Nhớ tới tiền nhân



1879 - 1960



Ngày 14/10/2015, ( 2/9 Năm Ất Mùi )là ngày giỗ lần thứ 55 của cụ Lê Thị Cả ( Cụ Tú ) bà nội của chúng tôi, đã tạ thế tại 53 Lan Ông, an táng tại quê nhà : Nghĩa trang Quán Dền Phường Nhân Chính quận Thanh Xuân – Hà Nội thọ 82 tuổi, cụ là thế hệ thứ 2 sống tại ngôi nhà 53 Lãn Ông
Trong những ngày kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 tôi luôn nhớ tới cụ : người phụ nữ đảm đang việc gia đình, dòng họ và đất nước
- Cụ đã  nuôi dạy gần 20 cháu nội, mua 1 ngôi nhà ngói 5 gian + 1 sào vườn để cho các con của người em ruột chồng có nơi ở khi họ không còn mẹ, nuôi dạy 4 người này đến khi trưởng thành
- Tôi và ông Phạm Kỳ Nghiêm là chắt chú, chắt bác, những năm 30 của thế kỷ trước, bố mẹ ông chia tay, ông ở với bố ( Ô Cường em ông ở với mẹ ), khi bố mất ông ở với người cô ruột : Bà năm Lưu, năm 1940  bà Lưu đi Pháp , cụ Tú đã gọi ông về sống tại 53 Lãn Ông,( Ông đã thám gia  Việt Minh trước năm 1945, sau ngày  23/9/1945 ông theo đoàn quân Nam tiến chiến đấu ở miền Nam, ở Lào, sau năm 1954 ông làm việc ở CP 38 cho tới khi nghỉ hưu, ông lập gia đình năm 1956 )
- Cụ đã tạo dựng cơ sở dệt vải màn, khăn mặt, khăn tay cho những nguời cháu gọi cụ là cô ruột ở Lai Xá , giúp đỡ các con  của họ
- Cụ cũng đã có những người con nuôi như Ô Nhâm, Ông Hiền v.v..
- Vào nhưng năm `1944 cụ đã chấp nhận để bà Hoàng Thị Nhân ăn ở trong gia đình tạo điều kiện để bà Nhâm hoạt động trong phong trào Việt Minh ở  Hà Nội, qua bà Nhân cụ đã cung cấp luơng thực thực phẩm, tiền mặt để đóng góp cho các tổ chức của Việt Minh họat động các mạng.
 Vào nhưng năm 1990 – 2000, theo đề nghị của bà Nhân :

 “ Ng ơi khi nào em giỗ bà, nhớ báo cho chị để chị đến thắp hương cho bà ..”  tuy đã ngoài 80 tuổi, bị biến chứng của huyết áp cao, đi phải có người dắt nhưng kỳ giỗ nào,  bà cũng có mặt, cũng nhân những ngày đó tôi đã hỏi bác Hà : “ Ngày xưa các chị đã lấy lương thực thực phẩm, tiền của bà để đóng góp cho Việt Minh sao không thấy có sự ghi nhận, bà Nhân lên tiếng  : “ Thời ấy lấy của bà bao nhiêu các chị mang về nông thôn vừa để ăn vừa để cứu đói cho các chị em vùng quê hẻo lánh, tiền thì các chi dùng cho việt mua nguyên liệu làm băng rôn, in truyền đơn, tiền tầu xe v.v. thời ấy làm gì có chuyện biên nhận hay báo cáo vì còn phải giữ bí mật, tất nhiên số tiền đó không nhỏ  . .. ‘


Ngày 4/2/2002 trong buổi gặp mặt các gia đinh đã giúp đỡ cách mạng truớc ngày 19/8/1945
Đại tướng Nguyễn Quyết ( Bí thư thành ủy Hà Nội thời đó  ) đã nới :

