Về Cá tháng tư 1-4-2011

Ngày cá tháng tư, còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1 tháng 4 là ngày được chú ý ở nhiều nước. Ngày mà bạn bè có thể bị lừa hoặc chơi khăm mà không sợ bị giận.
Cá tháng tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỉ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland,… trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.
Những người hay đùa và hài hước tại nhiều nước giờ đây đang háo hức chuẩn bị các “chiêu” để đánh lừa bạn bè và người thân vào ngày Cá tháng Tư (1/4). Nhưng không ai biết chính xác truyền thống này có từ khi nào, tại sao và ở đâu.

Những trò nói dối vui vẻ có vẻ như trùng với thời điểm mùa xuân đến từ thời La Mã cổ đại và người Xen-tơ, vốn có truyền thống mừng ngày hội gây bất hòa. Những ghi chép đầu tiên về ngày Cá tháng Tư xuất hiện tại châu Âu trong thời Trung Cổ (khoảng năm 1.100-400 sau Công nguyên).
Có vài dấu vết về ngày Cá tháng Tư trong thần thoại La Mã, đặc biệt là câu chuyện về Nữ thần Ceres mùa màng và con gái bà, nàng Proserpina.
Theo thần thoại La Mã, thần cai quản địa ngục Pluto đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng tới sống cùng ông ở địa ngục. Cô gái đã gọi mẹ nhưng nữ thần Ceres chỉ nghe thấy âm vang giọng nói của con gái và đi tìm kiếm cô trong tuyệt vọng.
Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay các cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành chuyện cười phổ biến tại châu Âu trong các thế kỷ trước.
Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc ngày Cá tháng Tư xuất phát từ việc chuyển đổi lịch Julian cũ sang lịch Gregorian – hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1582) đưa ra vào cuối thế kỷ 16 và cũng là hệ thống lịch mà thế giới ngày nay vẫn dùng.
Theo lịch Julian, năm mới được tổ chức trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4 nhưng theo lịch Gregorian, năm mới đến vào ngày 1/1. Những người không được thông báo về sự thay đổi này, hoặc kiên quyết giữ truyền thống cũ, thường bị chế giễu. Từ đó nảy sinh những câu chuyện cười nhằm vào họ vào thời điểm năm mới theo lịch cũ.
Tại Pháp, những người hay đùa thường dính cá vào những người theo truyền thống cũ, nên mới có tên gọi là “Poisson d’Avril” hay Cá tháng Tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này.
Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “Gowks” – tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.
Những năm gần đây, các đài phát thanh, chương trình truyền hình và các trang web trên khắp thế giới thường nói đùa bạn đọc và người nghe vào ngày Cá tháng Tư. Một trong những lời nói dối nổi tiếng nhất là năm 1957 khi đài BBC của Anh phát bộ phim tài liệu về mùa thu hoạch mì ống thường niên tại Thụy Sỹ. Phim quay cảnh một gia đình đang lượm những sợi mì từ “các cây mì spaghetti”. Món mì Italia rất được ưa chuộng tại Anh thời điểm đó và nhiều người Anh đã “ngây thơ” tin vào trò lừa của BBC tới nỗi họ muốn tìm hiểu xem làm thế nào để có thể tự trồng được các cây spaghetti!
Vào ngày Cá tháng Tư năm 2007, công cụ tìm kiếm trên internet Google đã thông báo cung cấp dịch vụ mới Gmail Paper, nơi người sử dụng dịch vụ thư miễn phí có thể lưu giữ email vào kho lưu trữ giấy mà Google sẽ in ra và rồi gửi cho họ miễn phí. Năm 2008, Google đã mời mọi người tham gia dự án thám hiểm sao Hoả.
Vì thế, khi lướt web hoặc xem tivi hôm nay, bạn hãy cảnh giác về những gì nhìn thấy và đọc được, nếu không bạn có thể bị mắc lừa trong ngày Cá tháng Tư.

