Chi Cụ Quang, các nhà giáo chuyên và không chuyên.

Chi Cụ Quang có nhiều vị đã và đang đựơc đứng trong hàng ngũ cao quí nhà giáo Việt Nam.

Đầu tiên phải kể tới Cụ Phạm Vĩnh Quang, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học Nghiệp vụ Bộ LTTP thời kì chiến tranh phá hoại của Mĩ. Cụ giữ chức vụ này cho tới ngày nghỉ hưu vào năm 1971. Con cháu Cụ Phạm Vĩnh Quang cũng có nhiều vị đã và đang là nhà giáo:

-Con rể cả Cụ Đoàn Hưng Nông (93tuổi), nguyên Hiệu trưởng trường Quốc ngữ Hà Nội trước CM T.8. Sau này trong nhiều năm giữ cương vị Phó Cục trưởng Bộ CA về lĩnh vực giáo dục, giáo dưỡng cho đến ngày nghỉ hưu.

-Con dâu cả TS.Y khoa Đỗ Kim Chi, hoàn thành nghiên cứu sinh tại Đức những năm 80. Là giảng viên trường Trung cấp Y sĩ Bộ Y tế, sơ tán tại Yên Bái thời kì chiến tranh phá hoại bằng máy bay của Mỹ đối với miền Bắc những năm 60 thế kỉ trước. Sau này bà đảm nhiệm Trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.

Phu quân bác Chi là TS.Phạm Vĩnh Di (Hungari, 1969), tuy không phải là nhà giáo chuyên nghiệp nhưng cho tới những năm trước đây, khi đã nghỉ hưu ông vẫn đôi lần tham gia hướng dẫn sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh.

-Con rể thứ TS.Đoàn Đình Hải (ĐH Bắc Kinh, 1965) nguyên chủ nhiệm khoa Lâm học, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam những năm sơ tán chống Mĩ tại Đông Triều, Quảng Ninh. Sau này ông trở thành chuyên gia kế hoạch lâm nghiệp, Phó Vụ Trưởng UBKHNN Việt nam cho đến ngày nghỉ hưu.

-Con dâu thứ ba Hoàng Kim Dung tốt nghiệp đại học sư pham, giáo viên toán phổ thông tại Thái Nguyên. Hiện nghỉ hưu tại quê nhà Định Hoá, Thái Nguyên.

-Con trai út TS.Phạm Vĩnh Tiến (Ba Lan) nguyên giáo viên Trường sư phạm 10+3 Hà Nội, sau này ông nhiều năm là Phó Vụ trưởng Ban Khoa giáo TW. Phu nhân là bà Phạm Minh Phượng, nguyên giáo viên hoá Trường cấp 3 Trần Phú Hà Nội (hai ông bà đã nghỉ hưu ngành giáo dục).

-Cháu ngoại TS.Lê Hồng Phương (LB Nga, 1992), đương nhiệm Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế, trường ĐH mở Hà Nội.

-Cháu rể nội Ths.Hoạ sĩ Tạ Đình Thi, giảng viên trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW và là hoạ sĩ chuyên nghiệp duy nhất của chi họ.

-Cháu dâu ngoại Ths.Thiều Hương, giảng viên Piano hiện đang giảng dạy, hướng dẫn nhiều học trò theo học Piano.

Đạo đức nhà giáo là điều luôn được các thành viên chi họ kế tục. Xin điểm vài ví dụ, Bác sĩ Đỗ Kim Chi nay đã sang tuổi “xưa nay hiếm” vẫn hành nghề y, nhưng luôn luôn vì người bệnh. Không “bỗng dưng” kê đơn thuốc ngoại đắt tiền, cũng không “bỗng dưng” góp phần đưa bệnh nhân lên bàn mổ để nhận được nhiều tiền "bồi dưỡng" nếu như chưa thấy cần thiết.

Cựu nhà giáo Đoàn Hưng Nông (nay 93 tuổi) truyền cảm sự hiếu học cho đời sau, lớp con cháu của Cụ nay đều tốt nghiệp đại học, hoặc trên ĐH ở các trường danh giá trong và ngoài nước và đều thành danh trên các lĩnh vực nghề nghiệp. Vợ chồng người con trưởng của ông bà Di Chi là Phạm Tuấn Minh và Lê Bạch Hoa tuy hành nghề kinh doanh, nhưng đã hướng nghiệp theo ngành giáo dục bằng cách mở trường “Ido” ở TP.Hồ Chí Minh nhằm phát triển trí tuệ trẻ em.

Trong khi điểm lại các nhà giáo chi họ Cụ Quang, chúng ta cũng không quên nhắc tới các nhà giáo chuyên nghiệp chi Cụ cả Phạm Vĩnh Bảo là vợ chồng TS.PGS Phạm Ánh Hồng và TS.PGS Ngô Thành Phong; nhà giáo và là nhà quản lí giáo dục đức độ nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục Hồ Trúc.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, chúng ta gửi lời chúc tới các vị đã và đang là nhà giáo tiếp tục góp sức vào sự nghiệp “trồng người”, trước hết là cho gia đình mình và sau đó là đào tạo được môt lớp người có ích cho xã hội xuất sứ là con cháu Cụ Quang.


Vĩnh Thắng

Previous
Next Post »
2 Komentar
avatar

Cậu Thắng ơi, hình như bác Phong là Giáo sư rồi chứ không phải là phó giáo sư. Còn hai bác Giao Du và Ri cũng đều là tiến sỹ nữa. Tuần sau thì nhà cháu sẽ thêm 1 tiến sỹ là cháu Thu sẽ bảo vệ luận án tại Nhật bản.

Balas
avatar

Ở bài viết này chủ đề là các nhà giáo chuyên và không chuyên là con cháu Chi họ Cụ Quang, chứ không có ý định thống kê học hàm, học vị trong chi họ.

Balas