Tối hôm qua ông hàng xóm hơn tuổi nhà ở đầu góc phố Lãn Ông - Thuốc Bắc xưa, ngày bé tôi vẫn hay sang nhà ông ấy tỉ thí bóng bàn (nhưng tôi toàn thua) đến chơi đúng lúc đang xem phim “Sống bên mẹ chồng” trên VTV 1.

Chẳng hiểu ông ấy nói thực hay giả tôi cao giọng "dĩ nhiên rồi, các cụ đã bảo cha nào con nấy” mà.
Đến nay trừ ông út đang chuẩn
bị lên chức bố chồng vì cậu con trai học hành đâu đó cũng đã xong, đang ở độ tuổi “đùng một cái” có thể lấy vợ bất cứ lúc nào. Tôn trọng ông đang trong tâm trạng chờ đợi cậu con trai bỗng dưng quyết định lấy vợ, thì nàng dâu tương lai sẽ là màu da gì “trắng, nâu, vàng hay… đen quánh” vì thế gặp
nhau chúng tôi ít dám đề cập chuyện
manh mối, cưới xin.

Tôi chỉ có được vài dòng nói
về ông trưởng nam chi họ Phạm Vĩnh Di. Phải thừa nhận ông là người hiểu biết rộng, hiền lành nhất trong mấy
anh em. Tuy trên vai gánh nặng trưởng nam đầy trọng trách trong chi họ, nhưng ông lại
rất khiêm nhường việc to đến nhỏ đều
tranh thủ ý kiến đàn em rồi mới quyết. Còn việc nhà thì khỏi nói từ ngày nghỉ
hưu đến nay tính ra đã gần 20 năm có lẻ, ông một tay đảm nhận hết việc cơm nước
nào có nhờ đến con dâu kể cả thời gian con dâu ở nhà chồng.

Có lần cô con dâu bộc bạch ở nhà chỉ thấy có mỗi ông hay chơi với cháu nhưng lại không nổi nóng, cáu gắt mắng mỏ. Thực ra cháu nói có vẻ cũng đúng vì tôi chỉ loanh quanh chơi tulơ khơ, cá ngựa, bày trò trận giả, đọc chuyện, chơi trốn tìm, đôi khi lôi ra mấy bài ảo thuật tủ dắt lưng từ lâu ra trộ con bé. Thỉnh thoảng lại mở quyển 200 bài hát thiếu nhi, ngân nga vài bài cả những bài mình chưa biết theo kiểu “đọc ráp” (cũng may cháu còn bé nên cứ gật gù thích thú phục ông lắm). Những lúc còn khỏe lại đưa đón đến mẫu giáo, thỉnh thoảng dẫn ra hồ chơi…Nói chung toàn chuyện loanh quanh bên lề vui vẻ là chính, có gì đâu mà bực tức với nóng nảy.
Tôi kể thế cũng hơi dài
dòng, nhưng nói thế để tự thấy công sức các ông bố chồng (ít ra là với riêng tôi) so với các bà mẹ chồng
có thấm tháp gì đâu. Ấy thế
mà vẫn hay thường được “khen” hơn các
bà mẹ chồng. Thế mới thật là vô lý.
Phạm Lê
0 Komentar