Thắng cảnh trung tâm Moskva


Quảng trường đỏ 
Ở các thành phố lớn Âu Châu, nhất là tại các thủ đô, kiến trúc quảng trường là một tiêu chuẩn bắt buộc phải có. London có Trafagar Square, New York có Time Square, Paris có Place of Concord nối dài đến Arc de Triomphe, Berlin có Brandenburg Gate, Madrid có Plaza Mayor, Washington D.C có hành lang chính trị National Mall và Moscow có Red Square mà người Việt Nam biết đến qua cái tên Quảng trường Ðỏ.

Bảo tàng lịch sử Russia và Kremkin Tower tại Red Square. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Quảng trường Ðỏ là một khu vực rộng lớn nối liền các kiến trúc văn hóa từ các thế kỷ trước lại với nhau và được xem như là tâm điểm “cây số 0” của thành phố Moscow. Từ đây người ta vẽ ra độ lớn của thành phố, từ Ðông qua Tây dài có đến 40km và chiều dài từ Bắc xuống Nam 52km. Chung quanh quảng trường là những thắng cảnh văn hóa, chính trị và thương mại đang được thành phố Moscow ra sức trùng tu sửa sang nhằm tạo sức hấp dẫn du khách từ mọi nơi trên thế giới.

Qua những bức họa tranh còn được giữ lại trong viện bảo tàng thành phố, người ta cho rằng Quảng trường Ðỏ được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 15 và đã phải trải qua biết bao thăng trầm theo năm tháng. Quảng trường này đã đổi tên đổi họ nhiều lần theo thời gian, khi có tên là Quảng trường Thương Mại nói theo nghĩa bóng bẩy, còn bình dân hơn thì gọi là “Chợ Lớn”; khi có tên là “Chợ Cháy” vì chợ được sửa sang lại sau khi đã cháy rụi, có khi có tên là Quảng trường Thánh Ba Ngôi và sau cùng đến thế kỷ 17 thì quảng trường đổi tên là Quảng trường Krasnaya (Ðỏ) cho đến ngày nay. Chữ Ðỏ ở đây không có nghĩa hoàn toàn là màu đỏ, mà trong ngôn ngữ của nước Nga “krasnaya” còn có nghĩa là “Ðẹp”. Vì thế Red Square còn có nghĩa là Quảng trường Ðẹp chứ không phải tên “Red Square, quảng trường Ðỏ” có từ thời Cộng sản. Trong lịch sử cận đại dưới thời Xô Viết, Quảng trường Ðỏ là nơi hằng năm diễn ra các buổi diễn binh vĩ đại vào các ngày lễ Cách Mạng Tháng Mười, lễ Lao Ðộng 01 Tháng Năm.


Ðại giáo đường St. Basil về đêm tại Red Square. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Thông thường du khách có thể đi vào Quảng trường Ðỏ bằng hai lối khác nhau. Bạn có thể đi vào từ cổng trước, phía viện bảo tàng lịch sử. Ðây là hướng Bắc và cũng là lối chính đi vào Red Square của các đoàn thể tham dự duyệt binh vào các ngày lễ lớn của Liên Bang Xô Viết xưa kia. Viện bảo tàng lịch sử này mang dáng dấp kiến trúc cổ thế kỷ 17-18 của Nga với tường màu đỏ thẫm và nóc nhà màu trắng làm nổi bật nét kiến trúc khác hẳn ngôi nhà thờ St. Basil, tháp tường thành điện Kremlin và building GUM Shop.

Du khách cũng có thể đi vào từ phía sau lưng của ngôi Ðại giáo đường St. Basil. Ðây là ngôi nhà thờ nằm về hướng Nam quảng trường, được thiết kế có 9 mái vòm màu sắc khác nhau và có hình dáng như những “giọt nước mắt đang rơi” là một công trình kiến trúc văn hóa nổi tiếng từ thế kỷ 16. Ðây là ngôi nhà thờ được người dân Moskva (tên Russia của thành phố Moscow) xây dựng vào những năm 1555-1561 để cám ơn Thượng đế đã giúp họ đánh đuổi được kẻ thù ra khỏi đất nước của họ. Ngày nay St. Basil's Cathedral trở thành biểu tượng của thành phố Moscow nói riêng và cho cả đất nước Russia nói chung.


