Những thói quen thường ngày vô thức đã gây ra tổn hại đến sức khoẻ của chúng ta. Dưới đây là mưởi bảy điều chúng ta nên tránh
1. Thức dậy lập tức gấp
chăn
Bản thân cơ thể của
chúng ta cũng là một nguồn ô nhiễm. Trong một đêm ngủ ngon, da của cơ thể sẽ bài
tiết ra một lượng hơi nước rất lớn, làm cho chăn bị ướt ở một mức độ nhất định.
Các chất mà hệ hô hấp
và toàn bộ lỗ chân lông trên cơ thể chúng ta thải ra có đến 145 loại. Các chất
thoát ra qua mồ hôi có 151 loại. Chăn hút lượng nước và các chất khí này. Sau
khi thức dậy nếu không để chúng tản đi, “bay” đi mà vội vàng gấp chăn lại thì rất
dễ làm cho chăn bị ẩm ướt và bị ô nhiễm của chất hoá học do cơ thể đào thải ra.
2. Không ăn bữa sáng
Đừng bao giờ coi thường bữa sáng!
|
Những người không ăn bữa sáng
thông thường ăn uống không có quy luật nên rất dễ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt
chóng mặt và không có sức lực. Lâu dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, sức
đề kháng thấp và có thể sản sinh ra bệnh sỏi ở mật và tuyến tuỵ.
3. Sau khi ăn đi ngủ ngay
Đi ngủ ngay sau khi ăn sẽ làm
cho huyết dịch ở não chảy về dạ dày. Do huyết áp hạ thấp nên lượng ôxy cung cấp
cho não cũng theo đó mà giảm đi, tạo ra sự mệt mỏi sau bữa ăn, dễ gây ra nhiệt
miệng hoặc tiêu hoá không tốt, còn dễ gây ra béo phì.
Nếu cơ thể thiếu máu thì nếu
sau khi ăn cơm nằm xuống ngủ ngay còn khiến cơ thể dễ bị trúng gió.
4. Ăn quá no
Ăn quá no dễ làm suy giảm trí
nhớ, phản ứng chậm chạp, không tập trung... Thường xuyên ăn no, đặc biệt là buổi
tối, dễ tích tụ chất béo dư thừa, mỡ máu tăng cao, dẫn đến xơ cứng động mạch
nuôi dưỡng não. Hậu quả của xơ cứng động mạch não là làm cho não thiếu ô xy và
thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất cũ mới của tế bào não.
Thường xuyên ăn no còn sẽ dẫn
đến sỏi mật, viêm túi mật, tiểu đường, làm cho chúng ta chưa già đã yếu, giảm
tuổi thọ.
5. Bụng đói ăn đồ ngọt
Rất nhiều số liệu nghiên cứu đã
chứng minh, những người có sở thích ăn đồ ngọt trong lúc đói bụng, thời gian
càng dài thì lượng protein cơ thể hấp thụ càng suy giảm.
Vì protein là nguồn dưỡng chất
cơ bản nên cơ thể thiếu protein sẽ trở nên ốm yếu, tuổi thọ suy giảm.
6. Ăn quá mặn
Thức ăn quá mặn thường có nhiều
Natri (Na). Na đọng lại trong cơ thể dễ hình thành và làm nặng thêm bệnh tim và
bệnh cao huyết áp.
7. Để râu dài
Râu tóc có thể hấp thụ các chất
có hại. Vì thế khi chúng ta hít thở, những chất có hại mà râu hấp thụ sẽ có thể
theo đó vào trong đường hô hấp.
Một nghiên cứu cho thấy trong
luồng khí mà người có râu hít vào có hơn 10 chất có hại, trong đó bao gồm một số
chất gây ung thư như: acetone, methylbenzene, phenol... Mức độ ô nhiễm không khí
hít thở ở những người để râu cao gấp 4.2 lần. Nếu người để râu ở cằm và để râu
quai nón thì chỉ số ô nhiễm có thể cao đến 7,2 lần. Nếu thêm vào nhân tố hút
thuốc lá, chỉ số ô nhiễm sẽ cao gấp 50 lần so với không khí bình thường.
8. Bắt chéo chân
Bắt chéo chân sẽ làm cho máu ở
chân khó lưu thông. Nếu là những người mắc bệnh viêm khớp, u tĩnh mạch, đau thần
kinh, tụ máu tĩnh mạch thì vắt chéo chân càng làm cho bệnh tình nặng thêm, đặc
biệt là những người chân dài hoặc phụ nữ có thai, rất dễ bị tắc tĩnh mạch.
9. Nheo mắt, dụi mắt
Nheo mắt là nguyên nhân hình
thành nên các nếp nhăn ở đuôi mắt. Nheo mắt do thói quen còn có thể làm cho cơ
mắt mệt mỏi, đầu đau hoa mắt.
Khi dụi mắt, vi khuẩn gây bệnh
sẽ lây truyền từ tay qua mắt, gây ra sưng viêm mắt, rụng hoặc đứt lông mi.
10. Nhịn tiểu tiện
Cố nhịn tiểu tiện dễ gây ra
viêm bàng quang cấp tính, xuất hiện các chứng bụng chướng, đái buốt, đái dắt.
