TẢN MẠN NGHĨ VỀ NGÀY 13 THÁNG 10

Hôm kia 13/10/2007 ngày mà CP đã quyết định chọn là ngày tôn vinh các doanh nhân VN với sự mong muốn các DN họat động kinh doanh trong pháp luật và có trách nhiệm với xã hội, đồng thời cũng mong các cơ quan NN giảm bớt sự can thiệp trực tiếp đến các DN bằng cải tiến quản lý hành chính như giảm bớt các thủ tục phiền hà tạo điều kiện cho DN phát triển. Riêng tại TpHCM vào dịp này đã có nhiều họat động tôn vinh các Doanh Nghiệp và Doanh nhân như Hiệp Hội DN TpHCM và Báo DNSG đã chủ trì cuộc bầu chọn lựa ra 89 Doanh nhân SG tiêu biểu ( là các nhân vật chủ chốt của các DN có doanh số từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ VNĐ),10 Doanh nghiệp tiêu biểu, 10 DN nhỏ và vừa có thuơng hiệu uy tín (có doanh số từ hàng chục đến hàng trăm tỷ VNĐ).
Từ khi VN chuyển sang nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đã đóng góp phần khá quan trọng vào GDP của nước nhà , số lương các DNTN mới ra đời ngày càng nhiều, như chín tháng đầu năm 2007 tại TpHCM đã có 13.000 DN mới thành lập( tăng 25% so với cùng kỳ năm ngóai). Nhưng để đáp ứng được các yêu cầu của Hội Nhập kinh tế và các cam kết của VN khi gia nhập WTO thì vẫn còn nhiều thách thức đang ở phía trước, mà các doanh nhân và doanh nghiệp phải quan tâm.
Doanh nhân và doanh nghiệp tiêu biểu là gì, chắc vấn đề này còn phải tiếp tục thảo luận? Liệu các DN có doanh số
chỉ trên dưới vài tỷ đồng chắc khó khi nào được tôn vinh. Theo nhiều nghiên cứu thì gần 80% các DN-VN là nhỏ và vừa, thậm chí còn siêu nhỏ, đặc biệt đối với các DN hoat động trên lĩnh vục dịch vụ tư vấn mà sản phẩm là vô hình (chất xám ) khó mà có doanh thu tới hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng /năm . Hơn nữa nếu chọn tiêu chí là số lượng tiền bạc đóng góp cho các quỹ từ thiện xã hội để lựa chọn DN tiêu biểu thì đối với các DN nhỏ và vừa thì việc đóng góp này có khó khăn do không đựoc cơ quan thuế công nhân là chi phí hợp lý ( có thể đến nay đã thay đổi khi viết bài này chưa rõ). Doanh thu là một chỉ số quan trọng (turn-over), chưa phản ảnh lãi (bénéfit) là yếu tố cơ bản mà cơ quan thuế rất quan tâm để đánh thuế thu nhâp doanh nghiệp, vì còn phải “ thương thảo” với cơ quan thuế về các chi phí hợp lý sẽ được công nhận , việc thương thảo này đối với các DN nhỏ và vừa thậm chí siêu nhỏ lại càng gặp khó khăn so với các DN đại gia..... Lượng chi phí ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng quyết định đến lãi (benefit), mà một DN tiêu biểu chắc hẳn có nhiều ưu viêt về khả năng quản lý và điều hành, dẫn đến giảm bớt các chi phí quản lýphi quản lý, để có lãi càng nhiều, thì việc đóng góp nghĩa vụ với NN được nhiều hơn chăng ?
Nhìn về họ nhà ta cũng đã có sự thay đổi từ các thành viên thuộc thế hệ trứớc chủ yếu tham gia họat động CM và chính trị, nay thế hệ con cháu đã chọn kinh doanh là môi trường họat động phần nào thích ứng với thời cuộc và địa bàn họat động không phải chỉ ở trong nước mà ra cả một số nước ngòai như Nga, Ba Lan,Congo,Angola, Đức, Séc……Tuy vậy tất cả mới chỉ dừng lại ở mức nhỏ bé, khởi nghiệp qui mô gia đình…, hy vọng sẽ phát triển hơn khi có điều kiện...
