Hành trình xuyên Siberi bằng tầu hỏa


Trong chi họ Cụ Phạm Vĩnh Bảo và Phạm Vĩnh Quang có nhiều người trước đây du học ở Liên Xô và Đông Âu nên đã đi qua tuyến xe lửa xuyên Siberi (Nga).Tôi viết bài này trên blog để chúng ta cùng nhớ lại chuyến đi thú vị đó.
Nhớ lại những năm 1969 và 1973 khi chúng tôi được đi du học ở Đống Âu và trở về Việt nam chỉ có một phương tiện duy nhất là đi bằng tầu hỏa ( hay còn gọi là xe lửa). Trải qua một thời gian khá dài cách đây chừng 45 năm không còn nhớ hết chi tiết chuyến đi lịch sử  và thú vị này.Chỉ còn nhớ hồi đó xuất phát từ Ga Hà Nội, chạy tới ga Đồng Đăng thì chuyển sang tầu Trung Quốc đường rộng hơn, rồi đến ga Bắc Kinh chuyển sang tầu của Liên Xô chạy xuyên Siberi tới Moskva, sau đó tôi còn được đi tiếp đến Budapest thủ đô của Hungary, là nơi tôi làm nghiên cứu sinh (1970 -1973).Lúc đó  vào mùa đông lạnh buốt, tuy ăn ngủ trên tầu dòng dã hơn nửa tháng trời mà không thấy buồn chán. 


Budapest (1970 )
Nghe nói Ngày 13.06.1891, Nga hoàng Alexandr Đệ III đã ký sắc dụ hạ lệnh khởi công xây dựng Tuyến đường sắt Siberia vĩ đại (Transsib). Đến năm 1916, mạng lưới Transsib đã thông mạch châu Âu và châu Á, nối vùng Trung Nga với miền Viễn Đông, liên kết các cảng ở phía Tây và phía Đông của đất nước. Trục đường sắt chính của Nga có tổng chiều dài tới 10 ngàn cây số, là mạng đường sắt lớn nhất trên thế giới. Hành trình kéo dài hai tuần xuyên vùng băng giá Siberi, chạy qua 6.000 dặm ( chừng 10,000km) đường đất, di chuyển qua 8 múi giờ khác nhau và vượt qua một phần tư trái đất này chắc chắn sẽ khiến du khách nhớ mãi không quên. Giới chuyên ngành vẫn gọi Transsib là một tuyệt phẩm của kỹ nghệ xây dựng. Mọi tiến bộ mới nhất của khoa học và công nghệ đương thời đã được đưa vào công trình. Ngay cả ngày này, công tác hiện đại hóa nền đường sắt và cơ sở hạ tầng cho Transib vẫn được thực hiện không ngừng. Không hề là một di tích bảo tàng, Mạng đường sắt xuyên Sibiria vẫn đang là hiện thực sống của hệ thống giao thông Nga.
Xét theo các tiêu chuẩn hiện đại, chúng ta có thể nói rằng tuyến đường này đã và đang tiếp tục vận dụng các công nghệ tiên tiến. Transib hoàn toàn được điện khí hoá 10.000 km, là khối lượng công việc đồ sộ mà không phải quốc gia nào cũng đủ sức xử lý. Mạng lưới vận dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong giao thông vận tải”.

Ngày nay du lịch bằng tầu hỏa xuyên Siberi , còn gọi là Trans-Siberian Railway cũng là một trong những tour trên tàu xa xỉ nhất nơi du khách được phục vụ với các toa tầu hiện đại và thưởng thức những món ăn ngon đắt tiền và sang trọng và còn được sưởi ấm 24/24 giờ.Trong đó có  Chuyến tàu Golden Eagle, xuyên Siberi, từ Maxcova tới Vladivostok hay Bắc Kinh, giá vé tới 1000USD/ người



