Thư của ZIM gừi University of Manchester

 


Chuyện giờ mới kể,hôm nay nhân ngày anh Fb nhắc lại 8 năm về trước chúng tôi có mặt tại Manchester(Anh),dự buổi Lễ tốt nghiệp ĐH của cậu con trai.Trước đó 3 năm khi đã trải qua kỳ thi lấy chứng chỉ A-levels,để được vào nhập học một trường ĐH nào đó ở Anh,học sinh cần phải có bài viết tự giới thiệu về bản thân và mục đích vào các cơ sở đào tạo ĐH của Anh.Xin đăng lại nguyên văn bài viết của cậu con trai gửi trường University of Manchester(UK).

Thư Zim gửi

Tôi ngày càng bộc lộ niềm đam mê về kinh tế học không phải do áp lực bạn bè , không phải do ý kiến của bố mẹ, cũng không phải là quyết định tự phát, mà xuất phát từ một sự kiện. Vào năm 2008 tôi đã theo đoàn của trường trong chuyến đi vòng quanh Châu Âu, điều đó cho tôi một cơ hội tuyệt vời để nói chuyện với những sinh viên kinh tế năm cuối về vấn đề cấp bách của thời đại – khủng hoảng tài chính. Tôi đã ngạc nhiên bởi làm thế nào mà một thị trường bất động sản lại có thể dẫn đến cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù tò mò và nhận thấy chủ đề này rất thu hút, tôi không cho rằng mình đủ khả năng để “dám đưa ra bình luận”*. Tôi đã cố gắng bù đắp bằng cách đọc tài liệu kinh tế, bao gồm Freakonomics của Steven Levitt và Stephen J. Dubner, mà nó thuyết phục tôi rằng kinh tế là một môn khoa học sâu sắc, triết lý và rất thực tế có liên quan đến con người và động cơ của họ.
Vương quốc Anh là một thế lực kinh tế của Châu Âu, hàng năm cho ra lò nhiều kinh tế gia trình đô cao. Với quan điểm gia nhập vào hàng ngũ của họ, tôi đang học Toán học và Kinh tế học trình độ A được giảng dạy và sát hạch bằng Anh ngữ. Tôi đã có được hàng loạt công cụ thống kê áp dụng để giải quyết các vấn đề trong kinh tế học. Tôi cũng tham dự nhiều lớp Địa lý trình độ A, nó mang lại cho tôi bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn về các quá trình kinh tế. Các lớp Kinh tế học trình độ A cho phép tôi bắt đầu nghiên cứu học thuật về chủ đề này. Tôi học và nghiên cứu về điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong đó, so sánh những khác biệt giữa những nước đã và đang phát triển mà định hình nên chính sách kinh tế của họ. Sự đối lập phát triển khiến tôi quan tâm hơn cả và là cái mà tôi muốn khảo sát tỉ mỉ tại trường đại học và như một người chuyên nghiệp.
Tôi đã học xong trung học với Huy chương Bạc, điều đó đòi hỏi hết sức tận tụy, đúng giờ, liên quan đến việc đáp ứng các thời hạn. Chìa khóa để thành công đối với tôi là làm bài tập ở nhà chăm chỉ, điều này đòi hỏi quản lý thời gian thật tốt, phân bổ nỗ lực đồng đều đối với các môn học mà vẫn thành thạo từng môn trong đó. Thành tựu quan trọng gần đây là giải thưởng của tôi tại cuộc thi sinh viên có tính đua tranh nhất, Cuộc thi Olympiad Anh ngữ toàn nước Nga. Những cuộc sát hạch đòi hỏi sự tập trung cao, tự chủ và tính nhẫn nại cao.
Bên cạnh đó, tôi đã tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa. Tôi được chọn là người dẫn chương trình trong một số sự kiện, bao gồm buổi tiệc và lễ rời trường. Tôi thường xuyên tham gia thực hiện các buổi thuyết trình trước lớp. Tôi là một thành viên của nhóm nhỏ soạn thảo dự án về Trận chiến Stalingrad mà được trình diễn trước toàn thể sinh viên tại hội trường của trường. Trải nghiệm đó đã cải thiện những kỹ năng quản lý nhóm của tôi cũng như diễn thuyết trước một lượng lớn khán thính giả. Tôi đã được chọn là lớp trưởng hai lần, điều này đòi hỏi tính đáng tin cậy, trách nhiệm và hợp tác. Nhiệm vụ của tôi là giám sát đăng ký lớp học, đảm bảo các phòng học được bắt mắt, và cung cấp thông tin cho toàn bộ sinh viên. Sau khi thực hiện tất cả những điều này, tôi đã tham gia vào các sự kiện thể thao. Tôi chơi bóng đá cho đội tuyển của trường mà với nó tôi đã giành được huy chương đồng tại giải đấu cấp thành phố. Tôi cũng hy vọng được tham gia vào các môn thể thao tại trường đại học.
Là một công dân Việt Nam, tôi đã vượt qua những thử thách của học bổng quốc tế, học tập tại Moscow. Việc hình thành viễn kiến toàn cục của tôi về kinh tế học và sự giao thiệp rộng hơn là kết quả của sự xung đột thú vị giữa những nền văn hóa đối lập của tôi. Tôi đã có được một vài trải nghiệm mới trong khi tham dự khóa học hè tại Vương quốc Anh năm 2004. Việc giao tiếp với những người nói tiếng Anh bản địa cũng như những sinh viên quốc tế đã cho tôi sự tự tin và lòng can đảm, mà sẽ là rất quan trọng khi học tập trong một bầu không khí quốc tế.
Mục tiêu chính của tôi là để phục vụ và mang lại lợi ích cho đất nước của tôi, Việt Nam, nơi hiện nay đang thiếu những chuyên gia để thúc đẩy phát triển. Tôi mong chờ có được những kinh nghiệm mới và lấp đầy những lỗ hổng tri thức thông qua làm việc và học tập cùng với những sinh viên quốc tế và những chuyên gia giảng dạy.
*throw two cents in: là một thành ngữ cho rằng ý kiến, quan điểm của mình không đáng giá.
Anh ngữ

