Xe đạp ơi !







Bộ trưởng giao thông Đức Wolfgang Tiefensee đạp xe ở thủ đô Berlin
(Ảnh báo Tuổi Trẻ / Reuters)



Từ khi về hưu đến nay, tôi đã bỏ xe máy, hòan tòan đi xe đạp liên tục vừa tròn đúng 11 năm ( 1998 – 2009), vì nghĩ rằng đạp xe có ích cho sức khỏe hơn, nhất là người cao tuổi . Đạp xe ngoài trời không chỉ là một hình thức tập luyện giảm cân mà còn là một hoạt động giải trí rất thú vị, giúp bạn được hít thở và ngắm cảnh. Môn thể thao này giải phóng 800 kilocalo trong vòng 1 giờ đồng hồ. Hơn thế, tập luyện môn này đều đặn còn rất tốt cho đôi chân và vòng hông. Các nhà khoa học Thuỵ Điển nhận thấy: tuân thủ một chương trình đạp xe đều đặn, với cường độ vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ bị đau đầu tới 90%, nhất là những lúc căng thẳng hay stress..

Trong tình hình giao thông bất cập như hiện nay, chuyện ùn tắc trên dọc đường thường hay xảy ra, lúc đó mới thấy ưu thế của xe đạp là có thể luồn lách rẽ vào các hẻm để tránh ùn tắc. Đi xe đạp còn thuận tiện là không phải đeo mũ bảo hiểm,lại có thể dừng bất kỳ chỗ nào trên lề đường, để quan sát, hay mua sắm Từ năm 2001 -2007 khi còn làm Giám Đốc Công Ty TNHH AXIS, tôi vẫn dùng xe đạp làm phương tiện chủ yếu để đến các cơ quan chính quyền như Sở Kế Họach Đầu Tư, Cục Thuế hay các Chi Cục thuế ở TpHCM, thậm chí còn đi xe đạp để đến Ngân hàng lĩnh tiền cho Công Ty v.v Ngòai r a xe đạp còn là phương tiện chính hàng ngày để đi chợ, đi siêu thị, làm các dịch vụ cho gia đình hay phục vụ sinh họat hàng ngày. Tôi đã từng đạp xe hàng chục km từ nơi ở cũ ở phố Đào Duy Anh, Quận Phú Nhuận về Quận 6 thăm Cụ Oanh .Những ngày chuyển sang sống tại Phú mỹ Hưng, ở đây đường xá rộng rãi, xe cộ ít, không khí thóang đãng, quang cảnh hữu tình, sáng sáng, chiều chiều đạp xe thật thú vị. Hiện nay, hàng tuần vào các buổi tối ngày chẵn tôi còn đạp xe chở cháu nội Gia Minh đi học võ Tawekondo. Công nghệ sản xuất xe đạp ngày nay đã tiến bộ nhiều, ở Tp HCM xe đạp nhãn hiệu Martin rất tốt và đã xuất khẩu, nghe nói tương lai sẽ có xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời, thậm chí hãng Aurumania của Thụy Điển còn sản xuất đợt đầu 10 chiếx xe đạp Crystal Edition mạ vàng 24 cara và nạm 600 viên kim cương, đã trở thành mẫu xe đạp đắt nhất thế giới với giá bán hơn 91.500USD




Xe đạp cổ ở thế ký 19





Xe đạp gấp lại được





Xe đạp năng lượng mặt trời





Xe đạp Cristal Edition




Ưu thế của xe đạp là vậy nhưng nhiều khi đi xe đạp cũng thấy không yên tâm vì dòng xe ôtô, xe máy chạy nhanh khắp nẻo đường, chỉ cần sơ hở một chút là tai nạn xảy ra, tôi đã hai lần hú vía bị tai nạn khi đi xe đạp, đó là vào năm 2000 khi đạp xe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1 ở TpHCM tôi đã bị xe búyt ép sát ngã vào lề đường, nhưng không việc gì, và gần đây sáng ngày 10/8/2009 khi đạp xe đến UBND phường Tân Phong, Quận 7 để lĩnh lương hưu, khi qua ngã tư đã giơ tay rẽ trái,thì đột nhiên bị hất ngã sóng xòai trên mép đường do một xe máy cũng rẽ trái tông vào, lúc ngã khủy tay trái kéo lê trên mặt đường, bị xây sát, kính cận văng xa trên 1 mét. Khi đó chỉ thấy hơi đau, vẫn đi và tiến hành công việc bình thường., nhưng khi vể đến nhà thì khớp khủy tay sưng vù, và phía sau tay trái máu chảy tụ bên trong xoa dầu mãi cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hết. Đúng là đi xe đạp trong thời buồi xe cộ chạy với tốc độ cao dày đặc như hiện nay quả là nguy hiểm.Tính đến năm 2008, cả nước ta có 25,5 triệu xe máy bằng dân số VN năm 1954 có khiếp không, hiện nay xe máy sản xuất trong nước đã nhiều, mà hàng ngàn cửa hiệu bán xe máy còn nhập về hàng vạn - vạn xe TQ giá rẻ, bầy bán khắp các nẻo đường ! !

