

P.V.Thắng
Mọi người nhớ tới một người.
Rừng cây cảm động chở che ngày ngày.
+++
Trên đừờng nhớ lại nơi xưa
Bà con chia sẻ những ngày gian nan.
Về lại Thủ đô hiền hòa.
Vĩnh biệt chị cả Kim Thoa vĩnh hằng.
Phạm Kim Anh
(29.11.2007)
P.V.Thắng.
(+) Tiếp theo ngày 25.11.2007 và hết
Thật ra, đối với bác Vĩnh Hải tôi cũng không có nhiều kỉ niệm lắm, đúng ra chỉ có một ít kỉ niệm tuổi thơ và vào những năm sau này khi tôi và ông tuổi cũng đã nhiều hơn.
Cũng như tôi, từ năm 18 tuổi ông đã thoát ly gia đình đi kiếm sống. Tiểu sử của ông như những gì mà tôi biết, có thể tóm tắt như thế này: còn nhỏ đi học cho tới năm 18 tuổi làm công nhân đội xây dựng tháp nước nhà ga Nghĩa Trang, Thanh Hóa. Sau đó đi nghĩa vụ quân sự ở binh chủng hóa học 2 năm, đóng quân ở Sơn Tây. Năm 1962 giải ngũ về Hải Phòng làm công nhân, qua một đợt hội diễn văn nghệ quần chúng của thành phố, đoạt giải thưởng giọng hát nghiệp dư. Từ đó cho tới nay tôi vẫn nghĩ là khi đó ông được giải cao nhất, nhưng cũng chẳng hỏi lại có đúng vậy không. Mà thực ra tôi cũng không có ý định xác minh, vì cứ để thế mỗi khi nói chuyện với những người lạ về anh em nhà mình cho oai. Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc, ông được tuyển vào đội ca đoàn văn công quân khu Tả Ngạn. Đây chính là cái mốc quan trọng xoay chuyển cuộc đời của ông. Một cuộc đời có đủ cả hương vị vui buồn, đắng cay và ngọt bùi.
Tôi còn nhớ cái ngày ông lần đầu tiên rời nhà đi làm xa, mẹ tôi vừa tiễn con xong, quay vào đổ vật xuống cái võng đay khóc vật vã, kêu trời, than đất tự trách mình không nuôi nổi con. Năm đó ông Vĩnh Hải là người thứ 6 trong số 8 người con mà cụ rứt ruột đẻ ra, nhưng cứ đến tuổi trưởng thành lại lần lượt thoát ly gia đình đi kiếm sống. Nhà đang đông đủ 8 người con, mỗi năm cứ vắng dần vì nghèo quá, bố mẹ không đủ tiền nuôi các con. Thử hỏi tình cảnh ấy người mẹ nào mà chẳng buồn, chẳng thấy xót xa.
Trong số anh em chúng tôi ông là người có nhiều tài lẻ, nổi nhất là đàn hát và đá bóng. Hồi còn bé vào những ngày đầu Thủ đô mới được giải phóng năm 1954, tôi và ông có chân trong đội trống ếch nhi đồng của phố Lãn Ông. Đội có 4 trống con, một trống cái và một cái chũm chọe. Ông giữ vai trống cái và là “một tay trống có nghề”. Ngày đó mới giải phóng nên đội trống hoạt động sôi nổi lắm nào là mít tinh, diễu hành, biểu diễn văn nghệ quần chúng đường phố... đội đều có mặt. Thường vào những ngày ấy, đội chúng tôi đứng dọc hai bên lối vào đình Lãn Ông gõ theo nhịp hành khúc “chình, chatchát, chình chátchát, chátchát chình, chátchát…” hoành tráng lắm.
Tôi nhớ rất rõ ông còn có một biệt tài thổi kèn Acmonica rất điêu luyện có nhịp, có hồn. Hồi đó lấy đâu tiền mà mua nổi kèn Acmonica, ông hay lấy một cái lược con kẹp một tờ Pơluya rồi thổi. Chỉ có thế thôi mà thổi được nhiều bài hát, bản nhạc, trong đó có bản nhạc giữ nhịp cho một điệu múa tủ của đội múa thiếu nhi phố Lãn Ông mà tôi sắm vai múa solo “sòn đôđô mi son lá son phà, phà la đố la son lá son phà ...”. Tôi rất nể phục ông ở cái tài lẻ này, vì như đã biết thổi Acmonica khó nhất là điều khiển hơi và dập “ton”, nôm na là hơi phải sâu và phải dập được nhịp cho bài hát. Sau này kể cả khi kiếm đươc chiếc Acmonica xịn, tôi đã thử nhiều lần mà không tài nào đánh “ton” được.
