Bài học thiết thực, bổ ích

Kỉ niệm 120 năm ngày sinh lãnh tụ Hồ Chí Minh là dịp ôn lại cuộc đời của một con người giản di, nhưng vĩ đại có nhiều điều để chúng ta ngẫm nghĩ noi theo.

Tôi vẫn nhớ từ ngày còn bé đã được nghe chuyện (đại ý) khi biết một đơn vị quân đội xây doanh trại chiếm cả đường mòn đi lại của dân làng, Cụ nhắc phải làm đường khác cho dân đi. Câu chuyện đơn giản chỉ có thế, nhưng lại là một bài học “đối nhân xử thế”. Có thể hiểu dù là việc công hay tư, bất kể việc gì mỗi khi khởi sự cũng phải nghĩ xem có ảnh hưởng đến ai không?.

Thật tình nhờ câu chuyện ấy cùng với truyền thống giađình mà mấy chuc năm qua cho đến ngày nay đã 65 tuổi, tôi vẫn có thói quen mỗi khi làm một việc gì cũng suy xét liệu có làm phiền người khác không?. Nhờ thế mà bớt được rất nhiều điều phiền lòng, bực tức ở nguời liên quan đối với những việc làm của mình (tôi nói bớt, chứ không phải là đã hết hẳn).

Hàng ngày quí vị cũng như tôi đang chứng kiến biết bao chuyện “chướng tai, gai mắt” như đổ rác ra đường, chen lấn, xô đẩy, đêm khuya mở TV to, làm hàng giả, hàng nhái, đào đường, xẻ rãnh công trình dở dang kéo dài lê thê, tranh công đổ lỗi, hãm hại nhau…miễn sao là có lợi cho mình còn “sướng, khổ” mặc kệ thiên hạ. Nguyên nhân cũng chỉ vì cái ích kỉ cá nhân, coi mình là trên hết chẳng mảy may nghĩ đến người khác.

Đang có cuộc vận động học tập tấm gương Cụ Hồ, đương nhiên mỗi người mỗi cấp có những cảm nhận khác nhau. Nhưng giá như mọi người ai ai cũng tiếp thu bài học giản dị nhưng thiết thục và bổ ích này của Cụ Hồ, các hiện tượng phiền lòng như trên chắc sẽ không còn tái diến. Đó mới là hành động kỉ niệm thiết thực nhất nên làm.

Phạm Vĩnh.

(Ảnh sưu tầm trên mạng)

Previous
Next Post »