Người dân đổ xô đến một nơi ở Tiền Giang xem con rắn hổ mang chúa khổng lồ

 Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều du khách tìm đến Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến bược liệu - Cục Hậu cần - Quân khu 9 hay còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm để tham quan, chụp ảnh.

2025 là năm của linh vật rắn, do đó, Trại rắn Đồng Tâm trở thành điểm đến hấp dẫn, thú vị trong dịp đầu năm mới đối với nhiều người dân. Ghi nhận trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2 tết, Trại rắn Đồng Tâm đã đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan.

Hiện, trại rắn đang bảo tồn trên 12 loài rắn; trong đó, có 2 loại rắn là hổ mang đất và hổ mang chúa. Trong ảnh là cá thể hổ mang chúa lớn nhất tại trại rắn.

Rắn - Ảnh 1.

Du khách thích thú xem biểu diễn cùng rắn tại Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang).

Trại rắn Đồng Tâm không chỉ là nơi nuôi trồng dược liệu, bảo tồn cây con thuốc, sản xuất thuốc y học cổ truyền, cấp cứu điều trị rắn độc cắn mà còn một sở thú thu nhỏ.

Theo thông tin từ Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu, Cục Hậu cần - Quân khu 9 (Trại rắn Đồng Tâm), Trung tâm được được thành lập ngày 27/10/1977, với chức năng nghiên cứu khoa học; cấp cứu và điều trị rắn độc rắn; nuôi cây, con thuốc bảo tồn nguồn gen các loại dược liệu quí hiếm trên cạn; sản xuất thuốc y học dân tộc; kết hợp với du lịch sinh thái khoa học độc đáo. 

Từ năm 1998 đến nay, Trung tâm thực hiện nhiều đề tài cấp bộ, nhiều công trình dự án cấp nhà nước và nhiều dự án khoa học khác. 

Rắn - Ảnh 2.

Cá thể hổ mang chúa lớn nhất tại trại rắn Đồng Tâm.

Trung tâm còn có chức năng điều trị rắn cắn. Được biết, mỗi năm Khoa điều trị rắn cắn tiếp nhận cấp cứu gần 1.000 ca bị rắn cắn, trong đó, trên 77% bị rắn độc cắn. Tất cả điều trị khỏi bệnh, không có trường hợp chuyển viện và tử vong.

Trung tâm là nơi bảo tồn dược liệu quí hiếm, là nơi nuôi trồng và lưu giữ cây, con giống để cung cấp cây thuốc và con thuốc giống cho các đơn vị trong quân đội cũng như những cơ sở y tế địa phương trong khu vực; ngoài ra nơi đây còn là nơi để các học sinh, sinh viên các trường đại học, sau đại học đến để nghiên cứu và tìm hiểu về nguồn dược liệu phục vụ cho những đề tài nghiên cứu khoa học. 

Bên cạnh lưu trữ nguồn gen cây con thuốc, Trại rắn Đồng tâm có xưởng sản xuất các loại thuốc y học dân tộc (đạt chuẩn GMP Bộ Y tế) từ cây dược liệu, nguồn dược liệu trăn và rắn để phục vụ sức khoẻ cho bộ đội và nhân dân.

Không chỉ là nơi nghiên cứu khoa học, cấp cứu và điều trị rắn cắn sản xuất thuốc y học cổ truyền, cấp cứu và điều trị rắn cắn, Trung tâm còn thu hút khách du lịch bởi sự độc đáo. 

Đặc biệt, trong khuôn viên có bảo tàng rắn xây dựng năm 1996 trưng bày gần 100 loài rắn quý hiếm và lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loại rắn hiện đang có ở Việt Nam. Tháng 8/2005, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận bảo tàng rắn đầu tiên, và là nơi lưu giữ nhiều loài rắn nhất Việt Nam, với hơn 40 loài rắn đặc trưng ở ĐBSCL.


TheoDanviet.vn

Previous
Next Post »