CẢM NHẬN MÓNG CÁI - TRÀ CỔ

Đã thành tập quán, hàng năm vào dịp hè, các cô cậu chi họ Cụ Quang đều khởi xướng đi thăm thú đâu đó. Năm nay câu chuyện bắt đầu từ tin đồn là cột mốc Sa vĩ đã bị lùi lại vài km. Thế là cậu Ngọc khởi xướng bằng cú điện thoại cho chị Vinh: "Vinh ơi năm nay đi Trà cổ Móng cái xem cột mốc có bị di dời không?" Chị Vinh lên kế hoạch xác định ngày đi, thuê xe, đặt nhà nghỉ. Vì nhiều lý do khác nhau mà đây là chuyến đi có ít người tham gia nhất từ trước đến nay, vẻn vẹn có 6 người. Tôi cũng đang bận nhưng chưa đi Móng cái bao giờ, thường nghe mẹ nhắc và khen biển Trà cổ, cũng muốn biết thêm cửa khẩu phía bắc nên gác mọi việc lại lên đường. Xe ô tô Ford 9 chỗ màu đen đón chúng tôi tại Thái hà xuất phát từ 6 giờ đến Trà cổ là 13 giờ 30. Quãng đường xa khoảng 350 km nhưng đường tốt, xe êm nên cũng không thấy mệt gì nhiều. Nhận phòng nghỉ ngơi tại nhà nghỉ Trà cổ. Nhà nghỉ Trà cổ là một trong các nhà nghỉ lâu đời nhất ở đây - nguyên là nhà nghỉ công đoàn, được thừa hưởng khu đất rộng. Nơi đây dã vinh dự được đón Hồ Chủ tịch đến thăm năm 1961. Vì thế, đây cũng là nhà nghỉ duy nhất có dựng bia tưởng niệm Bác Hồ.

      (Trà cổ là một trong số ít bãi biển ở Việt nam còn giữ lại nguyên vẹn rặng phi lao ven biển)


Bãi biển Trà cổ dài 13 km, cong cong hình vòng cung mà nhà nghỉ Trà cổ nằm ở đầu vòng cung xa nhất. Đây chắc là bãi biển hiền hòa nhất ở Việt nam. Mặt nước phẳng lì không gợn sóng xa đến tận chân trời. Bãi biển thoai thoải đi xa mãi vẫn chưa ngập đầu. Chắc ở vùng than nên cát biển pha chút bùn đen đi hơi bị lún nhẹ ở chân. Sau khi nhận phòng, nghỉ ngời, đoàn đi dạo biển rồi bắt taxi đến Móng cái ăn tối và đi thăm chợ đêm ở phố đi bộ. Trà cổ chỉ cách Móng Cái 13 km nên di chuyển nhanh và dù giá taxi ở Móng Cái đắt hơn so với ở Hà nội nhưng cũng không đáng kể tính cho 1 đoàn.
(Ngã ba Trà cổ - biểu tượng du lịch của Móng Cái nằm giữa Móng Cái và Trà cổ, nơi có đường rẽ đến bến Ngọc sang đảo Vính thực).

 Ngày thứ hai, sau khi tắm biển, cậu Ngọc và hai chị em chúng tôi tách đoàn đi thăm đảo Vính thực. Vĩnh thực là 1 đảo hoàn toàn hoang sơ chưa có cơ sở vật chất đáng kể nào dành cho du lịch. Đảo gồm 2 xã Vinh thực và Vĩnh trung vời chừng 10.000 nhân khẩu, thường xuyên có mặt trên đảo là 50% trong số ấy. Chiều dài của đảo 16 km. Với giá vé hai chiều 110.000 đồng, chúng tôi được xuồng đưa từ bến Ngọc ra đảo, ô tô trên đảo đưa đi 1 vòng ra bãi tắm rồi đưa trở lại bến về đất liền đến tận Móng Cái. Tại bãi tắm chỉ có 1 quán ăn với hải sản tươi sống giá rẻ. Nếu muốn đến xem hải đăng thì phải thuế xe (tối đa 12 chỗ) 500.000 đồng / chuyến. Ba người chúng tôi thuế 1 chuyến và nhờ tài mặc cả của cậu Ngọc mà được giảm 100.000 đồng.
Cảm nhận chung là người Vĩnh thực rất quý khách và chưa có tư tưởng chặt chém du khách. Một điểm đến nữa của Vĩnh thực là bến hải sản. tuy nhiên, khi chúng tôi biết thì cũng đã muộn nên không đến được. Ra về, hai chị em tức cảnh ứng khẩu vài câu thơ tặng cậu Ngọc như sau:

 Hôm nay Vính thực đón Vĩnh Ngọc
 Vĩnh Ngọc ngắm hải đăng Vĩnh thực
 Mực ống ghẹ tươi thết Vĩnh Ngọc
 Ra về Vĩnh Ngọc nhớ Vĩnh thực

 (Tất nhiên bài thơ của chúng tôi thì không thể hay bằng bài thơ của cô Kim Anh rồi)

 Ngày thứ ba, hai chị em chúng tôi tách đoàn sang Đông hưng Trung quốc. Để sang được bên ấy môi người mất 330.000 đồng chụp ảnh, làm giấy thông hành, dán mã vạch. Cửa khẩu Móng Cái nằm ngay trong thành phố Móng Cái, chỉ cách phố đi bộ vài trăm mét. Mọi thủ tục thông quan nhanh gọn ở cả 2 bên cửa khẩu. Lưu chuyển hàng người giữa hai cửa khẩu Móng Cái - Đông hưng không nhộn nhịp còn kém xa so với cửa khảu Tân thanh - lạng sơn.
Vừa ra khỏi cửa khẩu Đông hứng, chúng tôi được các tài xế Trung quóc mời chào đi thăm Tp. Đông hưng. Hai chị em lôi hết vốn tiếng tàu ra mà vẫn không nhớ ra vài từ thông dụng. Đã có thời gian tôi học tiếng tàu bồi (tức chỉ nói được còn không viết được). Hơn 10 năm trước tôi đã dắt bố mẹ đi Bằng tường bằng cửa khẩu Hữu nghị quan (đi chui với giá 1$/ 1 người + CMT. còn không có giấy tờ đoàng hoàng như bây giờ) Lúc đó, tôi có thể nghe và nói những gì mình muốn thể hiện. Ấy vậy mà bây giờ quên tiệt. Tôi chợt nhớ và hỏi: "Tua xảo xén?". Tài xế TQ là 1 cô gái to béo dễ thương. Cô ta xòe 5 ngón tay rồi chụm lại. Hỏi mấy lần đều vậy, tôi nghĩ chắc cô ta không hiểu mình nói. Thế là 2 chị em cứ ngồi đại rồi đi. Thành phố Đông hưng to đẹp hơn nhiều so với thành phố Hà khẩu mà chúng tôi đã từng qua. Tuy nhiên, Đông hưng cũng yên ả hơn, không nhộn nhịp bằng Hà khẩu. Tiếc rằng thời gian ít, chị Vinh lại mệt nên không thăm thú được nhiều.
Cô ta đưa đi các nơi mà theo cô ấy các khách Việt nam thích dừng chụp ảnh. Cô ta chụp cho 2 chị em được vài bức rồi cả 3 chụp 1 ảnh tự sướng. Đến khi muốn quay về, chị Vinh giơ Giấy thông hành nói về. Thì ra cô ta cũng hiểu từ về của VN. Cô gái ấy chọn chỗ đỗ xe ngay sát phòng làm thủ tục hải quan. Rút kinh nghiệm tôi bảo cô ấy ghi số tiền cần trả ra tay. Mất 50 nhân dân tệ. Đến bay giờ tôi mới hiểu cử chỉ xòe 5 ngón rồi chụm lại của cô ấy có nghĩa là 50 tệ (tương đương 170.000 đồng VN). Hai chị em vui vẻ nói: "Xia xia nỉ, chai chèn" rồi rảo bước về phòng Hải quan TQ.



Buổi sáng ngày cuối cùng, cả đoàn thuế xe 7 chỗ đi thăm cột mốc Sa vĩ, nhà thờ Trà cổ, đình cổ Vạn Linh khánh. Hai cột mốc VN và TQ vẫn nằm nguyên giữa dòng sông chung kẻ đường biên giữa sông. Đường biên giới đông bắc vẫn là đường biên hữu hảo. Hòa bình cần thiết cho cả 2 dân tộc. Móng Cái Trà cổ đã để lại ấn tượng về một Quảng ninh đổi mới, xanh sạch với rừng cây xanh mướt 2 bên đường, rặng phi lao già rậm rạp ven biển, người dân hiền hòa hiếu khách.

P/S: rất tiếc còn nhiều ảnh đẹp nhưng trình độ có hạn nên không tải lên được.


Previous
Next Post »