Ngày 1 Tết

Sáng ngày 1 Tết, như mọi năm chúng tôi lên đường du Xuân đến chúc tết Cụ bà mẹ vợ và dự họp mặt đầu năm mới.
  Lúc này đã là 11 h trưa, trời hửng nắng ấm đường phố vắng lặng rất ít xe ô tô và xe máy , đem đến cảm giác thanh bình khác hẳn với những ngày giáp Tết. Khi xe chúng tôi trên cầu vựợt Nguyễn Chí Thanh chỉ có vài xe ô tô, xe gắn máy trên đường.
Đúng 15h, chúng tôi về đến nhà sau bữa cơm đầu năm mới bên nhà vợ. Cũng như năm ngoái, năm nay trước Tết mấy ngày bà xã tôi gọi điên cho các em đề xuất mỗi người  một món ăn. Sau đó chỉ điều chỉnh chút ít tùy theo hoàn cảnh tưng người, thế là cũng có đủ thịt gà xé phay, canh măng chân giò, bánh trưng, nem rán, giò, rau củ ,hoa quả rượu bia tươm tất mà rất vui vẻ nhanh chóng. Con cháu có mặt đông đủ, Cụ bà vui vẻ nhận lời chúc tết và lì xì của con cháu. Cũng như mọi năm sau lời chúc tết của ông con trai trưởng, Cụ chúc lại các con và nhắc nhở năm tới các cháu trai không được uống bia rượu nhiều. Năm nay Cụ lại có thêm niềm vui là cô cháu ngoại vừa tốt nghiệp Đại học ngành quản trị kinh doanh từ nước Đức trở về, chuẩn bị nhận cộng việc ở Việt Nam.
Về đến nhà chúng tôi lại được đón vợ chồng cháu Khanh Hà con bà Kim Anh, cùng các con đến chúc Tết cô chú. Tiếp đến cả nhà cháu Trang Thắng nhà Tiến Phượng vừa từ Malaysia về nghỉ Tết  cũng kịp đến. Thế là chúng tôi chụp chung một tấm ảnh kỉ niệm Tết Giáp Ngọ với các vị khách quí.
Chập tối ông bà Tiến Phượng đến chúc Tết, hai vị nhận lời ở lại ăn bữa cơm Tết không hẹn trước với bánh chưng, giò và nem rán đã có sẵn.
Thế là ngày đầu tiên của năm mới đến với gia đình tôi rất vui vẻ, hứa hẹn năm mới Giáp Ngọ sẽ có nững niềm vui mới.  
                                                                                                                                 Vĩnh Thắng

Quê hương và bà con bên ngoại

Trong chuyến về thăm quê hương lần thứ 2, ngày 17/05/2008, anh chị Ro Chi có tổ chức gặp mặt bà con bên ngoại tại nhà hàng Cá Mập ở đường Đinh Tiên Hoàn ( Bên hồ Hoàn Kiếm )

Nhân dịp xuân Giáp Ngọ xin mời các vị “ Thưởng thức “ bức ảnh quý hiếm này


              Hàng đứng  : Huấn, Chi, Ngọc, Long, Nguyệt, Linh,Anh,An, Công, Emily, Garein ( Kim ) Lan, Nhu, Vinh, Hương, Chiêm
             Ngồi :           Bác Hà,  Chị Rosemary Harter ( Ro ) Cụ Hanh , Bác Nông

Gia đình Cụ Bảo có  :      Hà, Huấn, Công
Gia đình cụ Quang có :    Anh, Nhu, Ngọc, Lan,Vinh, Hương ( Chị Vinh con bác Thoa + Nông + Hương là con chị Vinh, bác Nông là con rể trưởng của Cụ Quang nay đã mất )
Gia đình cụ Hanh có       Cụ Hanh, An, Chiêm, Linh, Nguyệt ( Con gái An )
Gia đìn anh Chi có          Chi, Ro, Kim, Emily ( Là hai con của anh Chi ) ,Việt Long là con của Ô Sỹ Căn

Đia diểm nhà hang Cá Mật là do Mr Công chi định
Bộ áo dài, bác Nhu và tôi đi mua ở Lương văn Can, tôi rất hài lòng vì kiểu áo và mầu sắc rất hợp với chị Ro và Emily, với cổ áo tròn rộng có lé chi Ro mặc đẹp hơn ngừoi nghĩ ra kiểu áo này vào những năm 55, 56 của thế kỷ trước ?










