Một bài thơ - một mối tình

  Vừa rồi tôi có được đọc bài thơ: "Em đi tìm anh trên bán đảo Ban-căng". Đúng là một bài thơ - một mối tình.
   Bài thơ tình không biên giới này là của một chàng trai sinh viên Việt với một cô học sinh cấp 3 ngươi Ru ma ni. Tôi cúng là dân học ở Ru Ma Ni về nên đọc xong tôi cũng thấy rất đồng cảm với tác giả. Thời chúng tôi đi học  nước mình còn chiến tranh nên nhiệm vụ của chúng tôi là: học và học ! Ai yêu đương là phạm quy. Yêu gái Việt đã là xa xỉ rồi chưa nói gì đến yêu con gái nước sở tại. Dính vào yêu đương là kỷ luật ngay: nhẹ thì kiểm điểm, nặng thì đuổi về nước !
  Tôi muốn đăng bài thơ này lên Blog của mình để mọi người cùng đọc và thương cho chúng tôi không được yêu khi tuổi đang yêu !
Trước lúc đăng bài thơ tình này tôi cũng muốn nói qua về tác giả của nó và mối tình của anh ta với một cô gái nước sở tại để các bạn biết !
   Năm 1965, sau khi học xong chương trình phổ thông, chàng trai Khổng Văn Đương (sinh năm 1945, quê Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ) được chọn sang Romania theo học Khoa Hóa tại Trường ĐH Bách khoa Georges Dej Bucharest. 
http://luong1950.blogspot.com/search/label/%C4%90%E1%BB%8Dc%20gi%C3%B9m
Kỳ nghỉ hè đầu tiên (năm 1966), Đương và các bạn được đi nghỉ ở biển Đen. Vốn thích “thực tập ngoại ngữ” với người bản xứ, Đương làm quen với một cô gái Romania xinh đẹp. Nàng tên Valentina, 16 tuổi, học sinh lớp 11 Trường THPT Cristina (Brasov). Valentina dắt tay Đương tung tăng khắp bãi biển, sôi nổi, nhiệt tình bởi giữa họ có nhiều điểm tương đồng.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/%C4%90%E1%BB%8Dc%20gi%C3%B9m
Nghỉ hè năm sau (1967), Valentina lên thăm nhà ông chú ở thủ đô Bucharest, cô gọi điện thoại cho Đương. Thế là họ lại quấn quýt bên nhau, đưa nhau đi xem phim, thăm thú các bảo tàng, kiến trúc lịch sử... và trao nhau những lời yêu thương. Mùa đông năm đó, Đương rủ một bạn thân tên Doanh đến nhà nàng chơi. Bố mẹ của Valentina đều là giáo viên. Họ tỏ ra khá am hiểu tình hình và quý trọng con người VN (lúc đó đang trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất). Họ ưu ái thết đãi Đương và bạn. Từ hôm đó và cả những lần sau, mỗi lần Đương tới chơi, họ đều biếu hoa quả, rượu vang, trứng gà để mang về ký túc xá “cải thiện” bữa ăn. Cứ như thế, tình yêu của Đương và Valentina ngày một đậm đà, khăng khít.
Kết cục bi đát
    Oái oăm thay, với Valentina đó là một tình yêu trong sáng còn với Đương thì lại “tiến thoái lưỡng nan”, vì vào thời điểm đó cuộc kháng chiến chống Mỹ ở VN đang bước vào những năm khốc liệt nhất, việc yêu đương của bất cứ sinh viên Việt nào với người bản xứ đều không được BCH Đoàn và Tổ chức sinh viên VN tại Romania chấp nhận. Nhìn thấy trước “viễn cảnh tối tăm”, có thể bị trục xuất về nước, công lao mấy năm học tập không khéo đổ sông đổ biển, vì thế trong một lần đi chơi, Đương đã đề nghị và quyết định cắt đứt mối quan hệ mà không dám nói rõ lý do.
     Khoảng nửa tháng sau, Đương nhận được thư của Valentina, một lá thư với những lời lẽ hết sức bi thiết chen lẫn oán hờn nhưng vẫn hy vọng một ngày kia Đương sẽ quay trở lại. Xúc động trước tình cảm chân thành, tha thiết của nàng, Đương đã dựa vào những lời lẽ trong thư để làm thành bài thơ: "Em đi tìm anh trên bán đảo Ban-căng" 
   Bài thơ nhanh chóng được các du học sinh người Việt chuyền tay nhau rồi lan sang khắp các nước Đông Âu khác và Liên Xô. Ít lâu sau, qua một người bạn, Đương biết tin nàng bị điên loạn. Mặc dù đã quyết định chia tay nhưng vì muốn biết thực hư thế nào cộng với nỗi thương nhớ, Đương lại rủ Doanh tìm đến nhà nàng. Bà giáo già nhìn hai chàng trẻ tuổi ái ngại: “Nó bị... điên rồi, cháu ạ!”. Thật không ngờ đến nông nỗi thế này: Valentina đầu tóc rũ rượi, tâm thần ngớ ngẩn. Nàng đã phải nghỉ học, ở nhà để tịnh dưỡng và chữa bệnh. Dù thế, mới nhác thấy bóng chàng, nàng đã dang rộng đôi tay hét lớn: “Đương! Đương!”…
Dù đã tiên liệu nhưng sau này Đương phải kết luận: “Câu chuyện tình của chúng tôi về sau kết cục rất bi đát. Quan hệ của chúng tôi bị tổ chức phát hiện, tôi bị khai trừ ra khỏi Đoàn, Valentina phát điên và mọi sự đều đổ vỡ tan tành. Tập thơ tôi viết tặng Valentina (khoảng 50 bài trong đó có bài "Em đi tìm anh trên bán đảo Ban-căng" bị đánh giá là có màu sắc xấu, bị tịch thu và gửi đi đâu tôi cũng không được biết”.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/%C4%90%E1%BB%8Dc%20gi%C3%B9m
(Vì "Em đi tìm Anh trên Bán đảo Ban Căng" chưa được phổ nhạc nên các bạn nghe tạm bài cùng tên: "Em đi tìm Anh")
EM ĐI TÌM ANH... ****Ngày lại qua đi, đêm lại về trong nỗi mong chờ...Từng giọt sương rơi, hay là đêm khóc vì nhớ anh. Một mình đơn côi, đêm vai gầy củng đêm trắng bao đêm dài. Thời gian trôi, đêm cũng trôi chỉ còn đây mỗi em. Này người yêu ơi! Em đi tìm a nơi chốn nào...?Tìm quãng đường qua em vẫn chờ dù trong giấc mơ. Dù biết ngày mai trái tim e chịu bao nỗi đau( đắng cay ) người yêu hỡi...chỉ cần anh, chờ em cuối con đường. Hơ hơ hơ...hờ hơ hớ hơ hơ...Em đi tìm a mãi...tìm trong bóng đêm mịt mờ...Em đi tìm a mãi...tìm a trong nỗi nhớ...Em đi tìm a mãi...tìm trong trái tim...dại khờ...Em đi tìm anh mãi...tìm anh trong giấc mơ...