Ngay từ hồi trẻ mấy anh em trai (trừ bác Di và chú Tiến) đều ham đá bóng, nhất là tôi và ông. Lúc nhỏ tuổi khi chưa được ra sân bóng thi đấu tôi đã là một fan tích cực của đội bóng đá Đoàn kết phố tôi, trong đó có ông. Tôi hay đi xem những trận đá bóng của đội nhà ở sân Long Biên, hoặc sân Bắc Qua, thường là ở sân Bắc Qua, bây giờ là chợ Bắc Qua. Ngày đó sân Bắc Qua chỉ là một sân đất nện không cỏ nằm ngay giữa khu phố cổ và chỉ cách Lãn Ông có hai ba phố, thế mà sao tôi cảm thấy nó xa thế.
Tôi nhớ mãi một lần anh em chúng tôi chơi bóng ở sân Bắc Qua vào một buổi chiều xâm xẩm tối, không biết đá thế nào mà quả bóng bay sang bên đường trúng vào ngực một bà đang bán mía, bà ấy ngã ngửa người ra phía sau lặng đi, chắc là đau lắm. Thấy vậy cả lũ sợ quá ôm quần áo chạy thục mạng về nhà, mãi đến 8, 9 giờ tối mới dám ló mặt ra cửa hỏi dò nhau có ai đến bắt không.
Cũng vì ham đá bóng mà đôi lần ông Vĩnh Hải và tôi bị bố mắng, có lần còn bị mấy cái bạt tai nữa vì lơ là việc nhà. Số là hồi đó ngoài việc đi học, chúng tôi phải làm bột lọc gia công cho mậu dịch, buổi tối phải đem gạo tới cơ sở xay sát, sáng ra phải dậy sớm lấy về lọc, ép rồi cắt thành miếng để còn kịp nắng phơi khô, lấy muộn để lâu bột sẽ chua, không được nắng bị mốc phải đổ đi tốn công, lại phải đền cho mậu dịch...
P.V.Thắng
(còn tiếp)
PV.Thắng
(Ảnh chụp 8.2006)
Bổ xung : Để kỷ niệm giỗ đầu của Chú Phạm Vĩnh Hải ( 30/11/2006-30/11/2007) từ lâu tôi đã có nguyện vọng đưa lên Blog chúng ta vài kỷ vật của Chú, trong khi chờ đợi khôi phục máy scan do di chuyển nhà bị trục trặc, nhân bài viết của chú Thắng, tôi muốn bổ xung hai bài sáng tác ca khúc của Chú mà tôi đã lượm được ở ngòai sân nhà chú , hôm dự lễ tang chú ở Định Hóa Thái Nguyên cách đây tròn 1 năm để nhắc nhở mọi người trong GĐ và Họ hàng tưởng nhớ tới CHÚ HẢI -Ca sĩ- Nhạc sĩ- Trung Tá,ngưởi đã tuyển mộ ca sĩ Lê Dung quê ở Quảng Ninh - sau này là Diva - vào Đội Ca của đòan Văn Công Quân Khu Tả Ngạn những năm 70.
Ca khúc : Gương than lấp lánh có hình bóng em... ( ca ngợi Quảng Ninh )
Bao nhiều nắng tỏ miền quê. Gương than rực sáng biết bao tâm hồn. Ai người ăn ngủ với than quên đi nỗi nhớ đêm ngày chờ mong.Trăng ơi sáng mỏ nơi đây, biển khơi ru hát vẫy chào tầng than. Nơi đây gương than lấp lánh có hình bóng em......