Chúc mừng năm Giáp Ngọ






CHÚC vui trẻ mãi chớ đừng già
 MỪNG khắp muôn làng nở rộ hoa 
NĂM tới giàu thêm đời ổn thỏa 
MỚI sang thịnh vượng kiếp yên hòa 
HẠNH nhiều phước đức ngời trăm họ
PHÚC lắm tiền tài rạng vạn gia
 THÀNH tích tương lai đều phấn khởi 
ĐẠT mong lộc biếc đến từng nhà

Giỗ Bác Nông

 




Hôm nay là Ngày Giỗ lần thứ ba ( trong Nam gọi là giỗ xả tang ) của Ông Đoàn Hưng Nông tức Lê Uy Vệ .Các con và cháu của Ông đã làm lễ giỗ tại tư gia Trung Tự vào ngày hôm qua 30 Tết Giáp Ngọ để họ hàng đến dự thuận tiện. Nhân dịp này chúng ta cùng thắp hương tưởng nhớ tới Bác Nông, chúc Ông an nghỉ nơi vĩnh hằng và phù hộ độ trì cho con cháu và họ hàng

Blog Gia Đình Cụ Quang

Chúc Mừng Tết Giáp Ngọ 2014 !

Chúc Mừng các thành viên của Chi họ Cụ Quang nhân Xuân Giáp Ngọ 2014 : An Khang và Mọi sự Tốt Lành !




Giỗ lần thứ 3 của Bố

Hôm nay con cháu tổ chúc giỗ lần thứ 3 của Bố (Ông) tại Trung Tự để tưởng nhớ đến một người Bố (Ông) hiền từ, hết lòng vì con cháu. Mặc dầu phải bận chuẩn bị để đón Tết nhưng cả họ hàng Nội- Ngoại đều đến để thắp hương tưởng nhớ đến Ông ! Mong Ông phù hộ độ trì cho con cháu và những người thân của Ông !


Sau đây là một số hình ảnh Giỗ lần thứ 3 của Bố!


Đón Giao Thừa Tết Giáp Ngọ 2014

 
 

Sau những ngày chuẩn bị vất vả mọi người đều chờ đón Đêm Giao Thừa Tết Giáp Ngọ 2014  để cúng Trời, Phật, Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ và đón mùa Xuân mới.Không ai phủ nhận giờ phút thiêng liêng của năm cũ chuyển sang năm mới, nhưng sâu thẳm trong ký ức của lớp già và trung niên, giao thừa của Tết ngày xưa có nhiều hương vị đậm đà và bản sắc Văn Hóa Việt hơn giao thừa những Tết nay.Dù sao cũng chúc cho tất cả các thành viên chi họ Cụ Quang vui vẻ đón Giao Thừa Tết Giáp Ngọ

Tết xưa và Tết nay 



 Ca khúc Phút Giao Thừa lặng lẽ - Sáng tác của NS. Anh Quân



 Ca khúc Giao mùa - Sáng tác của NS.Huy Tuấn

 

Chúc Tết

Cháu Phạm Lê Bảo Trân chúc mừng năm mới Giáp Ngọ (2014) Cụ, các ông bà , cô bác anh chị em.

Gặp gỡ cuối năm

Hôm nay 29 Tết, vợ chồng tôi có đến thăm nhà Cô-Cậu Minh Thắng. Rất mừng là sức khỏe của Cậu Thắng khá hơn. Cậu Thắng rất lạc quan trước bệnh tật của mình  và đã tham gia viết bài cho Blog của Chi họ. Bài : "Thử nêu 10 sự kiện nổi bật của Chi họ Cụ Quang năm Qúy Tỵ (2013)" rất đầy đủ. Tổng kết 10 sự kiện nổi bật của Chi họ năm cũ trước thềm Năm mới bao giờ cũng do Cậu Thắng chắp bút !
Chiều nay Cậu Ngọc có đến nhà tôi. Trước là xem công tác chuẩn bị Tết của chúng tôi đến đâu rồi và sau là nhờ hướng dẫn cách gửi ảnh nguyên gốc qua mạng !

Năm mới đã đến rồi, xin được chúc các thành viên của Chi họ Sức khỏe và Mọi sự Tốt lành !

Tết đến rồi....