Ðại giáo đường St. Basil ban ngày. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Phía Tây quảng trường là bức tường màu đỏ gạch của điện Kremlin, bức tường tượng trưng cho uy lực phân chia khu vực chính trị và nơi thị dân tụ họp. Nhưng ngay khoảng giữa và sát với tường thành là lăng Lenin ngự trị. Ngôi lăng mộ này màu đỏ thẫm, thiết kế theo hình kim tự tháp 3 tầng hình vuông. Thoạt nhìn, ít ai nhận ra được đó là lăng mộ vì màu của lăng cũng gần như tiệp với màu của bức tường Kremlin. Ngoài ra phía sau lăng, sát bờ tường thành Kremlin là những ngôi mộ của các tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Bang Xô Viết đều được chôn cất ở đây. Ngày nay các nhân vật này và chủ nghĩa cộng sản đã trở thành một quá khứ trong lịch sử Russia. Dưới thời Liên Bang Xô Viết, người ta đã cho trình diễn màn “Lính đổi gác” tại lăng Lenin và cũng tạo ra một điểm thu hút khách du lịch.


Lăng Lenin và Kremlin về đêm. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Sau bức tường thành màu đỏ là khu vực Ðiện Kremlin, đây là nơi làm việc của tổng thống Liên Bang Nga. Ðiện Kremlin không những chỉ là trung tâm của thành phố Moskva mà còn là biểu tượng và trung tâm quyền lực chính trị văn hóa kinh tế của Liên Bang Nga. Mặt chính của điện Kremlin nhìn ra Quảng trường Ðỏ và một phần tường nằm dọc theo sông Moskva với những tháp canh kiến trúc rất đẹp.


Màn thao diễn trước sân nhà thờ trong khu vực điện Kremlin. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Ðối diện vối điện Kremlin, phía Tây Bắc quảng trường Ðỏ là khu Shopping GUM rộng lớn đang được chuyển thành một shopping Mall sang trọng và đắt đỏ nhất ở Moskva. Có vào đây người ta mới nhận thấy được chủ nghĩa kinh tế cộng sản đã bị chết hẳn ngay trong lòng đất nước đã khai sinh ra nó.. Liên Bang Nga đã và đang vất bỏ mọi thứ cũ kỹ để tăng tốc độ đuổi theo kinh tế thị trường buôn bán và trao đổi vũ khí và năng lượng. 


Shopping GUM Mall về đêm. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Ngày xưa dưới thời Liên Bang Xô Viết, shopping GUM (từ thời Nga Sa hoàng) đã bị trưng dụng để làm nơi hội họp . Ngày nay, bạn không cần phải sang Paris để mua các món hàng như Louis Vutton hay Channel nữa, bạn cũng không cần phải sang New York để tìm kiếm Coach, Gucci hay bất cứ hàng hiệu nào của Hoa Kỳ. Còn bạn muốn tìm bất cứ loại đồng hồ Thụy Sĩ, các gian hàng điện tử nổi tiếng, bạn cũng đều có thể tìm thấy trong shopping Mall GUM. Các cửa hàng fast food cũng khuôn rập theo các nước Tây Âu và Mỹ. Từ cái thời 1990 các cửa hàng quốc doanh không có gì để bán để mua so với hàng hóa thực phẩm mua bán như bây giờ

Gần đó những khách sạn 5 sao đã được xây cất, thay thế những khách sạn nghèo nàn kiến trúc theo phong thái Stalin của những thập niên 1950-60. Moskva đã vươn mình lên qua các kiến trúc mới hiện đại.


Bên trong Shopping GUM nhìn từ tầng 3. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Quảng trường Ðỏ không phải chỉ đẹp về ban ngày mà du khách còn phải trở lại đây vào ban đêm! Có như thế người ta mới nhìn thấy thực sự cái rực rỡ của quảng trường này. Ánh đèn và màu sắc của ngôi đại giáo đường St. Basil, tháp Ðồng hồ tiêu chuẩn Spasskaya, cổng tháp Phục Sinh, viện bảo tàng lịch sử, shopping mall GUM. Màu sắc ánh đèn trộn lẫn vào nhau, biến không gian quảng trường Ðỏ thành một không gian văn hóa Russia hoàn toàn mà người du khách có thể cảm nhận được. Ở đây người ta mới thực sự thấy quảng trường Ðỏ rất Ðẹp!


