BÀ TÔI

CỤ LÊ THỊ TRỊ - LÊ THỊ CẢ
1879 - 1960
Sinh năm ẤT Mão - Mất năm CANH TÝ
Bà nội tôi là con út, con gái duy nhất của hai cụ Lê sỹ Dự và Nguyễn thị Luân, sinh quán : Làng Mọc Quan Nhân Tổng Khương Đình Huyện Hoàn Long Tỉnh Hà Tây, nay là Thôn Quan Nhân Phường Nhân Chính Quận Thanh Xuân Hà Nội ( Sau tháng 10/1954 Làng Mọc Quan Nhân thuộc Huyện Từ Liêm, thành pjố Hà Nội, mấy năm gần đây,khi thành lập Quận Thanh Xuân. làng Mọc mới chuyển về Quận mới )
Sau khi về làm dâu họ Phạm ở 53 Phúc Kiến ( Lãn Ông ), bà tôi đã được bố mẹ chồng truyền nghề buôn bán thuốc Nam thuốc Bắc, vào những năm đầu của thập kỷ 20 của thế kỷ trước, cụ đã được bố mẹ chồng giao hẳn cơ ngơi bán thuốc ở 53 Phúc Kiến cho bà quan lí,duới sự trợ giúp của ông tôi, cửa hàng ngày càng phát triển và có uy tín lớn, là 1 trong những của hiệu có tiếng ở phố Phúc kiến
Theo bác Lê thị Mật U 90, con gái thứ hai của ông bà Hai Giữa : Ô Lê sỹ Hạnh - Bà Lại thị Hoà - ( Ông Hạnh là con thứ 2 của cụ cả Ò = Lê sỹ Bân + Nguyễn thị Mơ là anh ruột bà tôi ) vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước, những người cao tuổi ở làng Mọc Quan Nhân thường hay nói về bà Ba Bè ( Bà Ba ở Phố Hàng Bè - Cụ Trịnh thị Lâm người làng Mọc Chính Kinh - cụ nội của chúng tôi ) " Không biết tài nhìn người thế nào của Bà, mà khi cô Trị mới bảy tuổi, bà đã trạm ngõ cho con trai của bà, đến năm 9 tuổi bà đẫ tổ chức ăn hỏi,đến năm cô Trị 13 tuổi bà đã đón cô về làm dâu cả cho mình ( Cô Trị, người thấp lùn, răng lại dưới " Mái tây hiên ", bạn cứ nhìn ảnh mà xem, điều này quá đúng ? )
Dưới sự kèm cặp của hai cụ, chẳng bao lâu bà tôi đã trở thành bà chủ cửa hiệu lớn, trong khi đó 1 chữ " bẻ đôi " ( Chữ Hán và chữ Quốc ngữ ) bà tôi cũng không biết
Sau khi hai cụ tôi mất,bà tôi đã đảm trách rất xuất sắc vai trò 1 nàng dâu trưởng của 1 chi họ, được bà con trong họ rất vị nể về sự quan tâm, cưu mang đến bà con trong họ, cho tới nay khi gặp những người bà con trong dòng họ, ngang vai với tôi, họ rất nhớ những sự giúp đỡ của bà tôi, điển hình như bác Phạm Kỳ Nghiêm U 90, khi mẹ ông mất, bố làm việc ở xa, ông đã được bà tôi nuôi trong nhiều năm ( Bà tôi chỉ là Bà thím họ )
Sau khi ông tôi mất, bà tôi đã trở thành trụ cột của gia đình chẳng những nuôi con và 20 đứa cháu . Mua nhà, tạo dựng nghề nghiệp, nuôi dạy các con của người em dâu ruột mất sớm ( Hợp, Hiền, Thưận, Thảo ), nuôi con nuôi, , nuôi bạn con : Ô Nhâm, Ô Hiền, . . . đặ biệt năm 1944 bác Hoàng thị Nhân là thành viên của Đoàn Thanh Niên Phụ Nữ Cứu quốc Thành Hoàng Diệu ( Hà Nội ) đã thoát ly gia đình đến sống ở nhà bà tôi để dễ bề hoạt động cho đoàn thể, kể từ đây ngôi nhà 53 Lãn Ông trở thành nơi hội họp và là địa chỉ liên lạc của các đoàn thể cách mạng, nhiều vị tham gia cách mạng thời đó, đến nay chúng tôi vẫn còn nhớ tên, nếu có dịp gặp họ, họ vẫn nhận ra chúng tôi và thường nhắc tới những kỷ niệm thời đó. Riêng bác Nhâm vẫn thường nhắc tôi " Giỗ bà, em báo cho chị để chị đến thắp hương cho bà "