Hôm nay về lại Sài gòn đến siêu thị để mua 2 con gà ta và bún định mùng 2 Tết giỗ Cụ Quang làm món bún thang truyền thống mà chen o nổi ở quầy tính tiền,  thiên hạ cũng tranh thủ sắm tết,
vì chỉ còn 1 buổi sáng mai là siêu thị đóng cửa .Nắng đã ấm lại, Tết đã về.....

 http://www.chilang279.com/03_PARENTS/Trai-Tet/phaotet.gif
Chúc Mừng Năm Mới
 
Cầu phúc đầu năm cho tất cả mọi người
 
 
http://thuanan.net/wp-content/uploads/2010/02/chucmungnammoiaz6.gif 
http://i600.photobucket.com/albums/tt85/giaogia99/MUALAN.gifhttp://i161.photobucket.com/albums/t212/Thunderspeed60/GIF.gifhttp://www.umnet.com/pic/diy/screensaver/3/lion-dance-31001.gif

THỬ NÊU 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT CHI HỌ CỤ QUANG NĂM QÚI TỴ (2013)

1.Gia đình, họ hàng và bạn bè tiễn đưa ông Đoàn Đình Hải và chị Phương Anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, thể hiện lòng tiếc thương và quí mến đối với người đã khuất.
2.Giỗ Cụ Phạm Vĩnh Quang tổ chức tại tư gia ông bà Thắng Minh ngày 2 Tết Quý Tỵ  (2013) có đông đủ con, cháu, chắt tưởng nhớ bậc sinh thành. Cũng là nét đẹp truyền thống của chi họ họp mặt thường niên ngày đầu năm mới đã được duy trì từ nhiều năm nay.  
3.Chuyến du lịch của các vị hưu trí chi họ “Qua miền Tây Bắc” được bình chọn là sự kiện gây ấn tượng nhất trong năm về ý tưởng, qui mô, số lượng (19 người), độ tuổi cao (16/19 vị U.70, U.80), quãng đường dài (sấp sỉ 1.500km), số ngày trên đường (5 ngày, 4 đêm), nhiều hiểm nguy rình rập (hàng trăm km đường rừng, núi, đèo cao, suối sâu), tới nhiều địa danh nổi tiếng như nhà tù Sơn La và nhà máy thủy điện Sơn La; đèo Pha Đin; đồi A1, hầm Đại tướng, cầu Mường Thanh Điện Biên Phủ; SaPa; đạt an toàn tuyệt đối về người, phương tiện và tài sản .
4.Bà Kim Anh là vị cao niên (77t), được bình chọn là “Cụ bà khỏe nhất năm” của chi họ Cu Quang. Sau khi tham dự trọn vẹn “Qua miền Tây Bắc”, bà lại dẫn đầu nhóm du lịch chi họ tới LB.Nga thăm Quảng trường đỏ, tượng đài Lenin, tượng đài Bác Hồ ở Mát xcơva và Cung điện Mùa Đông thành phố S,Petersburg.
 5.Ông Phạm Vĩnh Di tiếp tục giữ vai trò đầu đàn góp phần định hướng, duy trì và phát triển blog gia đình cụ Quang. Cùng gia đình là đại diện xuất sắc của chi họ tại miền Nam gắn kết họ hàng, bạn bè thân thuộc, nhiệt tình chu đáo đón tiếp nhiều vị khách phưỡng xa.
6.Ngô Minh Lương người hạnh phúc nhất năm 2013, chấm dứt thời gian “độc thân” kể từ khi phu nhân là TS.Lê Hồng Phương kết thúc những ngày giảng dạy tại Đại học Đông Á, Đà Nẵng hồi hương về Hà Nội tiếp tục sự nghiệp và dành nhiều thời gian bên đức ông chồng, chăm lo công việc gia đình.  
7.”Tôi yêu Việt Nam” chương trình ca nhạc Việt, qui tụ nhiều ca sĩ nổi tiếng trong nước do Vũ Anh Tuấn và các đồng sự tổ chức tại Matxcơva (6/2013), “Tôi yêu Việt Nam” nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bà con sinh sống tại đây do có nội dung gắn kết cộng đồng, hướng về quê hương đất nước và công tác tổ chức có nhiều ưu điểm.
8.Việt Hùng nhà Lan Nguyên là người đầu tiên của chi họ đặt chân tới Trường Sa. Đây là điều mơ ước của nhiều thành viên chi họ mấy chục năm qua. Và cũng là ước mơ của các vị hưu trí chi họ, lớp người U.70, U.80 trong vài chục năm tới.
9.Lê Hồng Vinh tiếp tục nhận danh hiệu người bận rộn nhất năm của chi họ. Đã chủ trì và tham gia nhiều hoạt động nội, ngoại và hội đoàn trong năm.
10.Ông bà Tiến Phượng được bình chọn là thành viên chi họ xuất ngoại nhiều nhất trong năm. Thực hiện nhiều chuyến bay tới Châu Âu, Châu Á, nổi bật nhất là chuyến du lịch 20 ngày tới Mỹ. Cũng là kết thúc mùa du lịch 2013 của chi họ.

