NỀN GIÁO DỤC ĐỨC

 


NỀN GIÁO DỤC ĐỨC

Sưu tầm
- "Đừng khai thác trí lực của trẻ một cách quá mức, hoàn toàn không phải là một việc tốt. Người lớn cần phải giữ lại không gian cho trí tưởng tượng của bọn trẻ được bay bổng.
Việc nhét đầy kiến thức vào đầu chúng chỉ khiến não bọn trẻ dần trở thành ổ cứng máy tính, rồi sẽ đến ngày, bộ não của trẻ không khác gì ổ lưu trữ, chúng không còn muốn chủ động suy nghĩ hay tưởng tượng nữa.
Cứ yên tâm, hãy để cháu vui chơi thỏa thích. Bọn trẻ vừa học vừa chơi ấy mà. Giờ cháu còn nhỏ, có lo lắng nhiều hơn thì cũng chỉ là điều vô ích mà thôi!"
Trong quyển Hiến pháp Đức, khoản 6 điều 7 trong đó quy định một cách rõ ràng rằng: “Cấm thành lập trường giáo dục trước độ tuổi đi học”. Còn các vị chuyên gia về giáo dục đều nói một cách chắc nịch rằng: “‘Nhiệm vụ duy nhất’của trẻ trước khi vào lớp 1 là trưởng thành một cách vui vẻ”.
Không chỉ người Đức, mà ngay cả người châu Âu luôn nhận thức rằng, trẻ nhỏ có quy luật trưởng thành của riêng chúng. Ở giai đoạn nào thì chúng cần làm những việc tương ứng với giai đoạn đó. Bởi vậy, chúng được vui đùa thỏa thích; rất nhiều công viên, sân vui chơi dành cho trẻ nhỏ được đầu tư xây dựng xung quanh nơi có dân cư sống.
Bề ngoài thì có vẻ như trẻ em châu Âu đã thua với trẻ nhỏ ở Việt Nam ngay từ vạch xuất phát. Nhưng đổi lại với sự lo lắng của các bậc phụ huynh Việt Nam, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách bị động mà bỏ mất thói quen chủ động suy nghĩ trước một vấn đề. Hậu quả của những bộ não như chiếc ổ cứng là hủy đi tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ những đứa trẻ.
Nên đừng hỏi vì sao người Đức chiếm nhiều giải Nobel của thế giới?
Đáp án chính là:
"Đừng khai thác trí lực của trẻ khi còn quá sớm".
Previous
Next Post »