Sự tương phản giữa hình ảnh trên phim và cuộc sống thực tế của người dân thời cuối nhà Thanh khiến người xem không khỏi bất ngờ.
Cuối thời nhà Thanh, bởi vì chính quyền nhà Thanh yếu kém, khiến Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây lăm le xâm lược. Khi bát quốc liên quân tiến vào kinh thành, chúng cướp bóc tài sản của dân chúng, tung hoành ngang ngược trên lãnh thổ Trung Hoa. Sự suy yếu của triều đình, thiên tai liên miên, và các cuộc chiến tranh đã đẩy người dân vào cảnh nghèo đói, bệnh tật và thậm chí là chết đói.
Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, làm sao những người lính có thể hăng hái bảo vệ đất nước? Ánh mắt họ đờ đẫn, gương mặt mệt mỏi, dường như không còn chút hy vọng nào vào cuộc sống. Bộ mặt thật của binh lính nhà Thanh tệ hơn nhiều so với hình ảnh được thể hiện trên phim ảnh. Binh lính cuối thời nhà Thanh đa phần gầy yếu, ủ rũ, dường như không chịu nổi mưa gió. Sự lạc hậu của nhà Thanh không chỉ thể hiện ở trang phục, vũ khí, kiểu tóc mà còn ở tư tưởng bảo thủ.
Vũ khí và trang bị của binh lính nhà Thanh thua xa các cường quốc phương Tây. Lúc bấy giờ, quân lính nhà Thanh thường mặc một loại trang phục đặc biệt, tay áo dài hơn cả ống quần. Hình ảnh binh lính nhà Thanh trên phim ảnh chỉ là sự hư cấu nghệ thuật còn sự thật lịch sử thì đau xót hơn nhiều.
Thời cuối nhà Thanh, quần áo của binh lính cấp thấp rách rưới, khiến người xem không khỏi xót xa. Sự khác biệt về thân phận giữa những người lính này và các quan lại đôi khi rất rõ ràng: dũng sĩ chỉ là lính tạm thời, binh lính là lính chính thức, còn tốt là lính bán chính thức. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, họ vẫn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, thậm chí thường xuyên bất lực chống trả, đầu hàng trở thành lựa chọn duy nhất để sống sót.
Sài Kim Hoa, một trong ba kỹ nữ nổi tiếng cuối thời nhà Thanh, đến từ Hoàng Sơn (An Huy), sở hữu nhan sắc xinh đẹp và khí chất hơn người. Vẻ đẹp của bà ở thời đại đó khác với tiêu chuẩn nhan sắc của phụ nữ hiện đại, mà thể hiện ở nét tự nhiên và thanh tú. Dung mạo trong sáng, thuần khiết dù những mỹ nhân thời xưa này không có công nghệ làm đẹp hiện đại. Vẻ đẹp của họ hoàn toàn tự nhiên.
Người dân chìm đắm trong sự tê liệt và vô hồn. Nền lễ giáo phong kiến nhà Thanh như một tầng xiềng xích nặng nề đè nén hoàn toàn thể xác lẫn tinh thần họ. So với hình ảnh lung linh trong các bộ phim cung đấu, nhà Thanh thực sự là một bức tranh hoàn toàn khác. Nhiều cư dân mạng Trung Quốc sau khi xem 14 bức ảnh đã bày tỏ sự ngỡ ngàng trước sự khác biệt giữa cuộc sống thật của người dân thời bấy giờ và phim ảnh.
Mới đây, hình ảnh một anh Tây bán đu đủ "lấy tùy ý, trả tùy tâm" ở Đồng Tháp được cư dân mạng tặng 'mưa tim' vì quá dễ thương.
"Người miền Tây… gốc Pháp"
Câu chuyện bán đu đủ của anh Jason (31 tuổi, quốc tịch Pháp) được vợ anh là chị Vy Võ (30 tuổi) chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người vô cùng thích thú.