                                                                                                                                              Vĩnh Thắng

Cảm nhận về Mùa Xuân


Mùa Xuân và Tết đến đem lại niềm vui cho tất cả mọi người từ già đến trẻ, đó là một khỏang thời gian mà mọi người trong gia đình có thể xum họp đông đủ sau cả một năm trời vất vả bươn trải vì công việc, vì kinh doanh, vì học tập hay vì kiếm ăn và cũng là quãng thời gian ấm cúng để thư giãn tốt nhất, sum vầy cùng với gia đình trong những cuộc vui hay bên những bữa ăn ngon khác với ngày thường, hay đi du lịch trong và ngòai nước .Nhưng cảm nhận về mùa Xuân và Tết có thể khác nhau với từng người, từng lứa tuổi và từng hòan cảnh, nên là nguồn cảm hứng khác nhau cho các nhạc sĩ sáng tác về mùa Xuân và Tết.
Dịp Tết nào chúng ta cũng được nghe nhiều ca khúc hay về Mùa Xuân với nhịp điệu chung là sôi động, tưng bừng, rộn rã, bởi mùa Xuân là mùa của hạnh phúc, ứơc mơ và vui tưoi. Riêng tôi thích nhất hai ca khúc hay về mùa Xuân đó là “ Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao ; “ Mùa xuân nho nhỏ” của Trần Hoàn ; "Lắng nghe mùa xuân về " của Dương Thụ và "Điệp khúc mùa xuân " của Quốc Dũng...
+ Mùa Xuân đầu tiên “ lời ca giản dị, gần gũi với đời thường và rất sinh động. Giai điệu lại dìu dặt với điệu valse sâu lắng, quyện với lời ca mang tính chất cộng đồng, nên khi các nhóm ca hát lên càng thu hút người nghe. Nghe nói cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác ca khúc này vào năm 1976 vào một ngày giáp Tết Bính Thìn tại Hà Nội sau chiến thắng lịch sử của mùa Xuân năm 1975.

 

“Rồi dìu dặt mùa xuân theo én về.
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên.
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh.
Niềm vui giây phút như đang long lanh...
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người.
Từ đây người biết thương người.
Từ đây người biết yêu người...”…..

   
+ Mùa Xuân nhỏ nhỏ “ lời ca phỏng theo bài thơ của Thanh Hải rất giản dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng tinh tế với âm hưởng chủ đạo là ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu con người tha thiết, giai điệu lại dịu dàng, khoan thai dễ đi vào lòng người.Trần Hòan là một nhà họat động cách mạng nổi tiếng , đồng thời cũng là một nhạc sĩ tài ba mà ngay từ những ngày tiền khởi nghĩa ai ai cũng được biết đến bài ca bất hủ của ông là “Sơn nữ ca “. Nghe nói theo ông muốn viết được một ca khúc hay, cần phải hội tụ đủ 5 chữ T là Tầm nhìn, vốn sống Thực tiễn, cái Tâm, Trình độ và cuối cùng là phải có Tài. 4 chữ T đầu phải tự thân đạt được còn chữ cuối cùng thì sẽ do thời gian và công chúng thẩm định”.


 Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi tôi đưa tay hứng về
Mùa xuân người cầm súng lộc giắc đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng trải dài nương lúa
Đất nước bốn nghìn năm vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao vững vàng phía trước
Ta làm con chim hót ta làm một nhành hoa
Một nốt trầm xao xuyến ta biến trong hoà ca
Mùa xuân mùa xuân một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời
Mùa xuân , mùa xuân mùa xuân tôi xin hát Nam Ai , Nam Bằng
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình đất Huế nhịp phách tiền mùa xuân.....