Câu chuyện: Cá tháng tư
“Cá tháng tư” và tin đồn về RẮN MỘT MẮT
Các nhà sinh vật học Phi Châu vừa công bố tìm ra một loại rắn mới, chúng có chiều dài từ 10 đến 20cm. Rắn đầu có hình nấm, mầu đen trũi, điều đặc biệt chúng chỉ có duy nhất một mắt ở đỉnh đầu nhưng có khả năng tìm mồi trong bóng tối cực tốt. Ở phần đuôi của loại rắn này thường có một chùm lông xù lên khá dị hợm. Loài rắn độc nhãn này thường tấn công các con mồi là phụ nữ (đàn ông cũng bị nhưng khá hiếm). Khi tấn công chúng thường mổ tới tấp và cực kỳ chính xác vào vùng giữa hai đùi nạn nhân cho đến khi nạn nhân mệt nhoài và lịm đi. Những cú mổ của rắn độc nhãn ít khi gây đau đớn mà trái lại thường gây cảm giác rất khó tả cho nạn nhân. Sau khi tấn công, loài rắn này sẽ phun vào vết thương của nạn nhân một loại nọc độc mầu trắng đục. Sau một thời gian nó sẽ phát tác khiến cho bụng của nạn nhân bị nó mổ sẽ sưng tấy và ngày càng to, rất khó chịu, tuy nhiên không gây chết người. Đỉnh điểm sau 9 tháng nạn nhân phải tới bệnh viện để các bác sỹ lấy mầm tích tụ trong bụng ra. Nạn nhân sẽ khỏe lại sau một thời gian, nhưng dưới tác hại của nọc độc, cơ thể của họ sẽ bị biến dạng khá nhiều. Những nơi loại rắn độc nhãn thường tấn công là trong phòng ngủ, phòng tắm, sô-pha, ghế sau của xe hơi, trong bóng tối của công viên… Tuổi thọ nọc của loại rắn này trung bình là 25 đến 35 năm, sau đó có thể chúng vẫn sống nhưng hầu như vô hại. Khả năng phun nọc của rắn độc nhãn tùy thuộc vào tuổi của chúng! Trong những năm đầu chúng có thể tái tạo nọc độc trong một thời gian rất ngắn (chừng 30 phút tới 1 giờ), sau đó có thể lại phun nọc được ngay. Còn rắn già thì khả năng tái tạo nọc độc khá lâu (có con kéo dài cả tháng, thậm chí có con nhìn thấy phụ nữ, có mời cắn nó cũng không buồn cắn). Các nhà sinh vật học Châu Phi cũng khuyến cáo rằng: Đối phó với loại rắn này các chị em nên đứng xa chúng tối thiểu là 2m, bởi loại rắn này tuy nguy hiểm luôn sẵn sàng cắn nhưng lại chạy khá chậm. Nếu chẳng may bị chúng cắn mà muốn ngăn chặn sự phát tác của nọc độc thì phải nhanh chóng rửa vết thương một cách kỹ lưỡng. Khi thấy nguy cơ có thể bị loại rắn này cắn ở mức cao thì luôn phải đem theo thuốc phòng rắn. Loại này có bán nhiều ở các hiệu thuốc. Tuy là một loài rắn độc, hình dạng xấu xí (so với các loài rắn khác), có thể tấn công con người bất cứ lúc nào nhưng đa số chị em phụ nữ đều muốn nuôi một con trong nhà để làm cảnh hoặc để được chúng cắn, bởi ngoài tác hại, nọc độc của loại rắn này còn có công dụng chữa nhiều bệnh khác. Khi nuôi trong nhà, loài rắn này có tập quán rất thích nằm ngủ trong các túi vải vào ban ngày, ban đêm mới đi săn mồi.
