân, còn nhà chính phía trên bị oanh tạc tan nát, nhưng những người trú dưới hầm không việc gì. Có lẽ thế hệ trẻ chi họ nhà ta sinh ra sau 1975 chưa thể hình dung được sự ác liệt của cuộc chiến trên không, theo thống kê chỉ trong 12 ngày đêm Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B52 và 3920 lần máy bay chiến thuật dội xuống HN,Hải Phòng hơn 100 ngàn tấn bom, riêng HN với 444 lần chiếc B52 đã hủy diệt rất nhiều khu phố, xí nghiệp trường học….,đặc biệt Phố Khâm Thiên bị thiệt hại nhiều nhất với 2265 ngôi nhà bị phá hủy, 287 người chết và 290 người bị thương.

Tổng số bom Mỹ ném xuống chiến trường Đông Dương là 7,5 triệu tấn, gấp 3 lần số bom mà Mỹ đã sử dụng trong Đại chiến thế giới lần thứ II là 2,1 triệu tấn, nếu kể cả bom hóa học và các lọai chất độc hại và đạn thì con số còn lên tới 14,5 triệu. Chỉ tính từ tháng 3/1965 đến tháng 6/1970 Mỹ đã rải 20 triệu Galon tương đương 70 triệu lít trên diện tích khỏang 607,500 ha rừng và 89,500 ha cây trồng gây ra biết bao thương vong cho con người, cho kinh tế và sinh thái lâu dài…Sau chiến thắng ròn rã của “Điện Biên Phủ trên không”, miền Nam hòan tòan được giải phóng, quan hê ngọai giao Việt - Mỹ được thiết lập chính thức từ ngày 12/7/1995, ngày càng được cải thiện và có sự phát triển đáng khích lệ, từ sự hợp tác ban đầu còn nhỏ lẻ, bó hẹp trong vấn đề nhân đạo, quan hệ hai nước đã mở rộng sang các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ..., và cả những lĩnh vực chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước, như chống khủng bố, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia... Trong quan hệ hai nước, hợp tác kinh tế, thương mại luôn là lĩnh vực trọng tâm và cũng là lĩnh vực đạt nhiều kết quả tích cực nhất. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 và có hiệu lực vào tháng 12/2001 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa hai nước. Đầu tư của Mỹ vào VN ngày càng tăng, đến nay khỏang 3 tỷ USD thông qua đầu tư trực tiếp hay qua nước thứ ba, 73% tổng vốn đầu tư trựctiếp từ nước ngòai (FDI) vào VN vẫn là các nước trong khu vực thuộc APEC (dẫn đầu là Đài Loan, Singapore và Nhật Bản ).Tuy vây với 3 tỷ USD đầu tư của Mỹ vào VN trong thời gian trên chỉ bằng 1% tổng đầu tư của Mỹ vào khu vực, bằng 28% vào Thái Lan và 20% vào indonesia.Trong thời gian tới với sự cố gắng của hai bên chắc quan hệ giữa hai nước sẽ cải thiện nhiều hơn.Với tinh thần quên hận thù nhìn về tương lai sự giao lưu giữa NN và nhân dân hai nước Việt -Mỹ ngày càng tăng, do đó nhiều cựu chiến binh đã tham gia chiến

trường VN đã có cơ hội trở lại VN tham quan hay làm ăn, trong đó có cả phi công Albert Everett, người mang áo sọc lâu nhất ở KS Hilton ( Nhà tù Hỏa Lò-HN) 8 năm từ 5/8/1964 – 12/02/1973, năm 1993 đã trở lại VN với tư cách là nhà doanh nhân, đã đến thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh , hiện nay nhiều phi công bị bắt trước đây hay các cựu chiến binh Mỹ khác đã tham gia những chức vụ quan trọng của NN Mỹ như Thượng Nghị Sĩ ,có người còn là ứng cử viên Tổng Thống. Cuộc chiến mà Mỹ gây ra ở VN đã gây tổn thất nặng nề về người và của cho cả 2 bên , như khỏang 360,000

Homer Steedy trước bàn thờ anh Đảm

lính Mỹ đã bị tử vong, nhiều lính còn phải tiếp tục tìm kiếm, Mỹ đã chi 676 tỷ USD vào chiến trường VN gấp đôi số chi phí của Mỹ trong ĐCTG lần thứ II, hiện nay còn khoảng hàng ngàn gia đình VN mất con hay mất liên lạc với thân nhân của mình.” Hôi chứng VN” quả đã làm day dứt tinh thần rất nhiều cựu chiến binh Mỹ và gia đình họ. Chả thế mà cuốn phim tài liệu mới “ Linh hồn Việt Cộng “ của đạo diễn Minh Chuyên chiếu trên kênh VTV1 tối ngày 23/07/2008 đã làm xúc động hàng vạn người xem kể về sựday dứt của cựu chiến binh Mỹ Homer Steedy vì cách đây 39 năm anh đã xả súng bắn chết chiến sỹ Việt Cộng Hòang Ngọc Đảm quê ở Thái Bình khi đang dương lưỡi lê định giết anh ta.Do gia đình khó khăn mẹ Homer dành dụm được cả đời mình cho đến khi chết một ít tiền cho con trai trở lại VN đến thăm lại gia đình anh Đảm và mang những di vật còn lại của anh Đảm,giúp gia đình và địa phương xóa tan đựơc sự hòai nghi trong khung cảnh rất xúc động của gia đình anh Đảm lẫn với cãm giác sợ hãi tưởng sẽ bị trả thù của Homer,rồi những cảnh quay đi tìm hài cốt anh tại chiến trường năm xưa ở huyện Auyn Pa , Gia Lai do Homer nhớ lại, có sự hỗ trợ của nhà ngọai cảm VN Phan Bích Hằng cuối cùng hài cốt đã tìm thấy.
Ngày nay đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang có thời cơ phát triển mới,nhưng còn rất nhiều khó khăn và thách thức ở phía trước, mong rằng mọi dự án đầu tư từ vốn trong nước đến vốn ngòai nước cần thực sự mang lại hiệu quả cho đất nước cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường không chỉ trước mắt mà còn nghĩ đến lâu dài, đó mới thực sự là Phát triển bền vững

( Số liệu và ảnh tham khảo trên mạng )

Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Bác Di đã có một kỉ niệm rất đáng ghi nhớ, không phải ai cũng có được.

Balas