Bả tôi sống rất gỉản dị, không xa hoa, luôn có ý thức tiết kiệm, cụ thừong ứng dụng phương châm " Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn " và cụ không thoát ly lao động, bạn đã ngồi bán hàng ở 1 cửa hàng lớn bao giờ chưa ? Sàng từ 6 giờ liên tục cho đến 20 giờ mới được nghỉ, hàng ngày phải tiếp rất nhiều khách đến mua hàng, chịu đựng sự ồn ào, bụi bậm, hết ngày này qua ngày khác, trong chiến dịch Hà Nam Ninh, năm 1950, khi quân đội viễn chinh Pháp nhảy dù xuống Đục Khê, Yến vị, vào đến chùa Hương, bà tôi và gia đình đã thoát khỏi sự bao vây và qua sông Đáy ở Vãng sơn vào lúc nửa đêm, trong đêm tới về mùa đông, lúc đó ngoài 70 tuổi bà chống gậy đi băng băng trong đến tối suốt từ Khả Phong Khả Lễ quay về Vực Chùa Ông, Chợ Dầu để về làng Hữu Vĩnh ước độ trên dưới 20 Km . Sau này khi mẹ tôi mở cửa hàng thuốc, bà hàng ngay luôn tay bào chế thuốc, lúc thì chẻ,lạng Bạch thược, ngưu tất ..thái đảng sâm, trần bì. . , không lúc nào ngơi .Mấy chục năm sống với bà, tôi chưa bao giờ thấy bà tôi phải dùng thuôc. Những năm cao tuổi cho đến lúc từ giã cõi đời, bà tôi chưa bao gìờ phải nhờ con cháu chăm nom, săn sóc, vẫn tự giặt quần áo cho tới lúc mất
Cả cuộc đời của cụ là vì con vì cháu vì họ hàng và bà con thân thích, sau cách mạng tháng tám, cụ luôn hoàn thành nghĩa vụ công đân : Lập hũ gạo tiết kiệm, lập quỹ Đảm phụ quốc phòng . . .đóng góp hàng ngày để cứu đói, nuôi dấu cán bộ cách mạng, khuyến khích con cháu tham gia cách mạng .
Bà tôi về cõi vĩnh hằng vào ngày 2 tháng 9 năm Canh Tý hưởng thọ 82 tuổi, an táng tại Nghĩa trang Quán Dền Phường Nhân Chính Quận Thanh Xuân Hà Nội . Đám tang của bà tôi, cũng như ông tôi đầu đi đến Phố Hàng Thiếc đuôi nới ra khỏi nhà 53 Lãn Ông
Mặc dù nuôi dấu Cán bộ trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, cho đến nay bà tôi vẫn chưa được nhà nước VNDCCH, ngày nay là CHXHCNVN ghi nhận, tuy Ban Liên Lạc Thanh Niên Thành Hoàng Diệu xác nhận công lao đó, vậy kính mong bác Hoàng Hà quan tâm đề nghị các vị có tránh nhiệm trong Ban Liên Lạc TNTHD tích cực can thiệp để các cơ quan có trách nhiệm sớm giảit quyết, nếu để lâu càng bất lợi, vì các vị ngày nay đã ngoại tám mươi
Xin nói rõ, tới nay Cụ Lê thị Cả mới được nhận Bảng TỔ QUỐC GHI CÔNG vì có Liệt sỹ Phạm vĩnh Tường hy sinh tại mặt trận Thu Ba năm 1954, và Bảng Gia ĐÌnh Vẻ Vang tặng cho cụ vì có 3 người cháu nội tham gia QĐNDVN : Phạm vĩnh Tường, Phạm vĩnh Thanh, Phạm Chu Sa, như vậy riêng cụ chưa được nhà nứoc ta xác định có công với cách mạng Ôi, thật quá thiệt thòi cho cụ Lê thị Cả !

Nhân dịp bà xa rời các cháu đã 47 năm, cháu viết bài này để tưởng nhớ tới bà
Previous
Next Post »