7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh

 Việt Nam đã có 7 Danh nhân được UNESCO vinh danh gồm Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Việt Nam với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời đã sản sinh ra những danh nhân xuất chúng, góp phần định hình bản sắc dân tộc. Trong số đó, 7 nhân vật tiêu biểu đã được UNESCO vinh danh vì những cống hiến vượt thời đại.
UNESCO đã thông qua các nghị quyết vinh danh và kỷ niệm năm sinh, năm mất của 7 danh nhân tiêu biểu Việt Nam. Cụ thể: Kỷ niệm 600 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Trãi (1980); 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990); 250 ngày sinh Danh nhân Nguyễn Du (2015); 650 năm ngày mất của Nhà giáo Chu Văn An (2019); 200 năm ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (2021); 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương (2021) và 300 năm ngày sinh của Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2023).

1. Người anh hùng toàn tài Nguyễn Trãi (1380–1442)
Nguyễn Trãi (hiệu Ức Trai) sinh năm 1380 tại kinh thành Thăng Long. Thân phụ ông, Nguyễn Phi Khanh, quê gốc làng Chi Ngại (nay thuộc phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau chuyển đến làng Ngọc Ổi (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội). Thân mẫu ông, Trần Thị Thái, là con gái quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 1
Chân dung Nguyễn Trãi, ảnh thờ tại Nhị Khê (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Thuở nhỏ, Nguyễn Trãi sống với ông ngoại tại Thăng Long và Côn Sơn. Sau khi ông ngoại qua đời, ông trở về Nhị Khê ở cùng cha. Nhờ sự dạy dỗ trực tiếp của cha và ông ngoại, Nguyễn Trãi sớm bộc lộ tài năng, đạo đức và ý chí lớn lao, đặt nền móng cho những cống hiến xuất sắc sau này.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và được bổ nhiệm làm Ngự sử đài chánh trưởng dưới triều Hồ.

Khi giặc Minh xâm lược nước ta vào năm 1407, ông nuôi chí lớn cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi tìm đến Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách để hiến kế và một lòng trung thành phò tá Bình Định vương Lê Lợi.

Ông trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Minh, đưa dân tộc đến thắng lợi. Sau khi đất nước được giải phóng, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại cáo” – áng "thiên cổ hùng văn" bất hủ, khẳng định nền độc lập và vị thế tự chủ của dân tộc Việt Nam.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 2
Chân dung Nguyễn Trãi (Ảnh: Internet)

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị thiên tài và nhà quân sự lỗi lạc, mà còn là người có đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hóa, giáo dục và những giá trị nhân văn. Với tầm ảnh hưởng vượt thời đại, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc Việt Nam và góp phần làm phong phú di sản nhân loại.

Ghi nhận những đóng góp xuất sắc và đa dạng của ông, năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh, UNESCO chính thức vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới. Đây là sự công nhận quốc tế về tài năng và tư tưởng lớn lao của ông, một biểu tượng văn hóa và nhân văn trường tồn.

2. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765–1820)

Nguyễn Du (1765–1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ra trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Mồ côi cha năm 10 tuổi và mẹ năm 13 tuổi, Nguyễn Du sớm phải đối mặt với những khó khăn, gian truân trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhờ truyền thống gia đình và khả năng thiên bẩm, tài năng văn học của ông sớm nảy nở và phát triển mạnh mẽ.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 3
Tượng Nguyễn Du cao 1,5m làm bằng đồng tại Khu di tích Nguyễn Du ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh (Ảnh: Đức Hùng)

Khi làm quan dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du từng được cử đi sứ Trung Quốc. Những chuyến đi và trải nghiệm thực tế đã giúp ông tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, mở rộng tư duy, và để lại dấu ấn sâu đậm trong các sáng tác. Chính cuộc đời từng trải đã hun đúc nên những tác phẩm bất hủ, đưa Nguyễn Du trở thành một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du vô cùng phong phú, trải dài suốt cuộc đời ông. Ông để lại ba tập thơ chữ Hán lớn gồm Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm với gần 250 bài. Đặc biệt, tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất của ông – Truyện Kiều – đã trở thành biểu tượng đỉnh cao của văn học Việt Nam.