Ðổi gác trước mộ chiến sĩ vô danh tại Alexander Garden. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Red Square đẹp với tất cả mọi mùa trong năm. Mỗi mùa đẹp một vẻ cho dù mùa Ðông buốt giá nhưng nó vẫn có nét đẹp riêng biệt của nó. Tháng Sáu, Bảy, Tám thường thì thời tiết trong xanh mây trắng, bớt đi được những cơn mưa và gió lạnh bất chợt để du khách thưởng ngoạn không gian dễ chịu của các thắng cảnh Quảng trường Ðỏ, điện Cẩm Linh, ngôi đại giáo đường St. Basil, GUM Shoping Mall, Alexander Garden với nơi kỷ niệm Chiến sĩ Vô danh của họ. Ðến Moskva mà không thưởng ngoạn quảng trường Ðỏ thì quả thật chưa biết gì về Moskva.

Điện Kremlin

Điện Kremlin được xây vào khoảng năm 1475, điện Kremlin là trung tâm địa lý, lịch sử của Moscow, nằm trên bờ trái sông Moskva, trên đồi Borovitskii.
Điện Kremlin là nơi làm việc của các cơ quan tối cao nhất trong chính quyền Nga, là trung tâm địa lý và lịch sử của Moskva, nằm trên bờ trái sông Moskva, trên đồi Borovitskii, là một trong những phần cổ nhất của thành phố và là một trong những kiến trúc lịch sử-nghệ thuật chính của quốc gia này. Đây là một tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ tại Moskva, nó bao gồm các cung điện Kremli, các nhà thờ Kremli, và phần tường thành Kremli với các tháp Kremli. Năm 1990 UNESCO đưa Kremlin vào danh sách Di sản thế giới.


điện kremli



Cung điện quốc gia Kremlin được xây dựng từ năm 1961 và kể từ đó, Matxcova đã là trung tâm của phát triển và đầu mối chính trị nước Nga. Thành lũy này có hình tam giác, nằm bên bờ sông, chiếm diện tính 2,75 nghìn m2. Bức tường bao quanh được xây bằng gạch đỏ và men theo nó còn có hàng chục tòa tháp cổ kính có nóc nhọn. Trên quảng trường ở trung tâm của điện Kremlin là một loạt các nhà thờ, trong đó có 3 nhà thờ lớn có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động cung đình và hoạt động chính trị cả nước. Tòa nhà thượng nghị viện, văn phòng của Tổng thống Nga và các cố vấn quan trọng đều đặt tại đây.



điện kremli


Nhà thờ Thánh mẫu lên trời được xây dựng từ năm 1475 và là nơi cử hành các nghi lễ lên ngôi của các đời Sa Hoàng; nhà thờ Báo hỷ được mạ nóc bằng vàng nên còn được mệnh danh là “nóc nhà vàng” và nhà thờ Thiên sứ là nơi chôn cất các đời Sa Hoàng. Trên vòng tường thành Kremlin có 20 tòa tháp canh, phía trên một trong những tháp này là chiếc đồng hồ nổi tiếng lấy giờ chuẩn cho cả nước. Phía Đông là tháp Đấng Cứu Thế nổi tiếng cao 70m, hướng về phía quảng trường Đỏ huyền thoại năm nào.


điện kremli



Điện Kremlin được mệnh danh là một trong những khu vực bí ẩn nhất nước Nga. Du khách được vào tham quan cũng chỉ được đến khuôn viên điện và khu bảo tàng, giáo đường chứ không được đi vào các cơ quan mật của nhà nước. Đặc biệt, phía trong điện còn rất nhiều đường hầm được xây dựng từ thời xa xưa mà đến nay vẫn không rõ lý do.



điện kremli



Ban đầu Kremli có vai trò như một sự bảo vệ cho khu dân cư, xuất hiện trên đồi Borovitskii, mũi đất nơi con sông Neglinnaya đổ vào sông Moskva. Năm 1156 trên khu vực Kremli ngày nay người ta đã xây dựng những công trình quân sự đầu tiên với chiều dài tổng cộng khoảng 700 mét. Pháo đài được đặt tên là Kremli vào năm 1331. Trong thời gian 1366 - 1368, thời kỳ trị vì của Dmitry Donskoy, thành lũy bằng đá trắng đã được xây dựng. Trong thế kỷ 14 lãnh thổ Kremli được mở rộng, với các tường thành bằng gỗ sồi, và sau đó vào năm 1367 được thay thế bằng các bức tường và tháp xây dựng từ đá trắng. Cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 người ta đã xây dựng những nhà thờ bằng đá đầu tiên.



