Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?

 

 

So với huyết áp cao, huyết áp thấp không được quan tâm nhiều bởi mọi người ít biết đến những biến chứng của nó. Vậy, bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp hay hạ huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 milimét thủy ngân (mmHg) và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

Tụt huyết áp nguy hiểm khi gây ra các triệu chứng:

  • Tầm nhìn mờ hoặc mờ dần
  • Chóng mặt hoặc lâng lâng
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Nhầm lẫn, khó tập trung
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tim đập nhanh, hồi hộp
  • Nhầm lẫn, khó tập trung
  • Thay đổi hành vi, kích động.

Những triệu chứng này tưởng không đáng ngại nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới việc bạn tự chăm sóc bản thân, nấu ăn, làm việc hay di chuyển.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp có nguy hiểm không tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Huyết áp thấp đối với một người có thể không gây ra triệu chứng nào và được xem là bình thường. Tuy nhiên, đối với một số người khác, tình trạng này lại là nguy hiểm bởi có thể gây chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được khắc phục kịp thời.

Trong một vài trường hợp, huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt là khi huyết áp giảm đột ngột hoặc gây ra các triệu chứng đáng ngại.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không cũng phải kể đến các biến chứng sau đây:

  • Ngã và chấn thương. Đây là biến chứng đáng chú ý nhất đối với bệnh nhân hạ huyết áp. Huyết áp giảm gây chóng mặt và ngất xỉu, dễ dẫn tới té ngã và chấn thương, đặc biệt là người lớn tuổi. Hậu quả có thể là gãy xương hông, gãy xương sống và các chấn thương nghiêm trọng khác, làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.
  • Sốc. Khi huyết áp thấp nghiêm trọng và đột ngột sẽ làm giảm lượng máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Điều đó có thể gây tổn thương tim, não và những cơ quan nội tạng khác. Cơ thể bạn bắt đầu ngừng hoạt động do lưu lượng máu và oxy bị hạn chế. Các triệu chứng của sốc do hạ huyết áp bao gồm:
    • Nhầm lẫn, đặc biệt là ở người lớn tuổi
    • Da lạnh, ẩm
    • Da xanh xao
    • Thở nhanh, nông
    • Mạch yếu và nhanh
    • Đau thắt ngực.

    Nếu bạn có các triệu chứng của huyết áp cực thấp hoặc sốc, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức bởi nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

  • Tổn thương tim hoặc đột quỵ. Huyết áp thấp khiến các cơ quan thiếu máu, tim sẽ cố gắng bù đắp bằng cách bơm máu nhanh và mạnh hơn. Tình trạng này kéo dài dễ gây suy tim hoặc tổn thương tim vĩnh viễn. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề như huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ vì máu chảy chậm, tăng guy cơ hình thành cục máu đông.

  • Huyết áp thấp có nguy hiểm không tùy thuộc vào cách điều trị

    Huyết áp thấp có nguy hiểm không còn tùy vào việc người bệnh có chú trọng điều trị sớm hay không. Hạ huyết áp không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ hiếm khi cần điều trị. Nếu bạn có chỉ số huyết áp thấp kéo dài nhưng vẫn cảm thấy khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hạ huyết áp rất nguy hiểm. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Nếu huyết áp thấp gây ra các triệu chứng cần bắt tay vào điều trị sớm.

    Khi xác định được nguyên nhân hạ huyết áp, giải pháp là giải quyết vấn đề nền tảng này. Ví dụ, nếu thuốc gây ra huyết áp thấp, bác sĩ có thể đề nghị ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều. Bạn đừng tự ý thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

    Nếu không rõ nguyên nhân gây ra huyết áp thấp thì mục tiêu điều trị là làm tăng huyết áp, giảm các triệu chứng. Tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và loại huyết áp thấp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân:

    • Sử dụng nhiều muối nhiều hơn nhưng vẫn đảm bảo liều lượng phù hợp
    • Uống nhiều nước, hạn chế rượu
    • Mang vớ nén
    • Không thay đổi tư thế đột ngột
    • Thuốc điều trị huyết áp thấp
    • Ăn các bữa phụ xen kẽ giữa ba bữa chính
    • Tập thể dục với bài tập phù hợp.
    • TheoHellobacsi
    Previous
    Next Post »