Giỗ Tổ Hùng Vương






Hôm nay mọi người được nghỉ lễ mừng Giỗ Tổ Hùng Vương, tôi cung cấp thông tin tìm hiểu trên mạng vài nét về Ngày Lễ đặc biệt này để các thành viên trong chi họ nhà ta tham khảo :

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba


Hôm nay 10 tháng 3 âm lịch, tức 23/4/2010 ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng từ bao đời nay đã trở thành tình cảm thiêng liêng, sâu lắng trong mỗi trái tim người Việt Nam, là điểm hội tụ của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng biết ơn và ghi nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng

Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long QuânÂu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.

"Lĩnh Nam chích quái" thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương." (Hoặc nằm trong truyện Con rồng cháu tiên). Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương là cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc tướng, lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân.Kinh đô của nước đặt ở Phong Châu, Phú Thọ. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) thì lịch sử Việt Nam kéo dài 2.622 năm.Theo "Hùng triều ngọc phả", nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính, tức là 2.538 năm.Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) thì lịch sử Việt Nam kéo dài 2.622 năm

Theo truyền thuyết lịch sử có 18 đời Vua Hùng là : Hùng Dương ; Hùng Hiền (Lạc Long Quân);Hùng Lân ;Hùng Việp ;Hùng Hy (trước) ;Hùng Huy; Hùng Chiêu;Hùng Vỹ ;Hùng Định ;Hùng Hy ( sau); Hùng Trinh ; Hùng Võ;Hùng Việt ;Hùng Anh ;Hùng Triều ;Hùng Tạo ;Hùng Nghị;Hùng Duệ.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ .Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn trọng yếu của lịch sử Việt Nam. Thời kỳ này đã xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam. Cả dân tộc Việt Nam có chung một Tổ, cùng chung ngày Giỗ tổ. Đồng bào chúng ta từ ngàn xưa, hôm nay và mãi mãi mai sau đều khắc sâu gốc tích, cội nguồn".

Ngày 19-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi gặp gỡ các chiến sĩ quân đội chuẩn bị về tiếp quản thủ đô, tại Đền Hùng, Người đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày 19.8.1962, Bác Hồ thăm lại Đền Hùng, Người đã nhắc nhở các cơ quan lãnh đạo địa phương: Phải chú ý trồng thảm hoa, cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành một công viên lịch sử để cho con cháu sau này đến tham quan.

Năm 1963, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Đền Hùng là di tích lịch sử quốc gia.

Từ năm 1987, CP đã quyết định xếp khu rừng quanh Đền Hùng là rừng cấm quốc gia để bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên

Ngày 8-2-1994, CP phê duyệt quyết định quy hoạch tổng thể Khu di tích Đền Hùng làm cơ sở pháp lý để Nhà nước đầu tư tôn tạo khu di tích. Một bảo tàng về thời đại Hùng Vương được xây dựng trong khuôn viên Khu di tích (1993).

Theo Quyết định của CP năm nay 2010, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ được tổ chức quy mô cấp quốc gia trong 10 ngày từ 14/4 đến ngày 23/4/2010 (tức từ ngày 1/3 đến 10/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và vùng lân cận (tỉnh Phú Thọ).

Tp Hồ Chí Minh với Giỗ Tổ Hùng Vương :


Sáng 7/4/2010 lễ Giỗ tổ Hùng Vương đã được tổ chức long trọng tại đền Vua Hùng, TP.HCM tại Thảo Cầm Viên.







Ngoài ra tại TP. Hồ Chí Minh còn có ít nhất 11 nơi thờ vua Hùng, đó là: Đền các vua Hùng ở công viên văn hóa Tao Đàn (quận 1), Đền Hùng Vương (261/3 Cô Giang, quận Phú Nhuận), Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương (166/33 Đoàn Văn Bơ nối dài, quận 4), Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương (2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1), Đền thờ Hùng Vương (khu du lịch văn hóa Suối Tiên) Đền thờ Hùng Vương (công viên văn hóa Đầm Sen), Đền Trần Hưng Đạo (189/1 Tôn Đản, quận 4), Đền Cửu Tỉnh (96/24 Tôn Đản, quận 4), Từ Quang Phủ (384/105/31 Lý Thái Tổ, quận 10) và đình Hòa Thạnh (378 Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú)...

Năm 1926, người Pháp cho xây dựng cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện với Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh), một ngôi đền mang tên Đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir), Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo...Năm 1975, đền đổi tên thành Đền Hùng Vương và giao cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh quản lý.Đền hiện tọa lạc tại địa chỉ số 2, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Tp HCM.Đền thờ Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh) có lối kiến trúc gần giống như các đền ở Huế, với ba mái cong, chia làm ba bậc, trang trí hình rồngphượng. Các bậc đá lên xuống các cửa, hai bên đều có đôi rồng chầu.Trong đền, trên các bao lơn xung quanh, chạm khắc hình hạc, lân, qui, phượng màu đỏ tinh xảo. Các lỗ thông gió xung quanh cũng được chạm khắc.Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen bóng, đường kính khoảng 50 phân, tượng trưng cho thập nhị chi: tý, sửu, dần, mẹo...Tất cả đều theo phong cách nghệ thuật thời nhà Nguyễn.

Bên phải Đền Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh), có đặt một tượng voi đồng lớn nhất Việt Nam.Voi nặng hơn ba tấn, cách tạo hình và nét chạm khắc khá mỹ thuật. Voi được đặt trên bệ làm bằng xi măng hình khối chữ nhật. Bốn mặt bệ, có gắn bốn miếng đồng lớn cũng hình chữ nhật. Cả bốn miếng đều có khắc dòng chữ lưu niệm giống như nhau, bằng bốn thứ tiếng: Việt, Thái, Anh, Pháp:

Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đã tặng để làm kỷ niệm trong việc Ngài ngự qua bên nước Indochine lần đầu, ngự lên tại Sài Gòn ngày 14 Avril 1930.




Đây là kỷ vật được nhà vua mang từ Thái Lan sang tặng, để minh chứng cho mối bang giao tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan. Sau này, những nhân vật trong chính phủ, trong hoàng gia Thái Lan mỗi lần qua Việt Nam, đều đến viếng tượng voi.

Năm 2005 Tp HCM đã làm một bánh chưng kỷ lục để gửi ra Bắc tham dự lễ

Đền Hùng với nguyên liệu gồm: 1 tấn nếp, 100 kg thịt heo, 200 kg đậu xanh, 350 kg lá chuối và 20 kg lá dong, chiếc bánh chưng sẽ có kích thước "ngoại cỡ" 1,8 x 1,8 x 0,7m. Trọng lượng của bánh sau khi nấu chín nặng 2 tấn, phá kỷ lục của chiếc bánh chưng làng Ước Lễ, Hà Tây nặng 1,4 tấn vào năm 2002. Trong khi đó chiếc bánh dày có chiều dài cạnh đáy 1,8m, cao 0,7m, sau khi chín cũng sẽ nặng đến 1 tấn.




( Tham khảo Internet )


Previous
Next Post »