Mẹ sinh con
vào 5h30 sáng ngày 23.3.1987 tại TP.Ivanovo Liên Xô cũ.
Vì đây là bệnh
viện người lớn, nên họ không cho mẹ vào theo con. Năn
nỉ mãi mấy bà y tá mới đồng ý cho mẹ vào với con một lát. Nhìn con gái bé xíu
trong tấm áo choàng dành cho bệnh nhân rộng thùng thình, ba mẹ thấy thương con
rứt ruột. Mẹ dỗ Phương Anh chịu khó sáng mai mẹ vào sớm xin bác sỹ nằm với con,
ba mẹ về mà thương con qúa lần đầu tiên phải nằm viện mà không có mẹ. Sáng sớm
hôm sau mẹ vào gấp xin bác sỹ cho được nằm với con. Ở viện chưa có tiền lệ cho
người nhà vào, nhưng chắc thấy con bé qúa lại không đi được nên bác sỹ
trưởng cũng đồng ý cho mẹ ở lại. Vậy là từ đây bắt đầu một cuộc chiến dành giật
sự sống cho con, một năm liền mẹ không về nhà.
Rồi thì ca
mổ cũng kết thúc ba mẹ hồi hộp chờ kết luận của BS và khi ông nói bệnh của con
không thể chữa được cho dù đi đến đâu trên thế giới cũng vậy thôi. Lúc đó ba mẹ
suy sụp tưởng chừng mình không thể đứng lên nổi. Mẹ nói với ba cho dù chỉ còn
1/1000 hy vọng mẹ cũng cứu con bằng được.
Những ngày
trong viện ngồi đỡ sau lưng cho con, nước mắt mẹ chảy dài nhưng vẫn phải kể
chuyện cười cho con vui quên đi đau đớn. Mẹ sợ con nhìn thấy mẹ khóc sẽ buồn,
vậy mà lúc con nhìn thấy mắt me đỏ lại cầm tay mẹ vuốt ve “mẹ Thúy của con giỏi
lắm ,cái gì mẹ cũng làm được mà”. Vậy là mẹ lại nuốt nước mắt vào trong để động
viên mình phải mạnh mẽ lên, lại tiếp tục nghĩ ra trò đùa cho con vui. 
Hằng ngày
thay rửa nhìn thấy con gầy nhanh khủng khiếp, mọi khi con đã bé bây giờ nhìn
con nằm như con mèo hen bé ty tẹo, rồi có lúc con sờ hai nắm tay mẹ nói “mẹ ơi
mẹ đừng bỏ con mẹ nhé”, me dỗ con “không bao giờ”.(Nhà tang lễ Bạch Mai)
Đã bao gio Phương Anh thấy mẹ chịu thua chưa, mẹ của con không sợ bất cứ thứ gì trên đời, nói con vậy nhưng trong lòng mẹ tan nát rối bời, mẹ khóc với ba với mẹ Mai Anh phải tìm mọi cách cứu con.
Đã bao gio Phương Anh thấy mẹ chịu thua chưa, mẹ của con không sợ bất cứ thứ gì trên đời, nói con vậy nhưng trong lòng mẹ tan nát rối bời, mẹ khóc với ba với mẹ Mai Anh phải tìm mọi cách cứu con.
Cả nhà ngóng
theo sức khỏe của con, bà ngoại sốt ruột cô Hương bắt bà sang ngay với con
nhưng ba mẹ không dám cho bà nội và bà ngoại vào vì sợ hai bà không giữ được
bình tĩnh mà khóc thì con lại lo lắng. Trong viện không có internet ba phải mua
thẻ cho con xem phim Cô gái xấu xí và các chương trình hài tiêu tốn bao nhiêu là
tiền mà mẹ không tiếc. Bà nội luôn ở bên con, cứ lúc nào bà sắp sụt xịt là mẹ
lại phải nhanh chóng nói sang chuyện khác.
Trong cái
rủi có cái may,số con luôn được trời thương có người giúp đỡ, chú bác sỹ người
Nga trước đây học bên Thụy sỹ liên hệ với GS bên ấy nhờ giúp đỡ. Và một lần nữa
vận may mỉm cười với con, GS đồng ý tiếp nhận con. Chỉ một ngày ba con làm xong
thủ tục xin viza cho mẹ con mình và chú bác sĩ đưa con đi Thụy sỹ chữa bệnh.
Thuỵ sĩ một
đất nước không bao giờ nằm trong ý nghĩ của ba mẹ đặt chân tới, dù rằng nhà
mình đã đi du lịch gần hết châu Âu. Trong vòng mấy tiếng con được làm mọi xét
nghiệm cho kết quả ngay. Hai mẹ con phấn khởi như vừa từ dưới địa ngục được
bước lên thiên đường, máy móc hiện đại, bệnh viện sạch sẽ như khách sạn không
có mùi cồn, không phải cách ly và vui nhất là có internet để có thể nói chuyện
với ba và em Tuấn Việt ở bên Nga.
Lại một cuộc chiến đấu tìm tiền để lo chữa bệnh cho con, rất may mẹ được những người bạn thật tốt thương mẹ con mình, nên hai mẹ con laị yên tâm chữa bệnh.. Mẹ chóng mặt lo tiền, có những lúc cần gấp 10 ngàn nộp tiền viện cho con mà không xoay sở được.
Tủi thân mẹ khóc nhưng rồi việc cũng qua, con gái mẹ lại kiên cường chiến thắng lần hai. Sự lạc quan yêu đời đã giúp con chiến thắng bệnh tật, sau lần thăm khám đầu tiên bác sĩ nói con “ok” hai mẹ con thở phào nhẹ nhõm.
Chờ tới ngày
11/6/2012 bác sĩ hẹn khám lại, mẹ hy vọng con gái sẽ không sao. Hai me con mình
lại sắp được đi du lịch, như mẹ vẫn đùa với con “gia đình mình có điều kiện ấy
mà...”
Phạm Lê
(Trích đoạn và hiệu đính-Nguồn ảnh:A.1,2 Anh Tuấn, A.3,4,5,6 Vĩnh Tiến)
Phạm Lê
(Trích đoạn và hiệu đính-Nguồn ảnh:A.1,2 Anh Tuấn, A.3,4,5,6 Vĩnh Tiến)
3 Komentar
Nếu có thể Cậu đăng tiếp bài của Mẹ Phương Anh đi !
BalasDài lắm và còn phải chờ có ý kiễn của tác giả nữa.
BalasBài viết rất cảm động và sâu sắc
Balas