Bao giờ cho đến...như thế?

Ông bạn Việt Kiều ở Đức, vốn là dân LĐHTcũ đến thăm tôi vào một buổi chiều đúng ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2).
Giữa muôn vàn chuyện kể, tôi ấn tượng với câu chuyện về ngành y.
Vốn là bệnh nhân tim đã 3 lần mổ ở Đức. Phim X quang chụp trái tim ông ấy giống như quả bóng cao su, hồi nhỏ tôi phải lấy dây thép cuốn chằng chịt xung quanh để chơi đá bóng.
Ca mổ tim gần nhất là vào năm 2005, ở m
ột bệnh viện tỉnh vùng cao Thuaringger), nước Đức. Hậu phẫu được gần hai tuần, bệnh viện thông báo sẽ đưa ông về trạm điều dưỡng cách đó khoảng trên 300 km, cũng ở vùng cao thuộc một tỉnh biên giới. Ông ấy phát hoảng vì người vẫn còn yếu, nghi ngại không muốn đi xa như thế.
Người ta dẫn ông bạn đi xem chiếc xe sẽ đi chuyến ấy. Ông đã yên tâm phần nào vì nhận ra gần như là cả một bệnh viện trên đó, có đủ các loại máy móc cần thiết. Nhưng vẫn nghi ngại hỏi “có bác sĩ đi theo không?”. Người hướng dẫn cười “tôi là bác sĩ, kiêm lái xe. Mình tôi thôi”. Ông ấy chưa thôi, hỏi tiếp “nhỡ trên đường xảy ra đột biến nặng thì sao?”. Câu trả lời là “sẽ có máy bay trực thăng đến ngay, đưa ông về bệnh viện gần nhất.” Rồi tiếp “chúng tôi bảo hiểm cho chuyến đi này là 10.000Euro”. Tới đây ông bạn tôi mới yên tâm, nhận lời về trạm an dưỡng đó. Chuyến đi ấy đã rất an toàn.
Ông bạn còn cho biết ở nước Đức dịch vụ y tế đảm bảo theo mức bảo hiểm đóng, mức càng cao càng nhận đựợc dịch vụ hoàn hảo hơn. Nhưng về y đức phục vụ thì bệnh nhân nào cũng nhận được ở bác sĩ như nhau, không có chuyện phân biệt đối xử, đòi tiền bồi dưỡng, “vô cảm” với bệnh nhân.

Nhân chuyện kể người thực, việc thực của ông bạn Việt Kiều ở Đức. Biết so sánh là không thể, nhưng đúng dịp ngày thầy thuốc Việt Nam, tôi suy ngẫm nhưng chưa có câu trả lời ngành y nước mình "Bao giờ cho đến ...như thế?” .

Phạm Lê

Previous
Next Post »