Anh Jason và rổ trái cây "lấy tùy ý, trả tùy tâm"
ẢNH: NVCC
Theo lời kể của chị Vy Võ, hình ảnh chồng bên rổ đu đủ "lấy tùy ý, trả tùy tâm" được chị chụp lại trong dịp anh chị về quê Đồng Tháp cách đây không lâu. Cha mẹ chị trồng vườn đu đủ, 2 vợ chồng về đúng thời điểm nhiều quả đã chín có thể thu hoạch.
"Đợt đó đu đủ da hơi xấu nên cha mình không hái, định chờ tới đợt sau. Con rể của cha về, thấy bỏ vậy thì tiếc nên ra vườn hái hết đu đủ chín để bán - tặng bà con theo cách đặc biệt", người vợ chia sẻ.
Anh Jason bỏ đu đủ vào một chiếc rổ to, để lên cái ghế nhựa trước nhà. Chàng rể người Pháp nhờ vợ ghi tấm bảng với nội dung "lấy tùy ý, trả tùy tâm" để mọi người đi ngang qua thấy có thể ghé lấy. Ai muốn trả tiền có thể bỏ vào cái hũ nhựa trên ghế, bao nhiêu cũng được, không trả cũng không sao.
Current Time0:06
/
Duration2:50
HD
auto
Chàng rể người Pháp bán đu đủ ở Đồng Tháp: Nhận mưa tim vì hành động này
Cặp đôi lấy nhau từ năm 2023 và hiện có cuộc sống hạnh phúc
ẢNH: NVCC
Ý tưởng của chồng làm chị Vy Võ vừa thấy dễ thương, vừa thấy hài hước. Chị ví anh như "người miền Tây gốc Pháp". Chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội để lưu giữ kỷ niệm cũng như lan tỏa năng lượng tích cực, cặp đôi hào hứng khi nhận được sự yêu thích của cư dân mạng. Nhiều người để lại bình luận, dành lời khen cho sự dễ thương của vợ chồng chị Vy Võ cũng như tò mò về "cái kết" của rổ đu đủ.
Theo tiết lộ hài hước của anh Jason và vợ, rổ đu đủ cuối cùng cũng vơi khi được tặng cho một người bán vé số ở quê. Những quả còn lại, anh và gia đình ăn cho đỡ tiếc. Những khoảnh khắc đó giúp những ngày về quê thăm gia đình của 2 vợ chồng càng trở nên đáng yêu và nhiều kỷ niệm hơn.
Tình yêu Việt - Pháp
Nói về chuyện tình của mình, anh Jason và vợ kể từ cuối tháng 2.2018, cả hai vô tình gặp nhau trong một quán bar ở TP.HCM. Thời điểm đó, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người yêu cũ, còn anh là khách du lịch đến VN. Thấy anh đang ngồi cùng vài người bạn chị quen, chị Vy sang chào hỏi cả nhóm. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị đã ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái VN thân thiện, dễ thương.
Họ kết bạn và giữ liên lạc với nhau. Những ngày sau đó, chị Vy Võ như một hướng dẫn viên du lịch cho anh tại TP.HCM. Họ trở thành những người bạn tốt, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở VN trong 1 tháng. Sau quá trình dài tìm hiểu, tình cảm cứ thế phát triển dần và họ trở thành người yêu.
Đang làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh Jason quyết định sang VN sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh lẫn tiếng Pháp để được cạnh kề người thương. Sau khi anh cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở VN.
Jason cho biết rất thích cuộc sống, văn hóa ở VN và cảm thấy hạnh phúc mỗi lần về miền Tây, sống trong tình yêu thương của gia đình nhà vợ.
Sau khoảng thời gian sống và làm việc ở TP.HCM, hiện anh chị cư trú tại Đà Nẵng. Vào những dịp đặc biệt, họ về thăm gia đình ở Đồng Tháp để có những khoảnh khắc ấm áp, thú vị.