Đèo de một khúc tình ca.... (ca ngợi Định Hóa)
Qua rồi bao năm tháng Bác đã về nơi đây, bóng Bác cao lồng lộng.Ánh trăng soi bừng lên khắp thôn trang.Hát mừng tiến then đang vang. Đọi chờ em lâu thế, đợi chờ em lâu thế ,canh khuya ngồi nhìn trăng
Qua rồi bao năm một miền quê sơn cước, một miền quê sơn cước Đây Thái Nguyên thủ đô gió ngàn. Định Hóa bao tự hào một miền đất chiến khu,bao lớp người vùng dậy xây dựng nên cơ đồ cho tiếng ca vang vọng, cho lời Bác âm vang, bao nhớ nhung đợi chờ về mảnh đất kiên trung, bao ước mơ dạt dào bản làng ngày nay ấm no. Năm tháng không phai mờ cho suối Tát vang reo .Ôi Đèo De mến yêu. Ôi Đèo De bạt ngàn.Ôi Đèo De một khúc tình ca.
P.V.Dzi
P.V.Thắng
(+)Xem bài Một chuyến thăm bất ngờ tại...
Phạm Lê
|
|
|
Bất an với cốm
(Báo Lao động điện tử 17.11.2007)
Cốm là một trong những đặc sản của Hà Nội. Không những vậy, cốm còn là nét văn hóa đặc sắc. Song tiếc thay, cốm bây giờ đã bị cuốn vào cơn lốc thị trường, thật giả lẫn lộn. Nguy hiểm hơn, người làm cốm còn dùng đủ kiểu để có hạt cốm dẻo hơn, xanh hơn.
Tôi vào xã Mễ Trì, Từ Liêm, thấy người dân ở đây nhà ai cũng làm cốm, tò mò hỏi thì được người quen tiết lộ “đừng có ăn cốm, toàn ăn hóa chất đấy”. Tôi hoài nghi, nhưng sự hoài nghi ấy hoàn toàn có căn cứ khi chúng tôi có dịp mục sở thị cốm làng Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy và cốm Mễ Trì, Từ Liêm.
Cốm làng Vòng nổi tiếng bởi nơi đây là nghề truyền thống. Nhưng cùng với tốc độ đô thị hóa quá nhanh thì những cánh đồng của làng Vòng cũng nhỏ dần lại. Số nhà làm cốm ở làng Vòng bây giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong vai người mua cốm, chúng tôi tìm vào nhà anh
Lân la hỏi chuyện, con gái anh
Tuy nhiên, em cho biết: “Cốm mộc nhìn không đẹp, không xanh, nên để hạt cốm xanh hơn phải hồ. Dùng phẩm màu xanh, và màu vàng pha thành nước đặc, rồi dùng chổi lúa nhỏ nhúng vào dung dịch đó và phết vào cốm, sau đó cho vào cối giã bẹp ra”.
Rời làng Vòng, chúng tôi tìm đến Mễ Trì, nơi được giới thiệu là xã có nhiều gia đình làm cốm nhất Hà Nội. Chúng tôi vào nhà anh N., một hộ làm cốm lớn nhất nhì Mễ Trì. Biết chúng tôi đến mua cốm, vợ anh N. mang cốm ra cho ăn thử, vị ngọt lợ ngay đầu lưỡi.
Chị N. thanh minh: “Đây là cốm của hàng xóm gửi chị bán hộ, chứ nhà chị chỉ cho nhạt thôi”. Nhìn quanh khu làm cốm, cái máy xay cóc cách, xung quanh bụi bẩn, rác rưởi và ruồi bu kín, phía sau, nơi chế biến chính, ngổn ngang, ngập ngụa.
Chiếc cối dùng để giã cốm bẩn đen, như từ ngày làm chưa một lần được cọ rửa, thúng mủng, mẹt vứt la liệt xuống nền đất đen sì. Chiếc chiếu dùng để hồ cốm nhuộm một màu xanh. Chuyên nghiệp hơn các nhà khác, nhà chị N. do công suất làm cốm lớn nên có hẳn máy phun dung dịch các hóa chất trên.
Đa phần các hộ làm cốm ở Mễ Trì dùng loại bình xịt tưới cây trong nhà để phun hóa chất lên cốm, chứ không dùng chổi như ở làng Vòng. Khi chúng tôi bảo mua cốm mộc thì chị N tỏ ra thất vọng: “Nhà chị không làm cốm mộc, các em cứ lo xa, đã có ai bị ngộ độc vì ăn cốm đâu”.Tiếp tục tìm hiểu thêm một số hộ làm cốm ở Mễ Trì, thì nhà nào làm cốm cũng qua công đoạn hồ hóa chất vào cốm. Chị Loan, Mễ Trì, Từ Liêm, bộc bạch: “Nhà tôi làm cốm được 3-4 đời nay rồi, tôi chỉ hồ phẩm xanh và ít đường cho có vị ngọt, không cho thêm gì khác. Phẩm tôi mua của hàng kem, quen biết mà. Cái này người ta vẫn cho vào kem có việc gì đâu. Còn các nhà khác mua ở đâu tôi cũng không biết”.Chị Loan kể tiếp: “Số nhà làm cốm ở Mễ Trì nhiều lắm, nhưng toàn bán buôn cho làng Vòng, vì cốm làng Vòng có thương hiệu”.
