THĂM THỦY ĐIỆN ĐẠI NINH













Vài hình ảnh nhà máy Thuỷ Điện Đại Ninh












Cuối tháng 7 này nhiều thành viên trong chi họ nhà ta ở HN đã đi tham quan biển ở đảo Tuần Châu, đã thưởng ngọan những cảnh đẹp thiên nhiên của một trong những khu du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh, mà trong hai bài của Ô Vĩnh Thắng đã giới thiệu trên Blog. Ở miền nam khó có thể tổ chức những chuyến du ngọan có đông đủ họ hàng vì đa số thành viên hiện đang sống ở HN. Trong tháng 7 này tôi cũng được đi du ngọan vùng cao nguyên Trung Bộ, đó là đi thăm công trình Thủy điện mới Đại Ninh tọa lạc trên địa phận thuộc hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng.
Theo sinh họat định kỳ của CLB KHKT thuộc Hội Điện Lực VN ngày 19/7/2008 tôi đã được đi tham quan Thủy điện Đại Ninh chỉ trong vòng 1 ngày. Sáng dạy từ 4 g đi taxi đến trụ sở CLB ở Q1,khởi hành lúc 5g30, về TpHCM lúc 10g tối, đi xe ôm về PMH .Lâu chưa đi dã ngọai, nên cũng là một dịp để thử sức, tuy đi ôtô máy lạnh, nhưng khi về cũng cảm thấy mệt vì tuổi đã cao.
TĐ Đại Ninh nằm trên địa bàn xã
Phan Lâm, huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, cách Đà Lạt chỉ chừng 40 km, là một trong 16 NMTĐ đầu mối thuộc các bậc thang của sông Đồng nai. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm viên, tỉnh Lâm Đồng có chiều dài hơn 500 km. Trên dòng sông này có thể khai thác 16 dự án thuỷ điện với tổng công suất 3.000 MW. Ở thượng nguồn sau công trình hồ chứa nước Đơn Dương cấp nước cho thuỷ điện Đa Nhim là công trình Thuỷ điện Đaị Ninh.Hồ chứa nước và TĐ Đại Ninh có nhiệm vụ :

+ Cấp nước phát điện với công suất lắp đặt 300MW (2 tổ máy 150MW), hàng năm cung cấp sản lượng 1,2 tỷ Kwh vào lưới điện quốc gia.
+ Cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh họat của nhân dân vùng hạ du, đặc biệt cho các vùng khô hạn quanh năm ở Bắc Bình Thuận và Bắc Phan Thiết.
+ Tạo một đia điểm du lịch mới gần Đà Lạt và góp phần cải thiện cảnh quan môi trường vùng cao nguyên.

