Thăm lại Bình Dương - Bình Phước

Vào trung tuần tháng 3/2013 trời lại trở nóng oi bức của đầu mùa khô ở Tp HCM, chúng tôi những cán bộ hưu trí thuộc CLB 81 rủ nhau dã ngoãi thăm lại hai tỉnh Bình PhướcBình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ

 

Bình Phước :.

 7g sáng ô tô khởi  hành từ công viên Lê Văn Tám Q1, xe rong ruổi đi  đến Thủy Điện Thác Mơ tọa lạc tại Phường Long Thuỷ, Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước cách TpHCM khoảng gần 170 km về phía Tây Bắc , nơi đây đã có cuộc hẹn của chúng tôi với các đồng nghiệp trẻ trong ngành năng lượng đang quản lý, điều hành nhà máy này. TĐ Thác Mơ từ ngày 01/01/2008 đã chuyển thành Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Mơ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

 

 

 



Thuỷ điện Thác Mơ nằm trên bậc thang đầu tiên trong tổng sơ đồ khai thác năng lượng của lưu vực sông Bé, thuộc địa phận thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, cách Tp. Hồ Chí Minh 170km về phía Tây Bắc. Kể từ khi vận hành năm 1995 đến nay, Thủy điện này đã luôn góp một phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống điện quốc gia nói chung cùng sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước nói riêng. Với hồ chứa 1,3 tỉ m3 nước, hai tổ máy, mỗi tổ 75MW, Thuỷ điện Thác Mơ có nhiệm vụ chính là sản xuất điện, điều tiết lũ cho hạ du kết hợp nuôi trồng thủy sản và du lịch. Những năm đầu mới đi vào vận hành, Thuỷ điện Thác Mơ đóng vai trò là một trong những nguồn điện chủ lực cho lưới điện miền Nam, đã tham gia khắc phục việc thiếu điện gay gắt lúc bấy giờ. Là một nút giữ ổn định điện áp, Thủy điện Thác Mơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lưới điện cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đắk Nông, Tây Ninh và góp phần chống quá tải hữu hiệu cho các trạm biến áp khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Công trình chiến lược này còn là tiền đề để xây dựng hai nhà máy thủy điện bậc dưới là Cần Đơn và Srok Phú Miêng. 

 

 

 Ngay từ đầu, hồ chứa Thủy điện Thác Mơ đã đạt mực nước bình thường là 218m với tổng dung tích hồ chứa đạt 1,360 triệu m3 và nhiều năm sau cũng đã đầy hồ, dù trong thiết kế là hồ chứa điều chỉnh trong nhiều năm. Tiếp đó, Thuỷ điện Thác Mơ luôn đạt công trình thiết kế 150MW và lượng điện hàng năm thường cao hơn 610 triệu KWh/năm (có năm đạt đến 1.026 triệu KWh/năm). Nhận thấy qua những năm khai thác, lượng dòng chảy đến hồ chứa có sự biến đổi dẫn đến sản lượng điện tăng cao so với thiết kế, lãnh đạo Thuỷ điện Thác Mơ đã cho nghiên cứu thấy lưu lượng trung bình nhiều năm tăng từ thiết kế ban đầu là 87,6m3 lên 108m3 (tăng 20%), tương ứng lượng điện năng sản xuất trung bình năm tăng từ 610 triệu KWh/năm lên 800 triệu KWh/năm. Đây là cơ sở quan trọng để luận chứng tăng công suất thiết kế của Thuỷ điện Thác Mơ từ 150MW lên 225MW (150+75). Theo thời gian, Thủy điện Thác Mơ đã luôn vận hành an toàn, liên tục, phát lên lưới điện quốc gia 12 tỉ KWh điện, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày càng tăng, riêng trong thời gian 2006-2008 bình quân đạt 50 tỉ đồng/năm

 
 Sau cuộc giao lưu ngắn và ăn trưa ở Thác Mơ, 2g chiều chúng tôi lại rong ruổi  trên xa lộ đến thăm Đồn Biên Phòng Dak Ka cách Thác Mơ chừng 70km là đơn vị kết nghĩa với nhà máy TĐ Thác Mơ nằm sát gần biên giới,  tham quan  các công trình thanh niên như thủy điện nhỏ, dàn điện mặt trời nhỏ cung cấp điện cho thắp sáng và sinh hoạt. Trong buổi giao lưu chúng tôi đã cảm phục tinh thần hy sinh và trách nhiệm của các chiến sĩ phải xa gia đình để bảo vệ an ninh biên cương của Tổ Quốc và làm tốt công tác xây dựng địa phương. Buổi giao lưu và ăn chiều do các chiến sĩ biên phòng nấu với thức ăn tự túc rất vui vẻ cùng với các tiết mục ảo thuật tự biên tự diễn của các vị hưu trí lão thành kéo dài đến 7 g tối chúng tôi tạm biệt Dak Ka để trở lại Thác Mơ
Bình phước có bạt ngàn khu vườn và đồi trồng cao su và điều,  là những sản vật nông nghiệp nổi tiếng của địa phương


 
    
Bình Dương

Sau khi ăn sáng 9 g chúng tôi lại lên xe ô tô khởi hành đi  Bình Dương thăm Công Ty Điện Lực Bình Dương  tọa lạc tại 233 đường 30/4 phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương . Khoảng 11 g tới nơi, cuộc gặp gỡ và giao  lưu với các đồng nghiệp trẻ rất thú vị xung quanh  chủ đề phát triễn của Cty từ cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu tiếp quản ban đầu, sau hơn 30 năm tạo lập Điện lực Bình Dương đã phát triển được 1.729 km lưới điện trung thế; 4.019 km lưới điện hạ thế và 2.714 trạm biến áp rộng khắp tỉnh cung cấp điện cho các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và tới các làng quê xa xôi. 