Tuyến đường sắt Xuyên Siberia. Con đường đi qua 87 thành phố của nước Nga rộng lớn. Có hàng loạt phân nhánh nối kết đường cao tốc đến các nước Tây Âu, về phía đông dẫn đến Triều Tiên, Trung Quốc và Mông Cổ. Theo đường Xuyên Siberia chuyên chở hơn 50% hàng hóa ngoại thương và quá cảnh Nga. Xuyên Siberia hoàn toàn xứng đáng chiếm ngôi vị tuyến đường sắt dài nhất thế giới và được ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness.
Hành trình chính của con tầu như sau ( không kể đoạn đường sắt qua Viêt Nam và Trung Quốc) 
+ Bắc Kinh( Trung Quốc)
+ Ulan Bato và Ulan Ude (Mông Cổ)
+ Siberi : Irkusk, Krasnoyarsk,Novosibirk,Omsk,Chelyabinsk,Yakaterinburg,Perm,Kazan,Novgorod,Suzdal,Yaroslav,,Perm.
+ Moscow
Quang cảnh hai bên đường tuyệt đẹp như :
- Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác ,trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Theo số liệu mới được công bố, Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, chiều dài này được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát mới nhất. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m.

 
- U-lan Ba-to và Ulan Ude (hai thành phố của Mông Cổ )
Mông Cổ thuộc vùng Trung Á, bắc giáp Liên bang Nga, nam giáp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tây giáp Kadacstan. Phần lớn lãnh thổ là thảo nguyên, đồng cỏ và đồi núi. Rừng chiếm 10% diện tích, khí hậu lục địa, ít mưa, lạnh giá, mùa đông đến -30, - 40oC. Diện tích: 1,565 triệu km2; có 21 tỉnh.. Dân số: 2,6 triệu người gồm hơn 10 dân tộc. Dân tộc Mông Cổ (Khalkh) chiếm trên 75% số dân. 
- Sa mạc Gobi là sa mạc lớn nhất châu Á. Sa mạc Gobi nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và phía nam Mông Cổ. Khu vực sa mạc này giáp dãy núi Altay và các thảo nguyên Mông Cổ về phía bắc, cao nguyên Tây Tạng về phía tây nam, đồng bằng Bắc Trung Quốc về phía đông nam. Đây là sa mạc lớn thứ 4 thế giới về diện tích. Sa mạc này từng là một phần của đế quốc Mông Cổ và cũng là nơi có nhiều thành phố quan trọng dọc theo con đường tơ lụa. 
- Siberia  là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu. Vùng đất này bắt đầu từ phía đông dãy núi Uran trải dài đến Thái Bình Dương; phía bắc là Bắc Băng Dương xuống phía nam là các ngọn đồi miền bắc Kazakhstan và có biên giới với Mông Cổ và Trung Quốc. Trừ phần tây-nam không nằm trong lãnh thổ Nga, các vùng khác nhau của Xibia chiếm tới 77% diện tích nước này, trong khi đó chỉ chiếm có 22% dân số toàn Nga.

- Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới với độ sâu vào khoảng 1.642m. Với một diện tích bề mặt là 31.722 km2. Người ta ước tính rằng hồ này chứa khoảng 20 % nước ngọt không đóng băng của trái đất – và 90% lượng nước ngọt của Nga. Nếu một ngày nguồn nước trên trái đất cạn kiệt, thì lượng nước trong hồ Bailka vẫn đủ nuôi sống thế giới trong 50 năm. Đây cũng là hồ cổ xưa nhất thế giới.
- Rừng Taiga là khu rừng bạt ngàn cây xanh,rừng lá kim, lá nhỏ, có cấu trúc đơn giản như thông,và có loài hổ Siberi nổi tiếng

- Các thành phồ kiến trúc Nga vùng Siberi là những nhà thờ mái vòm, thấp thoáng giữa hàng cây bạch dương, là những ngôi nhà gỗ có ống khói ở vùng ngoại ô, thậm chí trong thành phố cũng có nhiếu nhà gỗ như  Irkutsk,Hầu như toàn bộ những ngôi nhà bằng gỗ đều là của tư nhân. Những ngôi nhà bằng gỗ ở Siberi, tất nhiên là khác biệt so với những kiến trúc châu Âu khác ở nước Nga.
\
- Moskva Thủ đô tuyệt đẹp của Nước Nga

Hành trình đi qua những thành phồ chính sau (xem video tự làm )

Ngày nay có nhiều tour du lịch xuyên Siberi với giá tới 1000USD/ người, trên những toa tầu sang trọng, được phục vụ chu đáo, với những bữa ăn ngon với đặc sản Nga như rượu Vodka, trứng cá hồi..., dọc đường xe lữa còn dửng lại ở một số địa điểm để khách du lịch tham quan, tận hưởng hương vị và phong cách Nga ( xem video Youtube)
Previous
Next Post »