Khởi công ngày 10/5/2003 , sau 4 năm xây dựng tích cực với sức lao động bền bỉ của cán bộ công nhân EVN và các chuyên gia Nhật đến gày 17/1/2008 tổ máy số 1 đã hòa vào lưới điện quốc gia, đến nay cả hai tổ máy đã vận hành. Vốn đầu tư xây dựng 435 triệu USD, tương đương 7000 tỷVNĐ là vốn vay ODA của Nhật . Công trình mới này có nhiều đặc điểm như có cột nước cao khỏang 630m, xuyên qua đường hầm trong lòng núi có đường kính 5,5m, là đường hầm dài nhất VN11,3km, rồi chui vào đường ống áp lực đường kính 3,2 m dài 1,8 km để đến nhà máy.Tuyến đầu mối của TĐ Đại Ninh thuộc địa phận huyện ĐứcTrọng - Lâm Đồng có 2 hồ chứa Da Queyon và Đa Nhim nối thông nhau bởi 1 con kênh dài 2,5 km tạo nên hồ chứa nước lớn với dung tích 320 triệu m3, rộng chừng 2000ha, nằm sát quốc lộ 20 gần Đà Lạt. Nhìn từ xa đướng ống thép mới sáng lóang trườn theo sườn núi dẩn nước từ hồ chứa đến nhà máy như con rắn khổng lồ đẹp mắt.
Tại công trình này nhiều thiết bị thi công hiện đại nhập ở nước ngòai đã lần đầu tiên áp dụng ở VN như máy đào đất Tunnel Boring Machine của Ý không cần phải khoan nổ, thi công nhanh và gọn.
Xây dựng và phát triển TĐ là thế mạnh của ngành điện VN, tiếc rắng do thời tiết bất thường nên nhiều khi các hồ chứa cũng bị cạn nước ngay trong thời điễm tôi đi tham quan giữa mùa mưa mà chỉ chạy được một máy phát với công suất thấp 120MW .Trong thời gian gần đây ngành điện VN đã bị dư luận lên án rộng rãi do việc cắt điện trên diện rộng và kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh họat. Có nhiều lý do chủ quan và khách quan đã giải thích sự kiện không đáng có này và vấn đề còn tiếp tục tranh luận . Khách quan mà nói ngành điện VN đã có những tiến bộ và phát triển ngang tầm so với các nước trong khu vực, đó là một ngành kỹ thuật cao và đòi hòi công việc quản lý và điều hành tự động hóa cao.
Thiếu điện là do quản lý hay do cơ chế hay do giá điện chưa đồng thuận giữa sản xuất và tiêu thụ ? đó là câu hỏi còn đọng lại trong thắc mắc của người dân. .Điện sản xuất ra khi thừa cũng không thể dự trữ tồn kho để khi thiếu thì đem ra dùng như lúa gạo, theo ngành điện thì lâu nay cung không đủ cầu , yêu cầu của vận hành phải có dự phòng nhưng không có, vì vậy với lý giải này sẽ còn thiếu điện dài dài .Vấn đề an ninh năng lượng nói chung và điện nói riêng trước mắt và lâu dài đã và đang là vấn đề bức xúc của thế giới chứ không riêng gì của VN . Điện năng chỉ là dạng năng lượng thứ cấp, muốn sản xuất ra điện phải có dồi dào nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu, nước…,nhưng trứơc đây những dạng năng lượng sơ cấp này đều được quản lý tập trung vào Bộ Năng Lượng( hay Ủy Ban Năng Lượng Quốc Gia ) nay đã phân tán ra nhiều Tập đòan riêng rẽ…nên khi gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh của mỗi Tập Đòan vì nhiều lý do cũng khó mà giải quyết nhanh chóng như khi còn chịu sự quản lý chung,chưa nói đến những khó khăn khác như giá cả nhiên liệu, vật liệu xây dựng ngày càng tăng, vốn đầu tư thiếu hay việc rót vốn còn chậm chạp….. Tập trung hóa (Centralization) hay Phân tán hóa ( Decentralization) cũng là những vấn đề nóng bỏng khi tái cấu trúc ( Restructure) ngành điện của nhiều nước trên thế giới. Hình thành Hệ Thống Điện Thống Nhất Quốc Gia để tránh dàn trải vốn đầu tư vào việc xây dựng các nguồn điện riêng rẽ, nay do thiếu vốn và điện nên phân tán và xã hội hóa ngành điện, nhưng khi hòa vào lừơi điện chung thì phải tuân thủ những qui định kinh tế - kỹ thuật của Hệ Thồng Điện chung, và vấn để cửa quyền lại đặt ra do HTĐ chung chỉ do EVN quản lý .Nếu phân tán để từng khu vực hay mỗi địa phương có thể tự xây cất riêng nguồn điện độc lập tự cung, tự cấp như nhiều DN tư nhân đã phải mua máy phát điện riêng dùng khi mất điện, thì khả năng an tòan điện cao hơn, nhưng nhưng hiệu quả kinh tế chung của xã hội có cải thiện hơn chưa rõ? Nhiều ý tưởng và dự án đã đề ra từ mấy thập kỷ trước, chứ không phải chỉ bây giờ như tiết kiệm năng lượng và điện, phát triển các nguồn tài nguyên năng lượng thay thế tại chỗ, nhưng vẫn chưa thực hiện được tốt do thiếu quyết tâm , thiếu cơ chế,công nghệ phù hợp và vốn đầu tư. Điều rõ ràng cho cả nền kinh tế quốc dân, dù là NN hay TN khi bị cắt điện liên tục và lâu dài sẽ gây ra thiệt hại có giá trị có thể và không có thể tính ra tiền lớn rất rất nhiều lần giá trị của sản lượng điện do thiếu điện không cung cấp đủ ! Quả là bài tóan hóc búa mà không riêng gì VN mà nhiều nước cũng đang đau đầu khi phải giải quyết giữa lợi ích chung của quốc gia và lợi ích riêng của ngành trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và cạnh tranh !

Previous
Next Post »