“ . . .Hôm nay tôi thay mặt các đồng chí lãnh đạo các cấp để xin lỗi các vị ân nhân của chúng tôi, tiếc rằng đến giờ phút này các vị đó không còn nữa, chúng tôi được tiếp xúc với các đồng chí là con cháu của các cụ, cũng làm chúng tôi nhẹ bớt phần nào nỗi ưu phiền. . . Tới nay còn sót nhiều trường hợp chưa được nhà nước ghi nhận công lao của các cụ với đất nước. Nếu thời đó các cụ nhà ta không cho chúng tôi ăn ở trong gia đình, không che dấu bảo vệ chúng tôi khi kẻ địch lùng sục, không tạo phương tiện, vũ khí cho chúng tôi hoạt động làm sao chúng tôi còn sống đến ngày nay, đương nhiên không có dân che chở, những cán bộ chúng tôi làm sao tồn tại được, tất nhiên các mạng làm sao thành công được


                                 
Gần đây loa phát thanh của phường tôi ở có truyền tin : Đề nghị gia đình có người thân có công với cách mạng, mang theo những giấy tờ cần thiết ra phường để phường hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ người có công !
                                                 *     
Mẹ tôi mất ( Bà Yến ) năm 2002 sau đó ít lâu tôi về Mọc, chị ba Cấn có nói đại ý : “ .. Chúng tôi tuy ở trong này vẫn nắm được tin tức của các ông các bà , các cô chú ngoài đó, vì là con cháu địa chủ nên chúng tôi không giám giao tiếp sợ ảnh hưởng tới các vị, nghe tin bà mất anh em chúng tôi tổ chức viếng, đưa tiễn bà, chúng ta mới có 3 đời còn gần lắm chú ạ   !   “
Năm 2003 chuẩn bị giỗ đầu mẹ tôi, tôi nghĩ có lẽ mời bà con làng Mọc, chắc họ sẽ viện lý do không tới . Nhân tiện bác Nhu vừa hoàn thành nhà mới ở Hàng Bún, được bác Nhu thống nhất, tổi đã đi mời bà con trong họ ở làng Mọc đến dự nhân ngày giỗ của cụ Tú, mất mấy ngày lục tìm địa chỉ để đi mời, tôi đến nhà ô B , nhắc ông Miễn :  “ Anh đừng giới thiệu . . . .”
Đến trước của hiệu bán văn phòng phẩm ..
“ ..Chào các chị, cho tôi gặp ô B ..,”
        “  Anh gặp ông B có việc gì, anh là thế nào với ông B ?”
        “ Tôi là em ông B ….”
        “ Em ? Bố ơi ra có người nào muốn gặp “
        “  A, trông cậu giống thằng Tường, thằng Thanh, chắc con chú Qu…phải không ?  )  Quả thật tôi cũng chưa bao giờ tiếp xúc với ông
       Sau khi nói lý do, ông vui vẻ nhận lời  !
       Cuộc gặp mặt này là đông đủ nhất kẻ từ năm 1945, tôi cũng có lời cảm ơn các vị đã đến phúng, viếng mẹ tôi

       Thời ấy , sự tập trung đông đủ các cháu nhân ngày giỗ bà là điều hiếm có, tôi tự hào đã làm được việc đó, cho tới nay nhiều nguời đã khuất, và chẳng bao giờ có thể lập lại!




                                  Hỡi các cháu, chắt, chút, chít !
    Hiện đang sống ở mọi nơi trên hành tinh này, hãy thắp nén hương tưởng nhớ cụ Lê Thị Cả người phụ nữ đảm đang với gia đình, dòng họ và đất nước ! Chính cu đã làm dòng họ ta ngày càng phát triển
              Cụ xứng đáng là nguời mẹ Việt Nam anh hùng
( Ghi chú : Cụ đã nuôi dạy  ba người cháu là chiến sỹ QĐND VN trong đó có liệt sỹ Phạm Vĩnh Tường hy sinh tại mặt trân Thu Ba tỉnh Kiên Giang tháng 3/ 1954 )
                                                          Một nén hương thơm tưởng nhớ bà                 

Previous
Next Post »