Sáu tin đồn thất thiệt về chế độ dinh dưỡng bạn cần lưu ý
Bữa sáng quan trọng nhất trong ngày hay phải ăn ít để giảm
béo là những lời khuyên chúng ta thường nghe. Tuy nhiên, thực tế không đúng như
vậy, bạn cần lưu ý để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Ăn uống như thế nào là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm bởi ảnh hưởng của nó tới sức khỏe và vóc dáng. Tuy nhiên, tầm quan trọng đó khiến những thông tin về dinh dưỡng được truyền tai với tính chính xác không cao. Qua đó, nhiều tin đồn còn trở thành lối sống của một số người.
Bữa sáng là quan trọng nhất trong ngày?
Nhiều thông tin cho rằng việc ăn sáng giúp chúng ta có một
ngày giàu năng lượng, qua đó đảm bảo hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nghiên cứu
tại châu Âu năm 2014 phủ định điều này và đánh giá thói quen ăn sáng không đem
lại nhiều lợi ích đến thế. Thậm chí, việc không ăn bữa sáng còn là phương pháp
giảm calo nạp vào nhằm thay đổi cân nặng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu tại Australia, Hàn Quốc và Ba Lan khi tìm hiểu về chế độ nhịn ăn gián đoạn đã phát hiện việc bỏ qua bữa sáng hoặc ăn muộn hơn trong ngày có liên quan những lợi ích như cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết, giảm dấu hiệu viêm.
Bạn có thể lựa chọn ăn sáng hoặc không tùy điều kiện thời
gian. Ảnh minh họa: Medium.
Tuy nhiên, với những đối tượng đặc biệt có nhu cầu dinh dưỡng đang tăng lên như trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển, phụ nữ mang bầu hoặc một số bệnh nhân cụ thể, bữa sáng vẫn đóng vai trò khá quan trọng. Việc bỏ bữa sáng có thể tác động tiêu cực tới tình trạng sức khỏe của những nhóm này.
Ăn quá ít để giảm cân?
Mặc dù việc ăn ít hơn, qua đó hạn chế calo nạp là nguyên tắc
để giảm cân, tình trạng ăn quá ít có thể dẫn đến hiện tượng thích nghi trong
trao đổi chất và để lại hậu quả xấu cho sức khỏe về lâu dài.
Theo một nghiên cứu tại Australia năm 2017, hành vi tuân thủ chế độ ăn kiêng có mức calo quá thấp trong thời gian dài khiến tỷ lệ trao đổi chất suy giảm, cảm giác đói tăng lên, đồng thời hormone gây cảm giác no bị thay đổi. Các tác hại này, ngược lại, còn khiến mục tiêu duy trì cân nặng trở nên khó khăn.
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy những người ăn quá ít hiếm khi thành công trong mục tiêu giảm cân về lâu dài.
Một số loại nước ép và sinh tố có giá trị dinh dưỡng khá cao. Ví dụ, nước ép từ những loại rau lá xanh không chứa đường hay một ly sinh tố giàu dinh dưỡng từ trái cây và một số thực phẩm bổ sung. Đây là phương pháp tốt để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Một số loại nước ép và sinh tốt chứa nhiều đường, mức calo
cao dẫn đến tăng cân. Ảnh minh họa: AS.
Tuy nhiên, rất nhiều sinh tố và nước ép được bán tại các cửa hàng hiện được thêm đường cùng lượng calo nạp vào lớn. Bên cạnh đó, các loại hoa quả khi được ép thành nước cũng khiến thực phẩm này mất đi phần chất xơ giúp chuyển hóa đường khi chúng vào cơ thể. Nếu uống một lượng lớn sinh tố và nước ép như vậy, chúng ta có nguy cơ tăng cân và gặp những vấn đề khác như rối loạn đường huyết.
Men tiêu hóa tốt cho mọi người?
Hiện nay, men tiêu hóa đang trở thành loại thực phẩm bổ sung
rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Israel năm
2018, một số người được khuyến cáo không nên uống men tiêu hóa.
Nguyên nhân là những người này có khả năng chống lại sự xâm nhập của lợi khuẩn có trong men tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc sử dụng men tiêu hóa thông qua các thực phẩm bổ sung còn dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong vi khuẩn đường ruột của họ.
Một nghiên cứu khác cũng tại Israel năm 2019 cho thấy sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non, liên quan việc sử dụng men tiêu hóa, dẫn tới tích nước, đầy hơi và một số tác dụng phụ không tốt.
Do đó, mặc dù mang lại một số lợi ích nhất định, men tiêu hóa không phải thực phẩm phù hợp với mọi người. Chúng ta cần đặc biệt cân nhắc khi mua và sử dụng các sản phẩm này.
Đồ ăn nhiều cholestetol là không tốt?
Những thực phẩm giàu cholesterol thường bị đánh giá là tác động
không tốt tới sức khỏe do những ảnh hưởng của nó tới hệ tim mạch. Tuy nhiên,
cholesterol không phải luôn xấu.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nội), cho biết: "Cholesterol có 2 loại chính gồm HDL (cholesterol 'tốt') và LDL (cholesterol 'xấu'). HDL giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan và đưa chúng ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch, giảm nguy cơ các biến cố tim mạch. Trong khi đó, LDL có thể dẫn đến sự gia tăng chất béo ở động mạch, gây nguy cơ mắc bệnh liên quan tim mạch. Tuy nhiên, LDL chỉ tác động xấu đến cơ thể với hàm lượng quá cao".
Trứng gà hay sữa chua là các thực phẩm chứa nhiều cholesterol
tốt, có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa: AR.
Cùng chất béo, tinh bột là thành phần dinh dưỡng bị nghi ngờ
khiến chúng ta tăng cân và gây ra một số bệnh như béo phì, tiểu đường...
Tuy nhiên, việc tiêu thụ lượng tinh bột vừa đủ cung cấp cho chúng ta năng lượng cần thiết phục vụ các hoạt động trong ngày. Tình trạng loại bỏ tinh bột ở một số chế độ ăn kiêng thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến não khi đây là yếu tố chính cung cấp oxy cho não bộ.
Thạc sĩ, bác sĩ DZoãn Thị Tường Vi, Viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng, nhận định: "Những người cắt hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn thường có hiện tượng buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu và luôn uể oải, khó tập trung do não không được cung cấp oxy".
Dù vậy, chúng ta vẫn cần lưu ý khi lựa chọn các thực phẩm chứa tinh bột. Kết quả một nghiên cứu tại Mỹ năm 2018 cho thấy chúng ta nên hạn chế các thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy, đồ uống nhiều đường..., để tránh tăng cân và nguy cơ mắc bệnh.
Phạm Lê
Theo Quốc Toàn/ Zing
0 Komentar