   

"Lắng nghe mùa Xuân về "NS Dương Thụ là một nhạc sĩ nhạc nhẹ và nhạc trữ tình Việt Nam,và sớm đi vào đời sống âm nhạc đương đại với những tình khúc êm ái, nhẹ nhàng, tình tứ. Những sáng tác của NS Dương Thụ khúc chiết, trữ tình, có phong cách riêng độc đáo nhưng vẫn mang hơi thở của âm nhạc hiện đại, phảng phất âm hưởng dân tộc và trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam trong những năm 1990 trở lại đây.Những sáng tác tiêu biểu như: Mặt trời êm dịu, Bài hát ru cho anh, Tiếng sóng, Tháng tư về, Vẫn hát lời tình yêu, Cho em một ngày, Hơi thở mùa xuân, Họa mi hót trong mưa, Nghe mưa,Lắng nghe mùa xuân về...

 

Giọt mưa nào rơi thật êm trên phố phường
Mùa hương nào thơm thật thơm trong gió thoảng
Và em đợi anh đợi anh như đã hẹn
Nghe trong mưa đêm mùa xuân lặng lẽ sang.
Phải chăng mầm non mùa xuân đang hé nở
Phải chăng nụ hoa mùa xuân đang hé nở
Phải chăng ngày xuân đầu tiên đang gõ cửa
Khi anh trông em ung dung bên thềm nhà.
Kìa tiếng chim rộn hót xa vời,
Cánh hoa đào bỗng như cười, báo tin mùa xuân về
Kìa bóng đêm mùa cũ đâu rồi,
Với em chỉ thấy xanh ngời, lá hoa của xuân tươi, rồi anh tới.....

   

+"Điệp khúc Mùa Xuân "NS Quốc Dũng là một nhạc sĩ đa tài.Năm 10 tuổi Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc ở Sài Gòn và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Sau khi đỗ Tú tài 2, NS Quốc Dũng vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh. Ông có những sáng tác đa dạng, từ nhạc trẻ tới nhạc vàng và các tình khúc 1954-1975, trong đó nhiều ca khúc  nổi tiếng như Đường xưa, Cơn gió thoảng, Còn mãi nơi đây, Điệp khúc mùa xuân....
 Nắng chiếu lung linh muôn hoa vàng Chở tia nắng về trong ánh mùa sang Gió mãi mơn man trên đóa môi hồng người em yêu tìm quên trong cuộc sống Bướm vẫn tung tăng bay la đà, Mặt trời mây buồn nhẹ trôi thiết tha Ánh mắt mơ trông nơi xa vời Chở mùa Xuân đến đem nguồn vui.



 (Video Youtube)

Ngày ông Táo chầu trời

Hôm qua 23 Tháng chạp, ngày ông Táo chầu trời bà  xã tôi đặt đồ cúng lên bàn thờ  tiễn ông Táo về trời , cũng là mời các Cụ thân sinh bên ngoại, bên nội về ăn Tết cùng con cháu. 
Tết này tôi không có điều kiện tham gia sắm Tết, vì thế mọi việc đều một tay bà xã lo liệu. Mấy năm trước cứ vào dịp này tôi lại có mặt trên đường phố, tìm mua cho được cành đào nho nhỏ đăt lên bàn thờ thỏa ý Cụ Quang lúc sinh thời “Tết không có đào, coi như không có Tết”.
Trước ngày Ông Táo chầu trời vợ chồng Tuấn Thúy biếu cô chú 2 cành đào phai, nụ kép nở rõ đẹp. Bà xã tôi đăt cảnh nhỏ bên bàn thờ kịp ngày cúng ông Táo.
Thế là với gia đình tôi ngày Tết đã thực sự bắt đầu từ hôm ấy 23 tháng chạp.
                                                                                                 Vĩnh Thắng

Tưởng nhớ người đã khuất









 

 

 
 + Hôm nay là Ngày Giỗ Đầu cũa Ông Đoàn Đình Hải,chúng ta cùng thắp nhang tưởng nhớ tới Ông với những kỷ niệm sâu sắc về một chàng rể của chi họ Cụ Quang rất vui tính, học cao hiểu rộng và rất tâm lý với mọi người.Cầu chúc Ông bình an nơi an nghỉ vĩnh hằng




+ Hôm nay là ngày kỷ niệm sinh nhật (24/1/1949) của Anh Tô Quang Việt, chúng ta củng thắp nhang tưởng nhớ tới chàng rể hoạt bát, năng nổ, tháo vát của chi họ Cụ Quang.Cầu mong Anh an nghỉ nơi vĩnh hằng

