Nhớ tới tiền nhân

                                                         
                                                                       1847 - 1915
Hôm nay ngày 28/11/Quý Tỵ ( 30/12/2013 ) là ngày giỗ lần thứ  98 của cụ Trịnh thị Lâm, cụ nội của chúng tôi.
Cụ là người thôn Chính Kinh Tổng Mọc Huyện Hoàn Long Tỉnh Hà Đông ( Nay là Phường Nhân Chính -  Quận Thanh Xuân -  Hà Nội )
Khi về làm dâu họ Phạm cụ về ở với bố mẹ chồng tại 54 Hàng Bè ( Sau khi lấy chồng cụ có tên là bà ba Bè, ( Chồng là con trai thứ 3, ở Phố Hàng Bè )  và hai cụ đã mua ngôi nhà 53 Lãn Ông sinh con, hành nghề Y dược, cụ có 5 con, 11 cháu nội, 46 chát nội ngoại, còn chút  thì không đếm được, ít ra cũng phải hang trăm trở lên
Người con gái làng Chín Kinh ấy , cùng chồng lập ra chi họ Phạm ở 53 Lãn Ông, các  chắt, chút của cụ nay toả đi muôn phuong, họ đã tích cực tham gia  những cuộc chiến tranh vê quốc, xây dựng đất nước, ngày nay các chút, chít của cụ đều là nhưng công dân tốt
Chúng ta luôn thành kính nhớ ơn cụ người đã làm cho chi họ ta ngày càng  tồn tại và phát triển !
      Ở làng Chính Kinh này cũng có 1 người họ Trịnh hành nghề Luật Sư ( 1900 – 1986 ), đã tham gia đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất đất nước  
      Cụ nội tôi ( Cụ ông ) có người bạn cũng ở làng Chính Kinh ( Cụ Tuần ), hai người cùng học một thầy, chơi với nhau thân thiết, mặc dù cụ tôi hơn ông bạn  11tuổi, chơi thân với nhau đến mức cho ông nội tôi theo học bạn sau đó lại cho ông nội tôi làm con nuôi bạn
Trước 1954 với tôi ít hiểu biết về làng Chính Kinh, thỉnh thoảng về Mọc Quan Nhân đã cùng với Đào ( Cô Hiền ), Châu ( Cô Thuận ) ra tận lăng Khâm Sai đại thần Lê Hoan (1856 -1915,  ( Người làng Cự Lộc Nhân Mục, năm 1909 được vua Duy Tân phong Khâm sai đại thần ) chơi, nơi đây có rất nhiều  vòng hoa bằng cườm, cũng có khi về đêm đi xem chiếu bóng tại mảnh đất trong khuôn viên của lăng
           Vào những năm cuối của thiên kỷ , khi liên hệ được với các cháu, chắt  của cụ Tuần, tôi mới biết được nhiều điều
            Sau năm 1975, chúng tôi về Mọc Quan Nhân để tìm mộ ông nội, thì  được biết vào năm 1965 cánh đồng Quán Dền được lập một ụ pháo ( Để bắn máy bay Mỹ mỗi lầm tàn phá Hà Nội  ) nên phải di rời các phần mộ, việc làm này rất khẩn trưởng nên các chiến sỹ tự vệ, dân quân cùng với các tổ chức của xã, thôn tiến hành rất nhanh chóng di chuyển mộ đi nơi khác, đến địa điểm mới đã dùng máy xúc đào thành rãy xếp các tiểu thành hàng rồi lấp, khi chúng tôi quay về tìm mộ thì không thể nào xác định được mộ nào là của ông mình, ít thời gian sau, xã lại quy hoạch lại nên lại càng khó lần ra,  kể từ ngày ấy, con cháu cụ rất phiền muội, sau nhiều lần tìm đủ mọi cách đều không xác định được.

         May thay khi đã liên hệ được với chắt, chút cụ Tuần mới được rõ mộ ông tôi, mấy lần di chuyển đều đươc cháu, chắt cụ Tuần gom mộ ông tôi về một nơi cùng với phần mộ của gia đình, xem sơ đồ mộ chí đều ghi rõ tên tuổi vị trí mộ của ông tôi, tiếp xúc với các cháu chắt cụ Tuần, ai cũng rõ đấy là mộ của ông Tú, họ coi ông Tú là người bà con thân thích, chẳng những thế khi tiếp xúc với các bà cháu dâu họ nhớ rất rõ “ Anh Tham Bảo “ và còn cho biết thêm anh tham còn được cụ Tuần chia cho ruộng ( May thay ông bác ruột của chúng tôi cũng chẳng biết ruộng mình được chia nằm ở đâu, tá điên nào cấy rẽ, tô ai thu. Do vậy thời kỳ CCRĐ không thây ai đến hỏi ông về việc này, bởi vì ông đã đi làm ăn xa, từ năm 1918 ông đã rời Hà Nội ở Quy Nhơn, 1922 vào Gia Định,1924 ở Viên Chăn, 1926 đi Căn kớt, 1927 ở Pắc xế, 1929 về Thà Khẹt, 1931 ở Savanakhét, 1945 về Sài Gòn đi theo cách mạng tới năm 1954 mới về Hà Nội )    

Previous
Next Post »