Lần đầu tiên "va" phải ánh mắt Thào A Dô, trái tim Katrina Audet đã loạn nhịp và để không lạc mất người yêu, cô đã ba lần quay lại Hà Giang tìm anh.
"Mọi thứ cứ ngẫu nhiên đến với chúng tôi như một định mệnh", Katrina Audet, 24 tuổi, quốc tịch Pháp, sống ở Québec, Canada kể.
Hồi giữa tháng 2, cô quyết định du lịch bụi một mình khắp Đông Nam Á. Việt Nam là điểm đến đầu tiên của cô. Với visa thời hạn một tháng, Katrina dự định đi từ nam ra bắc nhưng giữa hành trình, cô gặp tai nạn xe máy, không thể tiếp tục. Khi visa hết hạn, cô chuẩn bị rời Việt Nam thì chợt nhớ ra lời khuyên "phải đi Hà Giang Loop một lần trong đời".
Hà Giang loop được giới đam mê du lịch bụi đặt cho biệt danh "tuyến đường đẹp nhất Đông Nam Á". Cung đường này dài 350 km, xuyên qua bốn huyện của tỉnh Hà Giang cũ, bắt đầu từ Quản Bạ qua Yên Minh, lên Đồng Văn, qua Mèo Vạc rồi trở về Quản Bạ. Hành trình đi qua các hõm núi, đèo cao, vực sâu, các đứt gãy địa chất và hẻm vực. Đặc biệt, cung đường đi qua Mã Pì Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, qua vùng cư trú của 22 dân tộc thiểu số với văn hóa bản địa hấp dẫn.
Katrina quyết định bay sang Singapore để xin visa khác quay lại Việt Nam lần nữa, trước khi sang Thái Lan, Lào, Philippines và Indonesia.
Cuối tháng 3, cô gái Pháp bắt đầu chuyến đi Hà Giang Loop đầu tiên và gặp chàng hướng dẫn viên Thào A Dô, 22 tuổi, quê Lào Cai. Ngay lập tức, trái tim cô loạn nhịp trước chàng trai H'Mông giản dị, có nụ cười hiền.
Ban đầu, Katrina thất vọng vì không được xếp vào nhóm của Dô, nhưng cả hai nhóm vẫn ở chung homestay và thường gặp nhau ở các điểm nghỉ chân. Mỗi lần như vậy, cô tranh thủ trò chuyện và lại gần anh.
Đêm thứ hai, họ hát karaoke cùng nhau và chụp bức ảnh đầu tiên. Sang ngày thứ ba, Katrina bất ngờ rủ Dô đi dạo. Giữa màn sương đêm Hà Giang, cả hai đi chậm, trò chuyện và trao nhau nụ hôn đầu.
Khi chuyến đi kết thúc, Dô ôm tạm biệt Katrina còn cô vội đặt nụ hôn nhẹ lên má anh. Cả hai đều ngầm hiểu, họ không muốn xa nhau.
Katrina Audet và bạn trai trong lần đầu gặp nhau ở Hà Giang. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Katrina Audet rời Hà Giang đến Sa Pa với nỗi buồn trĩu nặng vì nghĩ sẽ không gặp lại được Dô nữa. Nhưng 20 phút sau nhận tin nhắn hỏi thăm của anh, cô quyết định quay lại Hà Giang.
Ngày 4/4, Katrina thực hiện Hà Giang Loop lần thứ hai để tìm chàng trai H'mong. Lần này, Dô là người cầm lái chở cô. Họ cố gắng trò chuyện với nhau thật nhiều ở các bãi đỗ xe. Katrina còn bỏ qua một vài điểm hoạt động tour để được nói chuyện với Dô nhiều hơn.
"Khi ở bên nhau, chúng tôi như hai đứa trẻ", cô nói. Họ dùng Google dịch để trò chuyện sâu hơn, cô tìm hiểu những điều Dô thích và cả cuộc sống ở Sa Pa quê anh. Cô nhận ra Dô là người tốt bụng và chu đáo nhất mà cô từng gặp. "Tôi biết mình hoàn toàn có thể tính chuyện nghiêm túc với chàng trai này", cô nói.
