Viết tiếp bài "Những ngày tháng 11 của bác Kim Anh"

NHÀ TA CÓ TẤT CẢ LÀ 11 THẦY, CÔ GIÁO.(X)
Trong bài “Những ngày tháng 11” đưa lên Blog sáng nay ngày 30.10.2007, bác Kim Anh nói đến hai nhà giáo là Hoàng Thị Kim Dung và Nguyễn Thiều Hương. Ngồi nhẩm tính tôi thấy nhà cụ Phạm Vĩnh Quang có tất cả là 11 nguời đã và đang tham gia vào đội ngũ các thầy cô giáo, những người đã góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp “trồng người”.
Dưới đây là danh sách cụ thể:
1.Người đầu tiên bài viết này muốn nhắc tới là tên tuổi nhà giáo lão thành đã quá cố, cụ Phạm Vĩnh Quang. Sinh thời vào những năm sau 1960, khi đất nước còn đang trong giai đoạn chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc, cụ đuợc cử làm Hiệu trưởng nhiều năm của trường Trung cấp kĩ thuật chuyên nghiệp thuộc Bộ LTTP.
2
.Bác Đoàn Hưng Nông, nguyên Hiệu trưởng Trường truyền bá quốc ngữ những năm 1940-1945 có trụ sở tại trường Công Ích ngõ chùa Liên Phái, Bạch Mai, Hà Nội (theo“Chúc mừng Bác Đoàn Hưng Nông Thọ 90, 60 năm ông bà bền chặt bên nhau” của Phạm Vĩnh Ngọc Blog 53, ngày 17.3.2007).
3.TS.Đoàn Đình Hải (Trung Quốc), Nguyên Chủ nhiệm khoa Lâm học, Đại học lâm nghiệp Việt Nam.
4.TS.Y khoa (CHLB Đức) Đỗ Kim Chi, nguyên giảng viên Truờng Y sĩ, Bộ Y tế
5.Cử nhân Sư phạm Toán, Hoàng Thị Kim Dung, nguyên giáo viên toán phổ thông.
6.TS.Khoa học nhân văn (Ba Lan) Phạm Vĩnh Tiến nguyên giảng viên Cao đẳng sư phạm Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Trung tâm phát triển trí tuệ trẻ em (IDO).
7.Cử nhân Sư phạm Hóa Phạm Minh Phượng, nguyên giáo viên trường Trung học Trần Phú, Hà Nội
8.TS.Kinh tế (LB.Nga) Lê Thị Hồng Phương, Phó Chủ nhiệm khoa kinh tế, Viện đai học mở Hà Nội.
9.Th.S Tâm lý học giáo dục (LB Nga) Lê Bạch Hoa, Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển trí tuệ trẻ em (IDO).
10.Cử nhân, Họa sĩ Tạ Đình Thi, Giảng viên trường Đại học Sư phạm nghệ thuật TW.
11.Cử nhân âm nhạc Nguyễn Thiều Hương, giảng viên Nhạc viện Hà Nội.
Kế tục truyền thống nhà giáo Việt Nam 11 thầy, cô giáo nhà ta dù đã nghỉ hưu hay đã chuyển công tác khác, hoặc đang là nhà giáo đều luôn tu dưỡng đạo làm thầy, không chỉ đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, mà còn góp phần gìn giữ đạo lý truyền thống của dòng họ Phạm Vĩnh.

Phạm Vĩnh Thắng
(X).Bài đăng lần hai có sửa chức danh, theo góp ý của ông Tiến)

Previous
Next Post »