Như vậy, chẳng phải cốm làng Vòng bây giờ toàn là “giả Vòng”? Theo lời hướng dẫn, tìm đến cửa hàng phụ gia thực phẩm 84 Hàng Buồm, ngỏ ý nhờ chị chủ cửa hàng xem giúp mấy thứ hóa chất đó, chị vui vẻ nhận lời. Nhưng khi thấy tôi lôi cái gói bột màu vàng ra, chị lùi ra xa, tay xua xua: “Em đừng mở nó ra, bay hết ra cửa hàng chị bây giờ”…hình như nó dùng trong công nghiệp, loại này độc lắm đấy”.
Nguồn LĐ điện tử (theo ANTĐ)
P.V Thắng: "Xin nói thêm tôi dẫn ra bài báo này chỉ là để tham khảo. Hy vọng là không giống như bài báo nói về tác hại của bưởi mấy tháng truớc đây như chúng ta đã biết, làm tổn hại đến bà con làm nghề trồng bưởi ".
Phạm Lê
“Thương hiệu” và “Cái giỏ, cái quai”
Dịp này trên Blog 53, bác Anh và bác Di có đề cập đến đề tài “Thương hiệu”. Mỗi bác một vẻ, bác Anh thì nói về thương hiệu Phú Đức của các cụ tổ nhà 53 mà bà nội và cụ Yến được thừa hưởng . Bác Di có hẳn hai bài đề cập đến “Thương hiệu” ở phạm vi rộng hơn từ vi mô cho tới vĩ mô, nghĩa là từ trong nước đến thế giới, từ tập đoàn cho đến thương hiệu của từng cá nhân và mặt hàng cụ thể. Dựa theo mạch suy nghĩ của hai bác, nhưng đơn giản hơn tôi chỉ nghĩ đến “Thương hiệu” của một gia đình.
Đối với tôi “Thương hiệu” của một gia đình cũng na ná như câu các cụ vẫn bảo “giỏ nhà ai, quai nhà ấy”, câu nói đó cũng được hiểu theo nghĩa là mỗi gia đình có “một cái giỏ, một cái quai” mang nét riêng để phân biệt với nhà khác. Quí vị chắc hẳn đã từng nghe không ít lần các câu đại loại như ‘bố nào, con nấy” hay “mẹ nào con nấy”, rồi “nhà ấy là thế” v..v…Tôi nghĩ đấy là cách nói ví von ần dụ một “thương hiệu gia đình”.
Để chứng minh cho điều đó tôi loay hoay đi tìm thí dụ mãi chưa ra, thôi đành xin phép các quí vị lấy lại mấy thí dụ hơi “cũ kĩ” dưới đây. Mong quí vị thông cảm.
Cứ mỗi lần mở Blog 53 ra tôi lại ngầm khen Phạm Tuấn Minh thật giỏi về kĩ thuật vi tính, đã cho ra đời cái Blog này. Tôi cũng phải nói ngay rằng, thật sự thì tôi cũng biết còn nhiều người giỏi vi tính hơn Minh. Nhưng đối với tôi chỉ biết sơ đẳng phần W. soạn thảo văn bản, thì việc thiết kế ra cái Blog này rõ ràng thật là hay. Vì cứ theo mỗi trang Blog mà biết bao trạng thái cảm xúc vui, buồn…trào dâng lên xuống mỗi ngày.
Chỉ mới tỏ lời khen Minh giỏi vi tính là đã thấy đâu đó bóng dáng “cái giỏ, cái quai” nhà hai bác Tiến sĩ Di, Chi, vì hai bác từ ngày học phổ thông đã là những học sinh giỏi.