Cá tháng tư: Tin mật về bàn phím Qwerty
Tại sao người ta lại thích bàn phím này đến thế? Nhiều người lý giải, đó là do nó có cấu tạo giống bàn phím máy tính, nên rất thuận tiện cho người ta “chat chit”, soạn email, gửi tin nhắn… nên mặc dù những cái phím của nó bé tí teo nhưng người ta vẫn mê. Tuy nhiên theo giải thích của một nhóm các nhà ngôn ngữ học đến từ Viện nghiên cứu Tâm Lý Nam Giới, sở dĩ nhiều người thích bàn phím Qwerty là chính bởi cái tên gợi trí tò mò của nó, tên bàn phím được đọc là “quơ ti”, cái động từ “quơ” rất độc đáo: Chỉ hành động ra tay rất nhanh, ngẫu hứng để tóm lấy một vật gì đó. Còn “ti”, không nói ra thì… ai cũng hiểu. Nắm được tâm lý này, các nhà sản xuất điện thoại đã thắng lớn trong doanh thu tiêu thụ, đó chính là lý do tại sao trên thị trường có nhiều hãng sản xuất ra loại điện thoại có bàn phím Qwerty nhiều đến thế! Thậm chí nghe đồn sắp tới, một hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng thế giới còn tung ra thị trường một loại thiết bị chơi game có bàn tay… “quơ ti” nữa. Hãy chờ xem!
* * *
Thái giám xưa gọi là gì? Theo một tài liệu về bí mật trong cung cấm tìm được gần đây thì hai từ “Thái Giám” vốn để chỉ những nam giới bị cắt (thiến) mất bộ phận sinh dục, chuyên phục vụ trong cung vua, phủ chúa, ban đầu được gọi bằng một cái tên rất dân dã dễ hiểu: “Thái diến”- Một cái tên chỉ cần nói lái là ai cũng hiểu ngay bản chất vấn đề. Tuy nhiên về sau cái tên này phạm húy vì trùng với tên hoàng thái tử Bội Diến nên chữ “Diến” phải đổi thành “Giám”. “Thái Diến” từ đó được gọi chệch thành “Thái Giám” như ngày nay. Lời bình: Phải thừa nhận là trong các triều đại phong kiến xưa người ta thật tinh tế trong việc đặt tên, vừa dễ hiểu, lại vừa đủ kín đáo và giữ được sự thanh lịch khi nói.

* * *
Bác sỹ nha khoa tại gia? Bản tin tối: Một người đàn ông Pháp bị sâu gần hết bộ răng cửa. Hẹn bác sỹ lần lữa mãi vẫn chưa tới. Sáng nay ông ta gọi điện cho bác sỹ, giọng phều phào xin lỗi và nói từ nay về sau sẽ không phải làm phiền bác sỹ nữa vì vợ ông, mặc dù không có chứng chỉ hành nghề nhưng đã hành động rất mau lẹ, y như một Lý Tiểu Long. Được biết tối hôm trước, người đàn ông này trót cãi lại vợ và từ chối rửa bát… Bài học rút ra: Muốn tiết kiệm tiền tới bác sỹ nha khoa, hãy cãi vợ.
* * *
Vô duyên trong bệnh viện Một câu chuyện khác chứng kiến trong Bệnh viện V: Một phụ nữ ngoài 50 bị ốm, ông thông gia tới thăm. Thấy khách đến người phụ nữ cố gượng dậy tiếp chuyện. Ông thông gia chạy nhanh tới giường cản lại và nói: “Chị cứ nằm thoải mái, tôi chơi một tí là ra ngay ấy mà!”. Sau câu nói của ông thông gia người ta thấy các bệnh nhân khác cùng người nhà của họ cứ che miệng cười tủm tỉm. Không rõ câu nói của ông thông gia đã làm họ hiểu theo nghĩa nào, nhưng nhiều khi ăn nói vô tư quá cũng thành ra vô duyên.
Sưu tầm trên mạng
Previous
Next Post »