Sau buổi thuyết trình của chuyên gia marketing nổi tiếng thế giới Philip Kotler ngày 17/8/2007 với chuyên đề hot " Marketing mới cho thời đại mới " tại Tp HCM giới DN cả nước lại quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia mà Kotler đã gợi ý cho trường hợp VN. Đây là vấn đề đã đặt ra từ lâu, nhưng chưa làm được như mong muốn, nên chắc
sẽ thu hút nhiều cuộc trao đổi, và tranh luận để thống nhất phương pháp và hành động .. Thiển nghĩ còn chưa rõ các vấn đề sau:
- Thương hiệu (Brand) hiểu nôm na là sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với một nhãn hiệu chưa đăng ký (Trade name) hay đã đăng ký SHTT (Trade mark), mà ở nước ngòai giá trị thương hiệu của một DN có thể tính ra tiền như Coca Cola hiện đứng đầu thế giới trên 80Tỷ USD. Nếu biết được giá trị hiện kim của thương hiệu sẽ rất có lợi khi
góp vốn để thành lập Công ty Cổ phần, Liên Doanh hay Chuyển nhượng (Franchise), hoặc mua bán công ty. Rất tiếc hiện nay ở nước ta chưa có phương pháp thống nhất xác định giá trị hiện kim của một thương hiệu, ( thế giới thì có nhiều pp , trong đó hay nói đến pp Interbrand phù hợp với các DNNVV), các cơ quan quản lý SHTT ở VN mới chỉ dừng lại ở việc cấp Nhãn hiệu hàng hóa cho tên Công ty hay cho một hay nhiều sản phẩm của Công ty.
- Khi nhiều thương hiệu của các DN lớn ở VN tuy nổi tiếng ở VN, có thể đã hòan tất các thủ tục về quản lý chất lượng và SHTT, nhưng chưa được các nước trên thế giới biết nhiều , không rõ khi xuất hàng ra nước ngòai có được bảo hộ không hay tiếp tục phải đăng ký ở nước sở tại để được công nhận về mặt SHTT . Do đó thì sự cạnh tranh để dành và giữ lấy thương hiệu sẽ còn gặp khó khăn , tuy việc kinh doanh vẫn có thể diễn ra và cảm thấy như bình thường ?
- Mối quan hệ giữa việc xây dựng các thương hiệu của các sản phẩm đặc trưng của một Công ty với thương hiệu quốc gia như thế nào? Thí dụ ở Mỹ có các thương hiệu nổi tiếng như Coca Cola , Microsoft, Boing, General Electric…; ở Pháp như Citroen, Peugeot, Merlin Gerin…Vì vậy chắc sẽ phải có một Hội đồng tuyển chọn các sản phẩm thuộc hàng top của một số Công ty trong nước để đặc trưng cho thương hiệu quốc gia. Nhiều nước lại có sản phẩm mang tính chất thưong hiệu đia phương như Rượu vang Bordeaux - Pháp, da giầy vùng Florence - Ý ..... Thậm chí còn có thương hiệu liên quốc gia như Air Bus...hay Asian...
- Song song với việc xây dựng thương hiệu phải có biện pháp tích cực chống hàng giả hàng nhái để bảo vệ các thương hiệu chân chính. Do đó xây dựng thương hiệu (Building the Brand) đã tốn công tốn của, lại phải biết quảng bá (Communicating the Brand) và quản lý tốt để định vị các thuơng hiệu (Creating brand positioning) .Quá trình đó đối với riêng một công ty đã khó, đối vói một quốc gia lại càng khó, cần có kế họach ngắn hay trung hạn và chiến lươc dài hạn với sự huy động nguồn vốn thực hiện tương xứng.
- Xây dựng thương hiệu quốc gia chỉ có ý nghĩa tích cực khi nắm bắt đựợc những đặc trưng tiêu biểu cho quốc gia đó, bao gồm tên (name), biểu tượng (symbol) và khẩu hiệu (slogan). Thí dụ cây tre có thể đặc trưng cho biểu tương thương hiệu của VN hay không ? vì biểu thị sức sống vươn lên trong chiến đấu quá khứ và tiếp nối phát triển trong tương lai (tre già măng mọc).Nhà báo Thép mới đã có nhiều bài viết rất hay ca ngợi Cây tre VN.