Gặp lại tình đầu
     Kết thúc đại học, ông Đương trở về VN năm 1971. Đến năm 1979, nhân chuyến công tác 4 tháng tại Tiệp Khắc, ông đã liên lạc được với Valentina. Nàng cùng ông chồng (người Đức) và cô con gái đến thăm ông. Nàng kể sau cú sốc tâm lý đến phát điên đó, bố mẹ nàng đã cố gắng giúp con gái gượng dậy, tiếp tục học và tốt nghiệp Khoa tiếng Đức Trường ĐH Tổng hợp Bucharest. Ra trường, được nhận vào làm việc tại Hội Hữu nghị Romania - Đức và ở đây, nàng đã gặp người chồng bây giờ. Cuộc sống mới giúp nàng quên đi nỗi đau của mối tình đầu. Lúc này, ông Đương mới nói rõ nguyên nhân của cuộc chia ly hơn 10 năm trước. Với người Việt, tình yêu lứa đôi vô cùng cao cả, nhưng với Tổ quốc thì tình cảm đó còn thiêng liêng hơn mọi thứ. Có lẽ vì điều này mà ông chồng người Đức đã lẳng lặng đưa con gái đi chơi quanh nước Tiệp, để bà vợ lại bên cạnh ông Đương suốt một tuần lễ.
   “Bây giờ ông có còn giữ liên lạc với cô ấy không?”. “Cô ấy mất rồi anh ạ, bị tai nạn giao thông. Tôi cũng không biết chính xác như thế nào, 18 ngày sau tôi mới nghe bạn bè ở bên ấy báo lại. Tôi áng chừng cô ấy mất vào ngày 9.9.2012 và tôi đã chọn ngày này để cúng giỗ cô ấy hằng năm...”.       Ông Đương nói mà mắt rưng rưng ngấn lệ. Những giọt nước mắt của người đàn ông ngót 70 tuổi khóc mối tình đầu sao mà chạnh lòng đến vậy!
Hiện ông Khổng Văn Đương, sống trong con hẻm rộng đường Ngô Thời Nhiệm (Q.3, TP.HCM). 

Source from (Nguồn bài đăng): minh lương và mọi người


Previous
Next Post »