 
                                              
Theo nguồn tin từ Tổng Công ty điện lực miền Nam cho biết, trong năm 2012 Sản lượng điện thương phẩm 36,1 tỷ kWh (tăng 11,74%so với cùng kỳ); tỷ lệ tổn thất điện năng là 5,65% (giảm 0,1%); Sản lượng điện tiết kiệm được: 565,3 triệu kWh; tổng số khách hàng là 5,87 triệu khách hàng, doanh thu là 47,4 nghìn tỷ đồng (tăng 22,4%); Số hộ dân có điện: 6,85 triệu hộ, đạt tỷ lệ 97,87%; Số hộ dân nông thôn có điện: 4,75 triệu hộ, đạt tỷ lệ 97,27%; đã hoàn tất đóng điện 43 công trình lưới điện 110kV, với tổng chiều dài là 374,2 km, công suất lắp đặt là 1.076MVA; 720 công trình lưới điện phân phối với 1.600 km đường dây trung thế, 1.200 km đường dây hạ thế, tổng dung lượng là 141.431kVA.
Sản lượng điện tiết kiệm tháng 12/2012 của Bình Dương là 6.446.049 kWh (với tỷ lệ % tiết kiệm được so với điện thương phẩm là 1,6%). Trong đó, chiếu sáng công cộng là 512.902 kWh (30%), sản xuất công nghiệp là 5.255.355 kWh (1,6%), cơ quan hành chính sự nghiệp là 413.415 kWh (11,2%), thắp sáng sinh hoạt là 264.377 kWh (0,4%).
Đến hết năm 2012, sản lượng điện tiết kiệm toàn tỉnh Bình Dương 111.723.641 kWh (với tỷ lệ % tiết kiệm được so với điện thương phẩm là 2,2%). Trong đó, chiếu sáng công cộng là 9.194.731 kWh (37,9%), sản xuất công nghiệp là 83.247.258 kWh (2,0%), cơ quan hành chính sự nghiệp là 7.052.691 kWh (14,9%), thắp sáng sinh hoạt là 12.228.960 kWh (1,3%).

 
 
Sau bữa ăn trưa chúng tôi đi tham quan Khu đô thị mới của tỉnh Bình Dương.Khu đô thị mới rộng khoảng 1.000 ha trong Khu liên hợp được quy hoạch thành một khu đô thị văn minh, hiện đại, trở thành quận trung tâm của thành phố Bình Dương trực thuộc trung ương trong tương lai theo định hướng quy hoạch đến năm 2020. Khu đô thị mới sẽ là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn tỉnh. Một trung tâm đô thị hiện đại, năng động, bền vững với đầy đủ các loại hình phát triển phục vụ cho khoảng trên 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.


Đặc biệt nơi đây đã được lãnh đạo tỉnh thống nhất chọn làm trung tâm hành chánh tập trung của Tỉnh tọa lạc trong hai tòa cao ốc nối liền với nhau dư kiến đưa vào vận hành trong năm 2014.
 
 Tiếp theo chúng tôi những cán bộ hưu trí U trên 70 không quên tới tham quan Hoa viên nghĩa trang Bình Dương tọa lạc Xã Chánh phú hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để tìm hiểu lo cho nới an nghỉ vĩnh hằng sau khi rời bỏ thế giới này. Đây là một  khu tưởng niệm và công trình tâm linh lớn rộng 200ha, các khu an táng được bố cục gắn với không gian tâm linh, lại hòa quyện với không gian hoa cỏ thiên nhiên tạo được  sự yên bình, thanh thản cho cả người mất sẽ vế cõi âm và người thân còn ở dương gian. 
 
 Ngẫu nhiên đến gần mộ nhà đạo diễn Huỳnh Phúc Điền trong khu mộ Nghệ Sĩ thiết kế trang nhã với bức điêu khắc nổi bật với bút pháp do chính ông viết  :” Ra đi là để trở về "  lại càng tiếc thương cho nhà đạo diễn  tài ba đã ra đi sớm về cõi vĩnh hằng trong lúc tuổi đời còn trẻ và sự nghiệp đang phát triển.
 
 Ra về chúng tôi không quên thưởng thức và mua làm quà đặc sản của Bình Dương và Bình Phước là Bánh bèo bì Mỹ Liên, hạt điều rang muối có cả vỏ Bà Tám Bình Dương và Minh Trí Bình Phước
 
 

Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Cảnh quan thủy điện Thác Mơ đẹp thật. Ước gì ở ngoài Bắc mà được thưởng thức món Bánh bèo bì Mỹ Liên thì tuyệt quá.

Balas