Xong chuyến đi thứ hai, Katrina đến Cao Bằng theo lịch trình nhưng không thể gạt Dô khỏi suy nghĩ. Cô chần chừ suốt mấy ngày vì sợ mọi người nghĩ mình "điên rồ" nhưng cuối cùng vẫn quyết định tham gia Hà Giang Loop lần thứ ba.
Katrina nhận ra mình đã quá yêu Dô và yêu cả văn hóa nơi anh sống. Cô thích cách người Việt vẫy tay chào nhau và cảm giác an toàn cả khi đi bộ một mình vào ban đêm.
Sau chuyến đi, Katrina hiểu mình không thể cứ liên tục đi tour Hà Giang Loop chỉ để gặp Dô. Cô xin làm tình nguyện cho công ty của anh, hy vọng có thể gặp Dô ngoài các chuyến đi và có thời gian riêng sau mỗi hành trình.
Khi công ty chấp thuận, họ háo hức chuẩn bị. Nhưng Katrina nhớ ra hạn visa của mình chỉ còn bốn ngày. Cô bay sang Thái Lan, xin visa Việt Nam lần thứ ba.
Ngày 8/5, cô gái Pháp trở lại Việt Nam gặp Dô theo lời hứa. Anh xin nghỉ phép để đưa cô đi Hoàng Su Phì và Sa Pa. Trở về, Katrina bắt đầu cuộc sống mới của mình ở Hà Giang.
Cô làm tình nguyện vào buổi tối, đón khách trở về sau chuyến Hà Giang Loop và hỗ trợ đoàn chuẩn bị khởi hành hôm sau. Nhiệm vụ của cô là trực quầy lễ tân, giải đáp thắc mắc và ăn tối cùng khách để trả lời các câu hỏi về hành trình.
Cả công ty ủng hộ chuyện tình yêu của họ. Quản lý của Dô sắp xếp để anh tham gia các tour ba ngày thay vì bốn ngày, giúp cả hai có thêm thời gian bên nhau. Họ cũng cho Katrina tan ca sớm mỗi khi Dô trở về.
"Tôi làm theo trái tim mình và không bao giờ hối hận", Katrina nói. Và cô biết Dô cũng vậy.
Thào A Dô và Katrina Audet ở Hà Giang. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ngày 3/6, trong chuyến Hà Giang Loop lần thứ tư của Katrina, Dô đã ngỏ lời tỏ tình chính thức. Cô gái Pháp đồng ý. "Chúng tôi đang sống hạnh phúc và trân trọng từng ngày bên nhau", cô nói.
Katrina yêu sự bình yên ở núi rừng Hà Giang. Mỗi sáng, cô nhận order đồ ăn sáng cho khách, trực quầy lễ tân và hỗ trợ người đi tour. Cô thường kết thúc công việc lúc 9h để đi cà phê, tản bộ đến 16h, trước khi vào ca tối. Vào ngày nghỉ của Dô, cô cùng Dô tận hưởng những điều nhỏ nhặt, lang thang quán cà phê, đi dạo, đánh bài, uống chung một ly bia và hát karaoke.
Cô thích cảm giác họ ngồi ăn trưa cùng các đồng nghiệp người Việt. "Gần gũi, giản dị, họ xem nhau như một gia đình lớn", cô nói. "Điều đó thật quý giá".
Trịnh Văn Đức, 21 tuổi, đồng nghiệp cùng công ty, chứng kiến chuyện tình của Dô và Katrina. Đức kể cả hai luôn kiên nhẫn, biết lắng nghe và quan tâm nhau trong từng hành động nhỏ. Công ty cũng đã hỗ trợ thức ăn, chỗ ở cho Katrina.
"Họ đã vượt qua trở ngại ngôn ngữ, địa lý để ở gần nhau", Đức nói. "Mọi người cũng rất trân trọng tình cảm của họ".