Sau năm 1975 tôi
trở về cơ quan cũ ở Hà Nội, ở đây tôi gặp 2 người quê quán ở Làng Mọc ; Ông
Tiêng ( 1928 ), ông Nghị ( 1933 ). Thỉnh thoảng gặp nhau chúng tôi hay nhắc tới
làng Mọc
Những năm 90 của thế kỷ trước,
ông Nghị cùng làm việc với tôi tại các công trình ở Lào, khi nghỉ hưu, tôi làm tổ trưởng tổ hưu, ô Nghị
làm tổ phó lại càng có điều kiện nói chuyện về làng Mọc, đôi lần tôi cũng về
nhà ông ở sát chùa ( Xóm đình trong ), ngay từ thời bao cấp ông Nghị hay giò
hỏi, muốn biết tông tích của tôi với làng Mọc, tôi thì cứ ất ơ nói chuyện không
khảng định điều gì, vì các bạn cũng biết thời ấy thành phần còn nặng nề lắm,
tuy chẳng có dính dáng trực tiếp gì, nhung cứ nửa tỉnh nửa say có lễ tốt hơn
Hôm
29/9/2015 chú tổ trưởng tổ hưu có đến đưa quà của đơn vị nhân ngày Quốc tế
nguời cao tuổi và có nhờ tôi cầm hộ 2 xuất của hai ông làng Mọc
Bốn tiếng sau
ông Nghị đến nhận quà,: Xin giới thiệu với ông đây là cháu gái, cháu nội của
tôi, sau khi ổn định chỗ ngồi, tôi mói đùa với cháu gái của ong Nghị :
‘ ..Suýt
nữa ông cháu phải gọi ông bằng
anh đấy ? .. “
Mấy năm trước
đây, tôi về Mọc để đưa quà nhân ngày quóc tế người cao tuổi :
Ông Nghị có hỏi
tôi : “ Hôm nọ tôi thấy ông đi với mấy
người chắc là việt kiều đúng ở trước sân đình, lại có cả ông cả Định, thế họ
hàng thế nào ? Ông và ông Định có liên quan gì ?
Cái lão này như
“ Mật thám “ tôi nghĩ vậy và trả lời :
“ .. Ông nội của
bà nội tôi là con thứ 3, ông nội của bà nội ông Định là con thứ 7 . . .
Thế còn mấy
người việt kiều ( Gia đình M Lê thức Trình ) kia là thế nào ?
‘ .. Với ông
Định là cháu cô, cháu cậu, với tôi là con cô, con cậu
Này tôi là thổ
công ở cái làng này ông đừng bịp tôi ông Nghị nói, tôi chỉ cười không giải
thích tiếp
Đình làng Mọc ( Cám ơn bác Di )
Thôi thì gần đất xa trời rồi ông Nghị đã vào lứa tuổi U 90, ông muốn rõ lai lịch tôi thì cũng chẳng
giấu làm gì, tôi bắt đầu
tấn công lại :
“ .. Ông bảo ông
là thổ công ở cái làng này, tôi hỏi ông :
Người phi công
đầu tiên ở làng này là con cái nhà ai ? Tần ngần 1 lúc không trả lời được, tôi
gợi ý, ông có biết ông bà cả K không ? Tôi nhớ ra rồi .. . Thế ông có biết cụ
cả Trịnh không ? Ông có biết họ Trương ở làng ta không ? Gia đình ông Trương Sơ
là chi trưởng đấy ? Ờ ờ tôi có biết . Cụ bà cả Trịnh là nguời họ Trương đây có
mấy người em là cụ Đô Tiệp, Cụ Đô Kỷ ông có biết không ? Có vài lần mẹ tôi có
nhắc tới tên các cụ, hôm nay ông nói tôi mới nhớ . Ngay tại xóm ông một dòng họ
có 3 ông luật sư nổi tiếng ông có biết không ? Tôi chịu. . .. Thế ông có biết
nguời liệt sỹ đầu tiên ở làng ta là ai không
? ..Thế ông có biết liệt sỹ Phan
Tiến Long ( Anh Phan Tiến Đào ) hy sinh ở mặt trận Xuân Mai đầu năm 1947 là con
nhà ai không ? Ong Nghị im lặng không trả lời, một lúc sau ông lại “ Thăm dò “ tôi :
’ Ông có biết nhà giáo Toản không ? Ngày xưa
hay để ý nhà Tân lắm, nhắc đến nhà giáo Toản ở làng ta có hai người trùng tên
Toản, cùng làm nghề nhà giáo đó là ông giáo Toản bố bác ba Thi ( Con rẻ ông Ba
Tỵ ), và bác giáo Toản con cả ông chánh Th người xóm ông, nhưng mà nhà Tân (
Phan Thị Kiều Tân ) có nói với tôi : “ Ngày xưa ở xóm đình có anh Nghị lùn hay
để ý đến em, em mới nhắn tin “ Dại gì mà lấy lão Nghị để đẻ con ra là nấm lùn à ! .. “
Tôi bịa ra, lão Nghị đỏ mặt
Lão lại hỏi tiếp
tôi : Thế các cụ ông nguời ở đâu ? Cụ nội tôi ở bên Chính Kinh, cụ ngoại tôi họ
Trường đây, ông thân sinh ra ông ở đâu ?
