Ý thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, năm 1982, lần đầu tiên Liên hợp quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, Viện trưởng Viện lão khoa Việt nam. Hội nghị đã thông qua chương trình hành động quốc tế về tuổi già và khuyến nghị Chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu:
- Sức khỏe và ăn uống;
- Nhà ở và môi trường;
- Gia đình;
- Dịch vụ và bảo trịư xã hội;
- Việc làm;
- Nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi.
Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới ở Áo, để tập trung sư chú ý của thế giới và vấn đề người cao tuổi, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 01 tháng 10 là ngày Quốc tế người cao tuổi, bắt đầu từ 01 – 10 – 1991.
Nhân dịp này chân thành chúc tất cả các thành viên cao niên của chi họ Cụ Quang dồi dào sức khỏe, vui vẻ với đời, hạnh phúc củng với gia đình, con cái và cháu chắt.
SỐNG TUỔI GIÀ CỦA MÌNH.
Tuổi trẻ qua đi không bao giờ có thể trở lại như người ta nói :”Xuân bất tái lai”.
Cái kỳ diệu và cũng bi đát của con người là con người sống trong hiện tại nhưng lại có thể mơ ước tương lai và kéo cả quá khứ tới. Đúng như Disraeli nói :
Tuổi trẻ là thời vấp váp,
Tuổi trung niên là thời vật lộn
Tuổi già là tuổi hối tiếc.
Có hối tiếc cũng chẳng làm gì được nữa, cái gì đã qua thì qua luôn như triết gia Héraclite nói :”Không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông”. Chỉ còn cách là chú trọng vào hiện tại, sống những ngày còn lại cho xứng đáng, xứng danh là tuổi già đáng kính, là cây cao bóng cả che mát cho đàn con cháu. Xin chúc cho các cụ sống :
Làm như cây quế trên non,
Trăm năm khô rụi vẫn còn thơm tho.
Phải làm một cái gì để lại cho hậu lai, đừng để cho cuộc sống mình trôi đi trong vô ích. Người Ấn độ có một câu ngạn ngữ rất hay :”Trước khi chết, nếu anh trồng được một cây để lại, thì đời anh kể là đã có ích” Cây đây có thể hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng chúng ta nên để ý đến nghĩa bóng của nó, nghĩa là chúng ta phải sống để làm ích cho người khác, nếu chỉ biết sống co cụm lại, chỉ biết tìm lợi ích cho bản thân mình thì cuộc đời mình sẽ trở nên vô ích. Cây đây phải hiểu là cây đức hạnh, phải có một cuộc sống gương mẫu để lại cho con cháu :
Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm công.
Kính mời quý vị xem Video Buổi nói chuyện với đề tài " MỘT TUỔI GIÀ HẠNH PHÚC" tổ chức tại Chùa Phật học Xá Lợi ngày 08-08-2014
Diễn giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Diễn giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
0 Komentar