Khi nhịn tiểu, dịch tiểu tích
trữ trong bàng quang không được bài tiết kịp thời sẽ gây ra ứ đọng dịch nước
tiểu trong cơ thể. Nếu thường xuyên nhịn tiểu sẽ làm cho cơ vòng và cơ đẩy nước
tiểu luôn trong trạng thái “căng thẳng”.
Nếu thời gian nhịn tiểu quá
dài, lượng nước tiểu trong bàng quang không ngừng gia tăng, còn có thể làm cho
nội áp dần tăng cao, thời gian dài sẽ phát sinh cổ bàng quang bị tắc nghẽn, dẫn
đến các triệu chứng như đi tiểu khó, không thông suốt, hoặc tiểu dắt, đái dầm.
Khi ứ đọng dịch nước tiểu còn dễ gây ra viêm nhiễm và kểt sỏi, nghiêm trọng thì
sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận.
11. Gục đầu lên bàn ngủ trưa
Một số người tỉnh giấc sau khi
ngủ gục đầu lên bàn thấy xuất hiện triệu chứng mờ mắt một lúc. Nguyên nhân là do
nhãn cầu bị chèn ép làm độ cong của giác mạc thay đổi.
Nếu mỗi ngày bạn đều ngủ theo
kiểu gục mặt xuống bàn như thế thì về lâu dài thị lực sẽ bị tổn thương.
12. Nằm sấp
Nằm sấp sẽ làm cho cột xương
sống bị cong, tăng thêm áp lực của dây chằng và cơ bắp, làm cho cơ thể chúng ta
trong lúc ngủ vẫn không được nghỉ ngơi. Ngoài ra nằm sấp còn tăng thêm áp lực
cho ngực, mặt, phổi, tim, gây sưng phù vùng mặt, trong mắt xuất hiện những đường
máu đỏ sau khi ngủ dậy.
13. Không rửa mặt trước khi ngủ
Đồ mỹ phẩm và chất bẩn ở trên
mặt nếu không rửa sạch thì sẽ gây ra mụn trứng cá, dị ứng da, viêm mắt, đau mắt
hột.
14. Quên đánh răng trước khi đi
ngủ
Đánh răng trước khi đi ngủ quan
trọng hơn rất nhiều so với đánh răng sau khi tỉnh dậy. Bởi thức ăn thừa, vi
khuẩn lưu lại trong vòm miệng và trên răng suốt đêm sẽ ăn mòn răng rất nhanh và
mạnh.
15. Ngủ dậy muộn
Ngủ “lười” sẽ kéo theo chức
năng vỏ não bị khống chế. Cứ như vậy kéo dài thì sẽ gây trở ngại cho chức năng
não bộ, trí nhớ sút giảm, suy giảm miễn dịch, rối loạn nhịp sinh học, làm cho
con người lười biếng, uể oải, chậm chạp, đồng thời cũng không có lợi cho hệ
thống tiết niệu, khớp và cơ bắp.
Ngoài ra, tuần hoàn máu không
lưu thông, dinh dưỡng toàn thân không cung cấp được kịp thời, còn ảnh hưởng đến
sự trao đổi chất cũ mới trong cơ thể.
Nếu nằm ngủ hay đóng kín cửa
thì sẽ khiến không khí trong phòng vẩn đục. Đến giờ dậy mà vẫn nằm trên giường
rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho....
16. “Chuyện ấy” quá lâu
Nguyên nhân là do nó vốn dĩ là
một loại kích thích mạnh. Nếu “chuyện ấy” quá dài và quá lâu, có thể làm cho hệ
thần kinh trung ương thường xuyên ở trạng thái lo lắng cao độ, dễ dẫn đến làm
tăng hormon bài tiết, các mạch máu thu nhỏ lại, huyết áp tăng cao, tăng nhịp tim
và hô hấp....
17. Cuộc sống quá căng thẳng
Đối với những người làm việc
đầu óc, chân tay hoặc làm nghề kinh doanh, não bộ luôn phải gánh vác trách nhiệm
nặng nề và thường xuyên phải lo nghĩ. Mức độ cạnh tranh càng mạnh thì tâm sinh
lý của họ càng phải chịu đựng áp lực rất lớn.
Những người lao động đầu óc và
chân tay quá nhiều thì khả năng phòng chống bệnh tật và mệt mỏi sẽ theo đó mà
giảm đi, từ đó có thể gây ra rất nhiều bệnh tật cho cơ thể.
( Theo Internet)
2 Komentar
17 điều này rất đáng nên ghi nhớ.Tôi nhận thấy điều 17 thuộc phạm trù tư tưởng rất quan trọng. Không nên qúa căng thẳng mọi sự việc, dễ làm đầu óc quẫn trí xử lí không chính xác. Tôi lại nhớ lơ mơ hình như trong triết học có một nguyên lí rất đơn giản, đại ý là phải nhìn đúng sự việc. Nôm na là việc nhu thế nào phải để đúng nó như thế "đừng xé to ra, nhưng cũng đừng làm nó nhỏ đi" như vốn nó đang có. Nói thì dễ như thế, nhưng thực hiện được đâu có phải là dễ.
BalasCháu bổ sung thêm 3 điều nữa cho thành 20 điều cho dễ nhớ: điều 18 - uống nhiều bia rượu, điều 19 - hút thuốc Lá, điều 20 - nghiện ma tuý.
Balas