Nhớ Ông PHẠM VĨNH BẢO

Ông Phạm vĩnh Bảo
1900 - 1964
Ông là con trai đầu của hai cụ Tú ở 53 Lãn ông, ngày 5 tháng 6 năm 1964 ông đã vĩnh biệt chúng ta, về cõi vĩnh hằng.Tới năm 1954 sau giải phóng, chúng tôi mới được gặp ông . Hôm đó vào quãng 8 - 9 h tối, một chiếc Com măng ca đỗ trước cửa ngôi nhà 53, trên xe bước xuống là 1 người đàn ông thấp, đậm, mặc một bộ " Đại cán " sẫm mầu, ung dung bước vào nhà, chúng tôi chưa biết là ai thì mẹ tôi đã thốt lên " ... Cụ ơi anh Bảo đã về ! . . "
Ông là thành viên của phái đoàn đại diện Chính Phủ VNDCCH ở Nam Bộ, ông tập kết ra Bắc làm việc ở UBKHNN
Năm 1956 ông đi học Trường Nguyễn ái Quốc.
Sau khi đê Mai Lâm bị vỡ ( Bộ truởng bị khiển trách, Cục trưởng Cục Đê Điều bị cách chức ), ông được điều về Hà Nội đảm nhận chức Giám đốc Sở Kiến trúc Hà Nội
Từ ngày ông về Hà Nội, việc sửa chữa đừờng trong nội thành, truớc đây thường dùng nhựa nóng thì nay được thay bằng nhựa Nhũ tương ( Nhựa nguội, nhựa lỏng ), việc thay đổi này có tác dụng : Tránh được ô nhiễm môi truờng, không gây ùn tắc giao thông, không gây hoả hoạn, tránh được tai nạn bỏng cho công nhân, ở thòi ấy đây cũng là giải pháp tiến bộ, những năm 1970 khi làm đường nhựa ở vùng giải phóng của Mặt trận yêu nước Lào, tôi có về Hà Nội, tìm hiểu công nghệ sản xuất nhưa Nhũ tương, do điều kiện chiến tranh, việc nhập khẩu các chất phụ gia có nhiều vướng mắc và lúc đó ở ta chưa sản xuất, nên chúng tôi vẫn phải dùng phương pháp đun nhựa tại chỗ

Chiếc cầu này ở Công viên Thống nhất - Hồ Bảy Mẫu - Hà Nội, công trình chào mừng Mùa Xuân năm 1960, vào thời buổi bây giờ, những chiếc cầu vào nhà vườn của các đại gia còn vượt trội rất nhiều về kỹ, mỹ thuật và công nghệ xây dựng, nhưng thời kỳ khôi phục sau chiến tranh, thì đây cũng là công trình đáng kể để phục vụ nhân dân Thủ đô . Công trình này, chủ đầu tư là Sở Kiến trúc Hà Nội - thời ông là Giám đốc

Bạn thấy ông đội mũ nồi , ngồi khoanh tay trước ngực, dáng điệu khoan thai, tự tin, chăm chú theo rõi Bác Hồ đang xem sa bàn Quy Hoạch phát triển Hà Nội sau chiến tranh, chỉ riêng hình ảnh của ông, cũng nhắc nhở chúng ta nhiều điều ?
Những năm 1956 thời kỳ ông học ở trường Nguyễn ái Quốc, tôi hay được gặp ông, cứ vào chiều thứ bảy, hai bác cháu lại đi bộ từ Cây đa Thủ Lệ đến đoạn tránh tầu điện Giảng võ, cũng có khi đến bến tầu điện Kim Mã, ông lên xe đạp đi tiếp, tôi lên tầu về 53 Lãn Ông
Năm 1990 khi thực hiện dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đừong 13 đoạn qua Kinh đô cũ của Lào ( Luông pha băng ) tôi có quen 1 gia đình Việt kiều ( Mười Khuê ), tôi có gặp bố anh ta, ông cho biết vào thập kỷ 30 - 40 của thế kỷ trước, ông là thợ lái lu cho ông Tham Bảo
Năm 2000 nhân dịp sang dự lễ Khánh thành và bàn giao đường 7 ở Nam Lào tôi có đi tìm một gia đình người Lào, qua sự giới thiệu của anh Phạm kỳ Nghiêm, bà chủ gia đình này năm 1949 là Huyện uỷ viên của vùng A trô fơ , nơi ông Bảo có đồn điền tại đó, tìm được đến nơi thì bà đã qua đời trước đó mấy tháng.
Năm 2002 khi sang Lào dự lễ khởi công đường 18, (nối với VN ở Kontum ), tôi đã bỏ 1 ngày đi thị sát đồn điền của ông, nhưng kế hoạch không đuợc thực hiện trọn vẹn, vì có điện ở nhà gọi về - Mẹ tôi qua đời !
Bài này tôi định đăng đúng vào ngày 5 tháng 6, nhưng khi mở Blog thì thấy từ ngày 4/6 chủ đề mừng sinh nhật hai cháu nội của ông bà Hải Anh đang được đăng tải, tính để đến năm 2008 mới đăng, nhưng đáp ứng yêu cầu của độc giả , tôi đưa lên Blog vào thời điểm này

Previous
Next Post »