Nghệ sĩ piano Bích Trà


Bích Trà là con gái duy nhất của cặp vợ chồng nghệ sĩ, giáo sư violon Bích Ngọc (+GS Bích Ngọc là em ruột Bác Phi Loan mẹ của Bạch Hoa ) và NSND Trà Giang. Năm lên 11 tuổi, Trà nhận được học bổng du học tại Nga và năm 1997, Trà tốt nghiệp thạc sĩ biểu diễn piano tại Nhạc viện Tchaikovsky.
Sau đó chị học thêm khóa sau đại học về nghệ thuật biểu diễn tại Nhạc viện Hoàng gia London với sự hướng dẫn của giáo sư Christopher Elton. Sớm phải xa nhà, rời vòng tay yêu thương của cha mẹ, Bích Trà vừa đi học và đi làm phiên dịch, dạy thêm piano cho trẻ nhỏ để trang trải học phí. Không phải là người bản xứ nên Trà phải cố gắng gấp 5, gấp 10 người khác. "Đối với tôi sự học chính là những khao khát được chơi những tác phẩm của các tác giả chưa được giới thiệu ra với công chúng", Trà tâm sự.


Bích Trà đã chinh phục người hâm mộ bằng những tác phẩm bất hủ của Bach, Beethoven, Chopin... và từng giành giải thưởng Christian Carpenter và giải Walter Macfarren; giải nhất cuộc thi piano Robert William và Amy Florence Brant tổ chức tại Birmingham (Anh).
 
                Bích Trà biểu diễn với Nhạc Trưởng Lê Phi Phi tác phẩm ' Rhapshodi in Blue "

  Rất tình cờ chị và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một kho tàng âm nhạc piano của Joachim Ralf. Ralf dù không học hành bài bản nhưng nét nhạc của ông vẫn rất đẹp với sự nghiệp đồ sộ hơn 200 tác phẩm, trong đó hơn phân nửa viết cho piano. Nhưng Ralf cũng như rất nhiều nhạc sĩ cổ điển khác, danh tiếng không thể vượt qua thế kỷ XX vì nhiều lý do, có cả lý do về công nghệ biểu diễn, nói như thời nay là "lăng-xê”.
Chỉ 10 năm sau khi ông qua đời, các bản nhạc của ông đã không còn được in nữa. Rất may, khi tìm hiểu tư liệu về ông ở Thư viện Quốc gia London, chị đã có cơ hội đọc nhạc của ông và mê mẩn. Nhạc của Ralf đẹp đến mức làm cho mọi tâm hồn phấn chấn mà lúc đó vẫn chưa có ai thu nhạc của ông. Thế là chị thu. Ở Anh, hãng đĩa Naxos bỏ rất nhiều tâm huyết để truyền bá nhạc cổ điển, chấp nhận bỏ qua mọi yếu tố thương mại và lợi nhuận để đưa các tác giả vô danh thành gương mặt mới của nhạc cổ điển.
Trong cuộc sống, không ai chỉ toàn gặp thuận lợi hay trắc trở. Ở nước ngoài, sức cạnh tranh nghề nghiệp rất lớn, sinh viên piano đào tạo ra nhiều mà cơ hội để làm nghề, chứ chưa nói là biểu diễn chuyên nghiệp, lại rất ít. Nếu không nỗ lực vượt qua khó khăn, sẽ thất bại.
 Chị đã được hãng đĩa nổi tiếng Naxos mời cộng tác để đưa tên tuổi của Joachim Ralf, một tác giả tài năng nhưng bị lãng quên suốt hơn một thế kỷ qua, trở lại với hào quang của nhạc cổ điển.
 
 Bích Trà biểu diễn tác phẩm của Joachim Ralf 

  Hiện nay chị sinh sống và làm việc tại London, vừa tham gia các chương trình biểu diễn âm nhạc và hợp tác với Công ty TOYOTA Classic tìm kiếm những bản nhạc đã lâu không được biểu diễn để thu âm và giới thiệu với công chúng. Bích Trà ví công việc của mình hiện tại giống như nhà khảo cổ đi tìm kiếm những di vật đã lâu bị quên lãng để đưa nó trở lại với cuộc sống.Chị đã và sẽ có nhiều dịp về VN biểu diễn kết hợp thăm Mẹ và Quê hương.
Cùng với Đặng Thái Sơn, Bích Trà là niềm tự hào của giới pianist Việt Nam.

(Tham khảo thêm Internet và Youtube)
Previous
Next Post »