I developed a passion for economics not due to peer pressure, not parents' opinion, not as a spontaneous decision, but as a result of an event. In 2008 I went on a school trip around Europe, which gave me an excellent opportunity to talk with senior students of economics about the pressing question of the day - the financial crisis. I was amazed by how one particular market of real estate could lead to a global economic recession. Although I was curious and found the topic highly captivating, I did not find myself competent enough to throw two cents in. Later I tried to compensate by reading economic literature, including Freakonomics by Steven Levitt and Stephen J. Dubner, which convinced me that economics is a deep, philosophical, yet very practical science dealing with people and with their incentives.
j
The UK is an economic powerhouse of Europe, which graduates many high-level economists annually. With a view to join their ranks, I am studying Economics and Mathematics for A-level, which are taught and examined in English. I obtained a variety of statistical tools, which will be applicable to problems in economics. I also attend A-Level Geography classes, which give me a more global picture of economic processes. A-level Economics classes have allowed me to start an academic exploration of the subject. I study and research the strengths and weaknesses of market economy and the role of government in it, compare the differences of developed and developing countries that define their economic policy. It is the developmental contrasts which interest me most and which I want to explore at university and professionally.
I finished school with a Silver Medal, which demanded great commitment, punctuality, in terms of meeting the deadlines. The key to success for me was doing homework diligently, that required a good time management, equal distribution of effort between the subjects and still being proficient at each of them. An important recent achievement has been my prize place at the most competitive student contest, the All-Russian Olympiad of English Language. The tests required high concentration, great endurance and self-control.
Besides, I was involved in numerous extra-curricular activities. I was chosen to be the host of several events, including school-leaving ceremony and party. I was frequently engaged in making class presentations. I was a part of a small team that prepared a project about the Battle of Stalingrad, which was presented in the school's assembly hall in front of all the students. That experience improved my team management skills as well as speaking to a large audience. I was chosen to be the class prefect twice, which demands reliability, responsibility and cooperation. My duties were to supervise the class register, make sure the classrooms were presentable, and deliver the information to all the students. Having done all this, I participated in sports events. I played football for school team, with which I won the bronze medal at the municipal stage. I hope to be involved in sports at university as well.
As a Vietnamese citizen, I have overcome the challenges of international studentship, studying in Moscow. The formation of my global outlook on economics and wider society is a result of interesting clash of my diametrical cultures. I acquired some new experience during my attendance of a summer course in the UK in 2004. Communicating with native English speakers as well as other international students gave me self-confidence and courage, which will be crucial, when studying in an international atmosphere.
My main objective is to serve and bring benefits to my home country, Vietnam, which is currently lacking specialists who will drive the development. I am looking forward to obtaining new experience and filling the knowledge gaps through working and studying alongside with international students and expert tutors.

Theo Fb Vũ Anh Tuấn
Previous
Next Post »