Họp mặt ngày lễ


Trưa nay 30.4.2017 nhân ngày nghỉ  lễ kỉ niệm 42 năm Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước (30.4), chúng tôi đã có buổi họp mặt gia đình gọn nhẹ với các món ăn bình dân hợp với người nhiều tuổi bánh cuốn, bánh đúc, bún sườn nấu xấu...
Do nhiều thành viên đi chơi xa, một hai gia đình thành viên cũng tổ chức các cuộc gặp mặt bên nội hoặc ngoại mừng ngày lễ, nên hôm nay cũng chỉ có được 6 người dự. 
Cụ bà mẹ vợ năm nay đã 92 tuổi đương nhiên là vui, vui vì con cháu coi trọng ngày lễ tổ chức tụ họp gia đình như khi cụ ông còn sống. Về ngày 30.4 cụ bảo còn nhớ rất rõ không khí Hà Nội ngày hôm đó.
Tôi đón tin vui giải phóng miền Nam vào năm cuối cùng Đại học kĩ thuật Quân sự, khi chúng tôi đã nhận đề tài chuẩn bị bảo vệ đồ án tốt nghiệp sau 5 năm học tại đây. 
Ngay sau ngày giải phóng chúng tôi được nhà trường làm lễ tốt nghiệp, được biên chế ngay về các đơn vị tiếp quản các trung tâm thông tin quân sự ở miền Nam. Nhờ thế tôi có dịp được sống hai năm trong không khí hồ hởi sau ngày giải phóng tại hầu hết các tình, thành ở miền Nam (TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Lạt, Vũng Tàu, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Sa Đéc, Mỹ Tho, Cà Mau, Huế, Đà Nắng, Qui Nhơn...). 
Cũng trong thời gian này tôi đã có dịp gặp họ hàng quen biết, những cán bộ miềm Bắc vào tiếp quản trên các cương vi khác nhau như các ông Nguyễn Văn Trân, Hồ Trúc, Phạm Vĩnh Trinh...Những người đã chiến đấu ở miền Nam nhiều năm như ông Năm Nhượng Tư lệnh Phó thông tin miền Quân giải phóng. Được sống trong gia đình ông Hai Trí cựu chỉ huy  biệt động Sài Gòn, được ông coi như con cháu giao cho xe máy và dành một phòng riêng dùng cho những ngày từ đơn vị về. Được theo ông đến nhà các ông Năm Lai, Phở Tư Bình, dinh Độc Lập và nhiều đia danh nổi tiếng là căn cứ của biệt động Sài Gòn những năm chiến tranh ác liệt. 
Tôi cũng đã gặp những người họ hàng đã vào Nam ngay từ năm 1954 như vợ chồng Yên Thành (chị ông Phan Tiến Đào), Lê Sỹ Giai và chuyển một bức thư thăm hỏi của cụ Quang tới ông Lê Tài Trường...
Đó là những kỉ niệm vô giá, không thể quên trong cuộc đời của mình ở vào thời khắc lịch sử của đất nước.
Vĩnh Thắng


Previous
Next Post »