Khai sinh là Mọc Quan Nhân, à tôi nhớ ra rồi cái nhà 5 gian và 1 sào
vườn ở trước nhà cụ Đốc Thịnh đứng tên bố ông ( Sau Cải cách ruộng đất, mẹ ông
Nghị là cán bộ địa chính của xã Nhân Chính ), thế mộ cụ để đâu : Ông bà tôi để
ở Quán Dền, mà quản trang bây giờ là học trò ông Cả Vượng đấy, bố tôi ở khu A Văn Điển nên tôi không đưa về đây, chị tôi cũng nằm
ở Quán Dền
Thế thì ông đúng
là nguời làng ta còn đấy gì ?
Đấy là ông nói, chứ không phải tôi nới !
Đấy là ông nói, chứ không phải tôi nới !
Anh Đoàn Ngọc
Khanh sau khi ở làng Mọc ra về có nới một câu đại ý ..” Sau này mà về làng Mọc,
không có chú N thì chẳng ai biết họ hàng là thế nào !
4 Komentar
Ông Ngọc biết nhiều, nhớ nhiều về làng Mọc chứ thật tình tôi hầu như chẳng biết gì. Có lẽ tôi chỉ nhớ được những lần theo tầu điện leng keng về Mọc, qua hàng Bột bây giờ ngay đầu giáp với Văn Miếu có hình tượng con bò trên cao phía mặt tiền một ngôi nhà bên tay trái (theo hường về Ngã Tư sở). Ngaỳ đó cũng chỉ biết vậy thôi, chứ cũng không tìm hiểu là gì có lẽ là tôi còn ít tuổi. Rồi thì có những bà giặt giũ quần áo ở bên đường dưới một con mương, hay cái cống nước cũng không nhớ rõ lắm. Tiếp đến là một cái trại lĩnh có anh linh Tây đenm đứng trong bốt gác (sau này là trụ sở đơn vị sản xuất dụng cụ Y tế HN). Rồi làng Mọc có ao Bầu dục, đình làng Mọc ngay bên hông có một cái giếng. Rồi ngôi nhà 5 gian nơi bà Bé, ông Vượng ở, bên canh là cái cổng nhở sơ sài, trước mặt là cái ao rộng đầu bờ có một cây vối và cầu ao nhỏ. Mỗi lần về Mọc tôi rất thích thú uống nước vối, thình thoảng lại ra cầu ao rửa chân khoái lắm (nhưng thục ra chỉ dám thò một chân xuống nước vì sợ ngã xuống ao...) Lại nhớ cả vườn ổi nhiều cây bên nhà ông hai Chí, nhớ đám tang Cô Hiền mẹ anh Đào, anh ấy khóc nấc suốt hành trình..NGhĩ lại số lần về Mọc và thời gian ở lại cũng là rất ít. Sau này khi về công tác ở HN, tôi được ông Cẩn bấy giờ là Phó ban TC thành ủy HN đánh tiếng qua bà mẹ vợ là người cùng họ hàng với Cụ Quang...Nhưng thú thật tôi cũng chẳng hiểu quan hệ là như thế nào, không một lần tiếp xúc trực tiếp với ông ấy...Hiểu biết thì ít về làng Mọc, nhưng ấy vậy mấy chục năm qua đi đâu ở đâu khi được hỏi tôi cũng nói là người HN gốc, quê làng Mọc...
BalasTìm ảnh cũ về Làng Mọc Quan Nhân quê gốc của họ nhàng 53 Lãn Ông nay o công bố trên mạng vì nơi đây đã đô thị hóa mạnh mẽ không còn nhận ra dấu tích ngày xưa
BalasĐình làng Mọc vẫn còn nguyên cậu ạ. Ngày trước mẹ cháu hay về Mọc thăm bà Bé. Cháu cũng không biết và không nhớ bà Bé.
BalasNgày xưa lúc còn bé nói về làng Mọc thì tôi chỉ biết tới bà Hiền, bà Bé, ông cả Vượng (bố anh Đào, ôn Tỵ...Bà bé hầu như hằng tuần đến nhà Lãn Ông lấy nước gạo về nuối lợn, bà thình thoảng lại đem cho chổi rơm, chổi xuể...Còn ông cả Vượng đôi khi cũng ra nhà LÔ, ôn thường hay lên gác thờ nghỉ ngơi (hồi đó anh Đào có thời gian về sống ở LÔ). Nghe nói khi còn sống, bà Bé cũng hay qua lại Định Công thăm bà Bé Bảo.
Balas