( Vài dòng xuy nghĩ tản mạn sau nhiều ngày căng thẳng vì dọn và chuyển nhà theo kiểu cúng Cô hồn cả về phần cứng lẫn phần mềm )

P.V.D

Góp ý : Thường ai đọc bài viết trên Blog có thể góp ý (comment) on-line bằng cách click vào biểu tượng góp ý dưới bài viết .Nhưng chắc cũng chưa có ai góp ý vì nhiều lý do , có người quan tâm và cũng có người không quan tâm. Sỡ dĩ vấn đề thương hiệu tôi quan tâm vì lý do đơn giản trong thời gian qua AXIS cũng đã có sự trăn trở về tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền SHTT, đã xong đăng ký bản quyền logo AXIS, tiếp theo đăng ký nhãn hiệu Công Ty AXIS Research , nghe nói có thể trục trặc nếu có một công ty nào đó trong hay ngòai nước đã đăng ký trước....Đó là chuyện thường tình trong thời buổi Hội nhập kinh tế, nếu biết được phương pháp tính giá trị hiện kim của thương hiệu một công ty thì AXIS sẽ thuận lợi hơn trong việc quyết định CLKD.
Trở về vấn đề THQG,vô tình lướt web tôi nhận thức được:
- Nhiều nước hiện nay cũng đặt vấn đề xây dựng THQG chứ không riêng gì VN, như Hungary , Indonesia bỏ ra một số vốn lớn để năm 2008 hòan thành .VN chắc cũng không nên kéo dài , vì Malysia đã mất 10 năm mới xây dựng được THQG " Malaysia -True Asia ".Singapore nổi tiếng với " Uniquely -Singapore "
- THQG có thể thay đổi tùy theo mục tiêu quảng bá của quốc gia đó trong từng thời kỳ, nhưng hầu như nhiều nước gắn liền với mục tiêu phát triển du lịch, điều đó phần nào phù hợp với hòan cảnh VN hiện nay, ngành du lịch
cần đầu tư nhiều hơn để tạo ra công ăn việc làm cho dân đia phương, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo và thu hút nhiều hơn khách quốc tế, cái lợi về KT cho địa phương và NN nhanh hơn . Nhiều nước đã biết đến các địa điểm du lịch nổi tiếng của VN, nay VN đang vận động cho Vịnh HL đựơc công nhận là di sản VHTNTG , năm 2007 sẽ tổ chức thi HHTG Trái đất ở VN, năm 2008 sẽ có thi Hoa Hậu Quốc Tế ở VN....nên chăng vẫn giữ Thương hiệu "VN-Hidden charme" cho đỡ tốn kém hay phải hòan thiện mới ?
- THQG phải gắn liền với các sản phẩm tiêu biểu của quốc gia đó (chưa nói là cần đầu tư sản xuất những sản phẩm thu hút sự hiếu kỳ của du khách - Curios product). Nghe nói sắp tới có Hội chợ các SP tiêu biểu của VN ở HN đó là tín hiệu mừng.Nhưng đến nay hầu như các SP đặc trưng của VN khách quốc tế đã dành như áo dài, nem Bắc, chả cá Lã vọng, cá tra cá basa.....vậy thì tiếp tục quảng bá sao đây ? Thí dụ phải hòan thiện SHTT như nước mắm PQ đang bị tranh chấp TH, vang ĐL có trội hơn vang thế giới không..? hay đi tìm những SP tiêu biểu cho một nước Nông nghiệp truyền thống như VN mà nơi khác chưa có( nhãn lồng Hưng Yên , thanh long Bình Thuận, bánh pía Sóc Trăng ,cốm Vòng, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh cốm Hàng Than ,.., gốm Bát Tràng và vài nơi khác, đặc biệt các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ do chính bàn tay thợ lành nghề VN làm ra người nước ngòai rất ưa thích..( sản phẩm dệt thổ cẩm của các dân tộc, nghệ thuật tranh sơn mài, tranh cắt giấy, tranh cát ..nghệ thuật trạm trổ các sản phẩm bằng gỗ ,bằng đồng.........Vấn đề sản phẩm tiêu biểu mang t/c THQG không nên nhiều quá mà thực sự tinh hoa, qua thời gian sẽ bổ xung, hòan thiện dần...
Hy vọng THQG VN và các sản phẩm tiêu biểu đặc trưng sớm ra đời.
( Trên đây là những xuy nghĩ tản mạn có thể đúng mà cũng có thể sai, nên chỉ giãi bầy trên Blog nhà mình , sau các buổi sáng sớm lang thang trên các phố rộng rãi của PMH thấy đầu óc thư giãn vì không khí thóang đãng, do ít dân cư, ít ồn ào vì các phương tiện giao thông, nhất là ít xe máy )
Previous
Next Post »