điện kremli


Vào thế kỷ 15 các công quốc ở Nga đã được Đại công tước Ivan III của Moskva hợp nhất, sau đó ông trở thành Đại công tước toàn Nga. Ông tổ chức việc tái thiết Kremli, mời rất nhiều nhà xây dựng có tiếng từ Ý, kiến trúc sư Aristotile Fioravanti là một trong số họ. Điện Kremli đã được xây dựng lại với sự tham gia của các kiến trúc sư Ý này. Quảng trường Sobornaya trở thành trung tâm của nó với lần lượt các công trình xây dựng sau ra đời.



điện kremli


Trong giai đoạn 1485 - 1495, thời Ivan III, các công trình pháo đài của Kremli được xây dựng lại. Các tường thành và tháp canh mới cao hơn và dày hơn trước đây, được ốp bằng gạch đỏ. Tường kéo dài đến 2.235 m với chiều dày thay đổi từ 3,5 đến 9 m, với lỗ châu mai "đuôi én" kiểu Ý đặc biệt. Giai đoạn 1508 - 1516 trên khu vực ngày nay là Quảng trường Đỏ người ta đã đào hào, nước trong đó có từ sông Neglinnaya. Kremli trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm, được nước bao bọc xung quanh.



điện kremli



Trong giai đoạn từ thế kỷ 17 - 19 đã diễn ra các hoạt động xây dựng tích cực các công trình dành cho giới thượng lưu và quần thể Kremli nhận được sự hoàn thiện một cách hợp lý. Trong 1635 - 1636 người ta xây dựng cung Teremnoi, nối liền vào cung điện Granovitaya. Trong thế kỷ 17, các tháp canh của Kremli cũng đã được hoàn thiện và có hình dáng như ngày nay. Giai đoạn 1702 - 1736 người ta xây dựng tòa nhà lớn cho vũ khí (các kiến trúc sư D. Ivanov, Kh. Kondrad với sự tham gia của Mikhail Ivanovich Choglokov). Giai đoạn 1776 - 1787 là tòa nhà của Viện Nguyên lão (kiến trúc sư Matvei Phiodorovich Kazakov).



điện kremli



Năm 1812 Moskva và Kremli bị quân đội của Napoléon Bonaparte chiếm đóng. Khi rút lui, Napoléon đã ra lệnh đặt mìn để phá hủy các tòa nhà của Kremli. Mặc dù phần lớn lượng thuốc nổ đã không nổ, nhưng tổn thất nói chung là đáng kể. Các tháp bị nổ là Vodovzvoznaya, Petrovskaya và Vô danh số một, bị tổn thất nặng nề là tháp Arsenalnaya, gây ra thiệt hại cho các nhà phụ tới tận tháp chuông Ivan Velikii. Sự khôi phục các công trình hư hỏng kéo dài 20 năm, từ 1815 đến 1836.



điện kremli


Giữa thế kỷ 18 ý tưởng xây dựng Cung điện lớn Kremli đã nảy sinh, nằm dọc theo sườn phía nam của ngọn đồi mé bờ sông. Trong các giai đoạn khác nhau dự án này đã được các kiến trúc sư V.I. Bazhenov, M. Ph. Kazakov, A.N. Lvov, V.P. Stasov triển khai. Nhưng chỉ có dự án của Konstantin Andreevich Ton trong giai đoạn 1839 - 1849 được thể hiện trong cuộc sống. Theo dự án của ông, trong giai đoạn 1844 - 1851 người ta đã xây dựng tòa nhà của Cung điện Oruzheinaya (Cung điện vũ khí).
 

Tham quan Moskva

(Tham khảo Internet )
Previous
Next Post »
2 Komentar
avatar

Một số hình ở đầu bài không xuất hiện Cậu ạ !

Balas
avatar

Kiểm tra lại vẫn thấy xuất hiện mà !

Balas