Di sản văn học của Nguyễn Du không chỉ là minh chứng cho tài năng thiên phú của đại thi hào mà còn là sự kết tinh của hàng nghìn năm văn hóa, văn học dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hóa khu vực Đông Nam Á. Tác phẩm của ông mãi trường tồn như một tài sản quý giá của nhân loại.

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã góp phần đưa văn học Việt Nam vươn ra thế giới, trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại và khẳng định vị thế trên thi đàn quốc tế. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và nhiều ngôn ngữ khác, với hơn 60 bản dịch. 

3. “Y thánh của Việt Nam” Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720–1791) 

Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) quê cha ở Hưng Yên, quê mẹ tại Hà Tĩnh, không chỉ là nhà y học lớn mà còn là nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng xuất sắc. Sinh ra trong gia đình có truyền thống học vấn, ông sớm nổi tiếng thông minh, từng đỗ Tam trường và tham gia quân đội chúa Trịnh. Tuy nhiên, chứng kiến cảnh loạn lạc, ông quyết định rời chốn quan trường, về quê mẹ ở ẩn và bén duyên với nghề y sau lần được chữa bệnh bởi lương y Trần Độc.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 4
Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Ảnh: Internet)

Lê Hữu Trác say mê nghiên cứu y học, lấy hiệu danh "Hải Thượng Lãn Ông", biểu trưng cho lối sống thanh cao. Ông xây dựng nền tảng y học Việt Nam dựa trên tư duy độc lập, kết hợp lý luận Đông y với thực tiễn người Việt. Bộ sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” của ông gồm 28 tập, 66 quyển, được xem là tinh hoa y học, bao quát từ nội khoa, ngoại khoa đến y đức, vệ sinh và dinh dưỡng. 

Không chỉ cứu người, ông còn dạy học, viết sách, truyền bá y học, đào tạo thầy thuốc có đạo đức và tài năng. Năm 1781, ông được chúa Trịnh Sâm triệu ra kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, sự kiện này được ghi lại trong “Thượng kinh ký sự”, phản ánh chân thực cuộc sống kinh thành Thăng Long hơn 200 năm trước.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 5
Tượng đài Hải Thượng Lãn Ông nằm tại Khu du lịch văn hóa- sinh thái Hải Thượng (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Hải Thượng Lãn Ông cũng là một nhà thơ tài hoa, sáng tác nhiều bài thơ, ca từ giản dị nhằm truyền tải y học đến mọi tầng lớp nhân dân. Ông mất năm 1791, được nhân dân và giới y học tôn là "Y thánh của Việt Nam", với di tích và miếu thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ sự nghiệp vĩ đại của ông.

4. Anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890–1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là khởi nguồn cho niềm tin tất thắng cho cuộc đấu tranh vì độc lập và phát triển của Việt Nam. Với khát vọng cháy bỏng, Người bôn ba tìm đường cứu nước, nhận ra chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng các dân tộc bị áp bức. Dưới sự lãnh đạo của Người, dân tộc Việt Nam lập nhiều thắng lợi vĩ đại, giành lại độc lập từ tay đế quốc, thực dân và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất (Ảnh: Internet)

Với những thắng lợi lịch sử, Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã vươn mình thành quốc gia độc lập, tự do, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân đất nước, còn Việt Nam từ nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với vị thế ngày càng quan trọng trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là nhà văn hóa, nhà giáo dục lớn. Người đã dành cả đời mình cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ người Việt Nam mới, giúp nâng cao tri thức và văn hóa của dân tộc.

Sự nghiệp vĩ đại ấy luôn gắn liền với tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc và xây dựng con người Việt Nam hiện đại, tiến bộ.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 7
(Ảnh: TTXVN)

Với khát vọng cháy bỏng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua tư tưởng và hành động thực tiễn, Người không chỉ dẫn dắt Việt Nam giành độc lập, mà còn góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Năm 1987, UNESCO đã thông qua Nghị quyết 24C/18.6.5, chính thức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào năm 1990, vinh danh vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”.

5. Nhà giáo dục kiệt xuất Chu Văn An (1292–1370)

Chu Văn An (tự Linh Triệt) sinh ra tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông được mệnh danh là "người thầy của mọi thời đại" nhờ những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục Việt Nam.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 8
Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Ảnh: Wikipedia)

Trong suốt cuộc đời, ông theo đuổi triết lý giáo dục nhân văn, đề cao sự bình đẳng trong học tập, không phân biệt giàu nghèo. Ông khuyến khích học tập gắn liền với thực hành, nhấn mạnh việc học suốt đời nhằm phục vụ xã hội.

