Nhân
kỉ niệm 107 năm ngày sinh của Cụ Phạm Vĩnh Quang (4/9/1906), tôi thú thật thực tình không có nhiều kỉ niệm về bố.
Lí
do là tôi sinh 3/1945, ít lâu sau cụ tham gia CM rồi đi kháng chiến mãi tới
1955 mới trở về Hà Nội. Tám năm sau, vào năm 1963 tôi lên đường nhập ngũ rồi
chiến tranh phá họai của Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc mãi tới 1982 tôi
mới chuyển ngành. Từ đó mới có thời gian gần hai Cụ. (Ảnh bên CỤ Quang người cầm ba toong).
Tuy
vây tôi vẫn ghi nhớ Cụ là một người Cha đức độ, đặc biệt là sự độ lượng nhịn
nhường không thù oán ai, ngay cả khi có những điều bất lợi về mình. Tôi được
biết nếu như không có một sư cản trở, con đường công danh của Cụ còn lên nữa
chứ không chỉ dừng lại ở chức vụ như khi nghỉ hưu. Nhưng suốt nhiều năm sau
này, Cụ không một lời ca thán về chuyện này.
Những
năm chiến tranh phá hoại thời gian tôi được về thăm nhà chỉ tính bằng vài tiếng
hoặc một ,hai ngày chứ không hơn. Mỗi lần về nhà Cụ lại chiêu đãi tôi bát Phở
Bắc Hải, hoắc xuất ăn chả cá (ở hiêu ăn cạnh nhà Toàn Mỹ bây giờ tôi quên tên)
lúc đó đâu như chỉ 3 đồng gì đó một xuất. Chỉ thế thôi chứ nào có tiền để vào
hiệu Chả Cá Lã Vọng, nằm ở phố Chả Cá đã nổi danh từ hồi đó.
Cụ
Quang có một thói quen chỉn chu trong giao tiếp, rất cẩn trọng lời nói, cử chỉ
lịch sự nhẹ nhàng vui vẻ khi đối đáp. Không phải là khéo léo mà là thân tình, nên được hàng xóm láng
giềng quí mến. Cụ cũng là người thích tự tay trang trí nhà cửa, mắc điện, sửa
chữa vặt trong gia đình. (Ảnh bên đại gia đình trong ngày giỗ Cụ Quang).
Đặc biệt ngày Tết, ngày lễ Cụ chăm chút từng lọ hoa, kê dọn bàn ghế, dọn dẹp nhà cửa đón khách. Nhờ thế mà những ngày đó thực sự là dịp để con cháu về hội tụ trong không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ.
Đặc biệt ngày Tết, ngày lễ Cụ chăm chút từng lọ hoa, kê dọn bàn ghế, dọn dẹp nhà cửa đón khách. Nhờ thế mà những ngày đó thực sự là dịp để con cháu về hội tụ trong không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ.
Tôi
còn được nghe kể lại với vốn tiếng Pháp thông thạo, lại làm văn phòng lâu năm từ
thời Pháp, am hiểu nhiều lĩnh vực, Cụ được xem là người có năng khiếu và có nghề. Cụ được
nhiều người khen về kĩ năng nghề nghiệp, ở sự chỉn chu, bài bản, văn phong ý tứ
đầy đủ, ở sự sắp xếp công việc một cách vẹn tòan hợp lí.
Cụ
có tất cả 9 người con, với các thông gia cụ rất coi trọng giữ mối quan hệ thân
tình. Ngày đó giao thông đi lại rất khó khăn, không thể đi hết vì thế chỉ có
các vị ở Hà Nội ngày Lễ, Tết cụ mới có điều kiện đến thăm hỏi, chúc tụng. Đến
nay lớp con cháu sau này, khi hai Cụ qua đời vẫn duy trì được nề nếp ấy.
Những tính
cách ấy của Cụ được con cháu kế tiếp, đa phần tự đi lên từ sự phấn
đấu bản thân, biết lo toan hạnh phúc gia đình, không màng danh lợi bọn chen hại
người. Tôi nghĩ đó là phúc đức người ra đi, để lại cho con cháu không gì bằng.
Vĩnh
Thắng
1 Komentar
Người thứ 2 trong ảnh ( Không chống gậy ) đo là cụ Cao Nguyên Lợi - Em ruột của cụ Cao Thị Sâm vợ đầu của cụ Phạm Vĩnh Bảo ( anh ruột cụ Quang ) Cụ Cao thị Sâm có người bà ( Em ruột ông nội cụ, là cụ Cao Thị Trà, cụ Trà là bà Nội của cụ Phạm Vĩnh Bảo ) do vậy cụ Cao Nguyên Lợilại là người bà con vơi dòng họ Phạm ở Lãn Ông
Balas