Ví dặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh

        Vào hồi 23h10 hôm 27/11 (theo giờ Việt Nam), tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ ngày 24-28/11 tại Paris (Pháp) đã chính thức công nhận dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là một trong 46 hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong đợt này.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/Ch%C3%BAc%20M%E1%BB%ABng

http://luong1950.blogspot.com/search/label/Ch%C3%BAc%20M%E1%BB%ABng
       Là dân Xứ Nghệ tôi rất vui và xin được chúc mừng "quê choa" nhân sự kiện trọng đại này. Dân ca Nghệ Tĩnh và đặc biệt là các điệu ví dặm đã gắn liền với máu thịt của những người đã sinh ra và trải qua tuổi thơ ở mámh đất khô cằn, nắng hạn nhưng trọng nghĩa trọng tình và khảng khái này !
Giữa sự phong phú và đa dạng của đời sống âm nhạc hiện đại, nhưng tôi không thể nào quên được cảm xúc lần đầu nghe “Điệu ví dặm là em”  - một ca khúc hay viết về Hà Tĩnh. Những giai điệu mang âm hưởng dân ca ngọt ngào, đằm thắm, sâu lắng nghĩa tình hoà quyện trong mỗi lời ca cứ lan tỏa vào tâm hồn tôi một cách tự nhiên và say đắm. Sau đó, tôi mới biết rằng bài thơ “Giữa Sài Gòn nghe hát dân ca xứ Nghệ” in trong tập thơ “Vệt thời gian còn lại” của Lê Quang Thắng (có bút danh Lê Văn) nguyên là Trưởng đoàn Ca kịch Hà Tĩnh sáng tác bài thơ.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/Ch%C3%BAc%20M%E1%BB%ABng
      Những  năm tháng tuổi thơ gắn bó với quê hương Hà Tĩnh, được thấm đẫm trong cái man mác, bâng khuâng, nặng nghĩa tình của câu hò, điệu ví, có lẽ  vậy mà sống giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội nhưng Lê Quang Thắng vẫn dâng trào cảm xúc khi nghe hát dân ca xứ Nghệ. Đó là chất xúc tác để những nỗi nhớ, niềm thương luôn ẩn sâu nơi đáy lòng của những người con xa quê được bộc bạch chân tình, da diết trong bài thơ “Giữa Sài Gòn nghe hát dân ca  xứ Nghệ”.
http://luong1950.blogspot.com/search/label/Ch%C3%BAc%20M%E1%BB%ABng
        Bài thơ giản dị, mộc mạc trong cách dùng từ, hình ảnh, giọng điệu… song lại thiết tha, sâu lắng trong cảm xúc. Với Lê Văn, Hà Tĩnh là quê hương thứ hai nhưng nguồn cảm xúc thân thương về mảnh đất nghĩa tình này vẫn luôn như mạch nước ngầm mát ngọt thao thiết chảy trong anh. Và anh đã gửi tiếng lòng của  mình vào hồn thơ để thân tặng những người con xứ Nghệ. Bài thơ được Quốc Nam phổ nhạc để rồi mhững  người con Xứ Nghệ nói riêng và những ai ở vùng đất khác đã "trót" thương gái (trai) Xứ nghệ và mảnh đất khô cằn, nắng cháy này thì không thể không nghe, không thể khống biết. Dân Xứ Nghệ như mướp đắng mới nếm lần đầu thì... eo ôi đắng lắm nhưng ăn lâu thì càng quen và...nghiện lúc nào không biết đó ! Lẽ đời là vậy: ta cứ nghiện đắng, nghiện cay chứ nào có nghiện ngọt bao giờ ! Vị ngọt được chắt lọc từ đắng cay thì cũng đáng nhớ, đáng nghiện lắm chứ !?
        Mời các bạn nghe 4 ca khúc có liên quan đến dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh do tôi làm karaoke để mừng quê tôi nhân sự kiện UNSCO vinh danh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Nếu quảng cáo che lấp lời karaoke bạn hãy tắt nó đi !



     ( Nếu kích vào nút tam giác sẽ nghe thứ tự từ đấu đến cuối. Còn nếu bạn muốn nghe chọn bài nào trong list video thì làm như hình dưới nhé, sau khi đã kích vào nút tam giác một lát.)
http://luong1950.blogspot.com/search/label/Ch%C3%BAc%20M%E1%BB%ABng
Source from (Nguồn bài đăng): minh lương và mọi người


Previous
Next Post »