Tư tưởng giáo dục tiến bộ của Chu Văn An không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ người Việt mà còn góp phần làm giàu thêm giá trị nhân văn trong khu vực. Những quan điểm của ông vẫn còn phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện đại, hướng đến xây dựng một xã hội phát triển bền vững và công bằng.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 9
Chu Văn An là người chính trực, không màng danh lợi (Ảnh: Internet)

Chu Văn An là người chính trực, không màng danh lợi. Ông đỗ Thái học sinh thời Trần Minh Tông nhưng không ra làm quan mà về quê mở trường Huỳnh Cung dạy học. Nhiều học trò của ông thành đạt, như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, đều đỗ Thái học sinh và giữ chức vụ cao trong triều đình. Ông không chỉ dạy chữ mà còn giáo dục đạo đức của bậc trí nhân quân tử. Uy tín của ông lớn đến mức vua Trần Minh Tông mời ông làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy các hoàng tử, trong đó có Trần Hiến Tông.

Dù chọn nghề giáo, Chu Văn An không lẩn tránh thời cuộc như nhiều người mà nhập thế với tinh thần Nho giáo, đóng góp qua con đường đào tạo nhân tài. Nhân cách và sự nghiệp của ông được sử sách ghi nhận, lưu truyền qua các di tích như đền Thanh Liệt, Huỳnh Cung, Văn Điển, và Phượng Sơn (Hải Dương). 

6. Ngọn cờ thơ ca yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822–1888)

Nguyễn Đình Chiểu, hay còn gọi là Cụ Đồ Chiểu, tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ Hối Trai, sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Nguyễn Đình Chiểu dù không thể nhìn thấy ánh sáng nhưng sở hữu trái tim sáng chói và tầm nhìn sâu sắc về thế nhân. Ông kiên quyết chống lại thế lực đen tối bằng ngòi bút tài hoa, để lại nhiều tác phẩm mang đậm tính nhân văn như Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp và các bài thơ, văn tế nổi tiếng: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn điếu Trương Định…

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 10
Tượng Nguyễn Đình Chiểu tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) (Ảnh: Nguyễn Lâm Duy Quý) 

Tác phẩm Lục Vân Tiên thể hiện triết lý đạo nghĩa, ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu với tinh thần Nho giáo được cách tân, gần gũi đời sống Nam Bộ. Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc đánh dấu ông là người mở đầu dòng văn học yêu nước, kính trọng người nông dân như anh hùng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

Trọn đời, Nguyễn Đình Chiểu dạy học, truyền thụ đạo lý và nhân cách Việt Nam, đồng thời hành nghề y, tận tụy cứu người. 

7. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là nữ thi sĩ nổi bật và tiêu biểu của văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 11
"Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương (Tranh của họa sĩ Bá Siếu)

Bà được coi là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học nước nhà, dám viết lên những điều mà nhiều nhà thơ cùng thời không dám đề cập. Thơ của Hồ Xuân Hương mang phong cách riêng, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam và có sức lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới.

Thơ Hồ Xuân Hương mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, đấu tranh đòi quyền sống, quyền yêu, và hạnh phúc, đặc biệt cho phụ nữ. Con người trong thơ bà hiện lên với những nhu cầu trần thế, chính đáng, khẳng định quyền bình đẳng, quyền yêu thương, và được sống tự do. Tiếng nói nữ quyền vang vọng trong các tác phẩm như Bánh trôi nước, Thiếu nữ ngủ ngày, Động Hương Tích, hay Lấy chồng chung.

7 Danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Người là anh hùng giải phóng dân tộc, người được tôn là 'Y thánh' - ảnh 12
Chân dung nữ sĩ Hồ Xuân Hương (Tranh: Tạ Tâm)

Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương mạnh mẽ phê phán chế độ phong kiến, giáo lý Nho giáo và những hủ tục kìm hãm con người, tạo ra bất công giới. Bà táo bạo khơi dậy ý thức phản kháng xã hội, vừa khích lệ khát vọng

TheoInternet


Previous
Next Post »