Tôi nghĩ đến một ngày nào đó phong trào đi xe đạp ở trong nước lại khôi phục thì tệ nạn giao thông xảy ra như cơm bữa hiện nay ở nước ta sẽ giảm đi và việc bảo vệ môi trường sẽ tốt hơn. Chả thế mà ở các nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Pháp, Thụy Điển,Trung Quốc ……lại đang phổ biến và động viên mọi người đi xe đạp. Điều đó ở VN lúc này chắc khó, vì mọi người đã có thói quen đi xe máy, thậm chí ở thành phố cũng như thôn quê nhà nhà có trên 2 chiếc xe máy không hiếm, và xe máy vẫn còn là phương tiện hữu dụng trong việc đi lại hàng ngày , vì phương tiện giao thông công cộng ( xe bus, xe điện dây, xe điện ngầm ) còn hạn chế, chưa đầu tư cao, hay chưa có.Nhưng điều đáng ngại là tư duy về đi xe đạp đã thay đổi, bị coi là phương tiện giao thông dành cho những người thấp kém hay nghèo. Chúng ta hãy đọc qua bài “ Thành phố không dành cho xe đạp “ đăng trên báo Tuổi Trẻ của anh Sam Grover, người New Zealand sẽ hiễu tâm tư của người đi xe đạp lâu năm như tôi.



Thành phố không dành cho xe đạp



TT - Tôi quyết định đến sinh sống và làm việc tại TP.HCM một năm sau khi tốt nghiệp Đại học Otago (New Zealand). Sống ở đây tôi thấy rất tiếc khi phát hiện thành phố của các bạn không khuyến khích việc đi xe đạpNhớ lại những ngày đầu mới tới đây, tôi phải đi bộ hoặc sử dụng xe ôm để di chuyển mỗi khi muốn đi đâu đó thật tốn kém và bất tiện. Vì thế khi mua được một chiếc xe đạp vừa ý, tôi thấy hết sức thoải mái, nhẹ nhõm. Tôi tự nhủ có chiếc xe đạp mọi khó khăn sẽ được giải quyết!


Việc đi xe đạp không quá xa lạ với tôi vì ở vùng Dunedin (New Zealand) quê hương tôi có khá nhiều người đi xe đạp dẫu địa hình nhiều đèo, dốc hiểm trở. Người dân quê tôi đi xe đạp vì ai cũng hiểu đó là điều cần thiết để không chỉ giữ gìn không khí trong lành mà còn giúp duy trì sức khỏe. Thế nhưng, từ ngày đi xe đạp tại TP.HCM tôi mới biết thật khó để duy trì thói quen tốt này tại đây.

Thứ nhất, có lẽ vì người VN quan niệm xe đạp chỉ dành cho người nghèo nên khi ở ngoài đường tôi thấy chỉ những ai mặc đồ cũ kỹ, nhăn nheo mới chấp nhận còng lưng đạp xe. Có những buổi chiều đứng trên lan can nhà trọ nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo đông đúc, tôi thấy chỉ khoảng 5-10 chiếc xe đạp lạc lõng bên cạnh hàng ngàn xe máy đang vùn vụt phóng qua. Nhìn một rừng xe máy di chuyển trên đường phố, tôi tự hỏi không biết có ai trong số những người đi xe máy từng tự vấn về lượng khí CO được thải ra mỗi ngày.

Ngoài ra, tôi còn nhận ra một điều rằng đi xe đạp ở VN dễ khiến bạn “nổi” hơn cả khi dùng những loại xe máy xịn như Dylan, SH... Mọi người không tin à?

Thực tế tôi đã nhận được rất nhiều ánh mắt dõi theo và hầu hết mọi người đều phì cười khi thấy một người có trọng lượng “khiêm tốn” như tôi (khoảng 100kg) hì hục đạp xe. Họ cười một cách khoái trá chứ không phải cười mỉm khiến tôi cảm nhận sự trêu chọc hơn là chia sẻ. Rồi nhiều người còn cười nhạo khi thấy tôi đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Mỗi lần như vậy không lẽ tôi phải dừng xe lại để phân tích cho họ biết rằng khi tai nạn xảy ra thì đi xe máy hay xe đạp cũng đều nguy hiểm...?

Còn một vấn đề nữa là đi xe đạp ở TP.HCM thật nguy hiểm vì có rất nhiều đoạn đường trong TP không hề có đèn đường trong khi xe đạp ở VN thường không gắn đèn, rất khó để các phương tiện khác nhận ra. Chưa kể có lẽ nhịp sống ở đây quá căng thẳng nên xe máy cứ thi nhau phóng nhanh giành đường mỗi khi có cơ hội, khiến người đi xe đạp đến các ngã tư có khi phải xuống xe, đứng đợi và... dắt xe qua đường cho yên tâm!

Đã thế, đi xe đạp còn bị khó xử ở chỗ là luôn bị chèo kéo mỗi khi đến gần các quán nhậu lề đường. Nhiều khi tôi đi sát bên đường chỉ vì lý do an toàn, nhưng có nhiều anh chàng to cao, lực lưỡng đứng tràn ra cả đường thản nhiên kéo xe tôi vào bên trong, mặc cho tôi gào to trong tuyệt vọng “No, no” (không, không!). Quán nhậu “chào đón” là thế, nhưng khi tới các quán cà phê lớn trong thành phố tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu, lắm lúc kèm theo hai tiếng “Go go!”(đi đi!). Họ nói không nhận giữ xe đạp hoặc có giữ cũng không có thẻ xe dành cho tôi...

Tôi không hiểu tại sao xe đạp bị phân biệt đối xử như thế?

Sam Grover (giảng viên Trường Super Youth, TP.HCM)
Công Nhật ghi ( Báo Tuổi Trẻ ngày 7/8/2009)


Previous
Next Post »