Ví như Vũ Anh Tuấn, các vị nhìn là biết ngay “cái giỏ, cái quai” nhà bác Kim Nhu không lẫn vào đâu được. Tuấn đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn có tính đặc thù, một thân một mình vươn lên thành đạt về nhiều mặt cả về kinh tế, tư duy.
Đấy chẳng phải là “Thương hiêu Kim Nhu” đó sao?.
Xin dẫn ra thêm một ví dụ nữa, nhà bác Thoa Nông có 2 cô con gái và 3 cháu gái, đều học rất giỏi từ phổ thông cho đến đại học. Rồi khi trưởng thành ở cương vị công tác của mình, các cháu cũng đều gặt hái được những thành công đáng kể.
Như vậy quí vị xem có đúng là “cái giỏ cái quai” nhà danh tướng Lê Uy Vệ, một “tượng đài trong làng cờ tướng Việt
Vừa dẫn ra 3 ví dụ trên đây tôi mới chợt nhớ ra nhà ta có tới 9 “cái giỏ, cái quai” tương ứng với 9 gia đình. Đang định viết tiếp 6 cái còn lại, bỗng hốt hoảng, giật mình nhớ ra mấy lần bác Kim Anh lấp lửng truyền lời góp ý “cậu hay viết dài dòng, ai xem”. Nể lời bác lớn chỉ xin nêu 3 cái như vậy để làm ví dụ, chứ tuyệt nhiên không phải 3 cái ấy là siêu đẳng, hàng đầu và cũng không phải là thiên vị chỉ dành lời cho 3 cái ấy, mà bỏ quên 6 cái còn lại cũng vĩ đại chẳng kém.
Với ba ví dụ như thế và với một lối so sánh ví von có phần lầm cẩm như thế, không hiểu quí vị có thông cảm khi tôi cho rằng với mỗi gia đình giữ được “cái giỏ, cái quai” nhà mình, chính là giữ được một “Thương hiệu gia đình”. Là để ta nhận ra ngay đó là nhà nào, con cái nhà ai, dạy dỗ thế nào (cũng giống như nhờ có thương hiệu hàng hóa mà quí vị có thể nhận biết ra hàng giả, hàng nhái.)
Làm cho “cái giỏ, cái quai” ấy đẹp hơn lên, chắc chắn hơn lên chính là làm “đậm đà bản sắc truyền thống” gia đình mình, là điều cần làm trước khi ta nghĩ đến điều cao siêu hơn đó là truyền thống dòng họ, dân tộc và đất nước.
Phạm Lê
Tính tới ngày hôm nay cụ Quang Yến có tới 9 cháu rể, bao gồm cháu, chắt, chút. Theo các cụ xưa nhà đông con, cháu là nhà có phúc. Vậy nhà ta đúng là nhà có phúc.
Hôm nay là ngày sinh cháu Tạ Đình Thi (11.11.1972), phu quân của Phạm Phi Nga và là con rể ông bà Ngọc Phi. Sớm nay có chút thời gian rỗi rãi, tôi ngồi điểm tên đội ngũ cháu rể nhà cụ Phạm Vĩnh Quang, lần luợt như sau: Tô Quang Việt (1949), Nguyễn Đức Minh (1975), Ngô Minh Lương (1952), Phạm Hoàng Mai (1965), Tạ Đình Thi (11.11.1972), Dương Mạnh Hà (1975), Phạm Thái Sơn (1962), Nguyễn Huy Cường (1965), Phan Thế Thắng (1975).
Các cháu đều đang là trụ cột gia đình, mỗi cháu một vẻ đều thành đạt trong các công việc xã hội và gia đình. Nói về năng khiếu thì mỗi cháu có một "lĩnh vực riêng". Nhưng về lĩnh vực hội họa theo tôi được biết trong số này chỉ có một mình Thi là biết vẽ, lại là Họa sĩ giảng viên Trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW.
Về quan hệ họ hàng nếu chỉ tính riêng lứa các cháu rể sinh năm 1972 của cụ Quang Yến, Tạ Đình Thi đã được các bác, các cô chú nhà mình bình chọn là cháu rể hòa đồng nhất.
Chúc mừng cháu Thi đã đạt được danh hiệu này.
Pham Vĩnh Thắng
Ảnh Nguyễn Xuân Nguyên
Phạm Lê
Ảnh trên: Tưởng niệm, ảnh chup 27.10.2007.