Blog Gia Đình Cụ Quang

Tưởng nhớ Cậu Hải nhân ngày giỗ đầu

晚 出 生 鹤 胡 明 良 陈 德 庭 海 杜 安 记 得 第 一 个 出 生 
(Hậu sinh Ngô Minh Lương tưởng nhớ Đoàn Đình Hải Tiên Sinh)
Hình ảnh trong chuyến đi lịch sử: " Cửa Lò- Nghĩa Đàn" của Chi họ Cụ Quang


Ảnh chụp tại nhà anh trai của Lương
Dự bữa com thân mật tại nhà anh trai của Lương



Source from (Nguồn bài đăng): minh lương và mọi người


Ông Táo về Trời



Hôm nay là 23 tháng chạp Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Táo quân gặp nhau cuối năm 

 

Nhớ ông Đoàn Hải

               
                                                                   1931 - 2013

                                                             Bác đi đã trọn một năm
                                                  Mọi người vẫn nhớ, vẫn thương bác nhiều
                                                            Nhớ bác, cái tính gan lỳ
                                                 Tây bắn què cẳng, chẳng hề cung khai
                                                          Thương bác, qua đỗi thiệt thòi
                                                Thương binh thì có, lợi quyền thì không !
                                                          .  .  .  . 

                                                          Nhiều khi ngỡ bác ở nhà
                                                Rủ đi ăn phở Quốc Sư ngày nào !

Tôi với Ô Đoàn Hải cũng có những kỷ niệm, đó là lần đưa ông đi ăn phở ở phố Lý Quốc Sư tiện thể đưa ông đi “ Con đường Gốm Sứ “, tại thời điểm đó, công trình chỉ mới hoàn thành tới đầu phố Yên Phụ, rẽ xuống đường Thanh Niên, vòng qua hồ Trúc Bạch ( Đoạn đường này mới được chỉnh trang và mở rộng
Kết thúc chuyến đi ông lặng người .: Gật, gật cái đầu : 
“ Phở Lý Quốc Sư tuyệt  . .”
“ . .  Các con mình chẳng đứa nào nó cho mình đi để xem sự thay đổi của thành phố !  “
Đưa ông đi ăn phở để thêm phiếu chứng minh “ Quan điểm “ của cá nhân là Phở  phố Lý Quốc Sư là ngon nhất
Nhớ đến ông đồng thời cũng nhớ tới quán phở ở Phố Lý Quốc Sư, cả hai tại thời điểm này đều không còn nữa, mặc dù ở Hà Nội hiện nay có tới 4,5 quán đều có ghi chú hàng phở của mình xuất sứ từ phố Lý Quốc Sư nhưng chất lượng, cung cách phục vụ thì bao giờ cho bằng
Tôi cũng chưa được rõ, có lẽ ở VN ta chưa có món ăn nào được bảo tồn, mặc dù  nổi tiếng khắp thế giới như món phở
Chắc có lẽ tại thời điểm này, chế độ phụ cấp thường tật của ô Đoàn Hải sẽ được giải quyết ( Vì năm nay có chủ trương tập trung giải quyết chế độ cho người có công ) và có lẽ món phở quốc hồn, quốc túy của ta sẽ được  “ Bảo tồn ‘ được coi là  “ Báu vật quốc gia ? 
Giá mà các vị có thẩm quyền tạo điều kiện cho Phở Lý quốc Sư một cơ sở khang trang chung quanh khu vực Hồ Gương để giới thiệu với bạn bè quốc tế món ngon của người Việt thì hay biết bao, bây giờ càng nghĩ càng tiếc, nói gì thì nới bao nhiều công trình nghiên cứu xuất sứ của món phở , đa số công nhận món ngon này có nguồn gốc từ cái bến Phà Đen của Hà Nội từ  thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20
Sự liên hệ giữa việc nhớ ô Đoàn Hải và nhớ Phở Lý Quốc Sư là việc bình thường cũng như nhà văn Vũ Cao nhớ quê hương qua mối tình đầu
                    ( . . Mới tới cầu ao tin sét đánh,
                               Giặc giết em rồi dưới gốc thông
                                                        . . . . .
                                  Phiên chợ Phù Ninh ai cũng bảo
                                         Em còn trẻ nãi nhất làng trong
                                             .  Mấy năm cô ấy làm du kích
                                                              Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng    )
Hay như Giang Nam cũng vậy :
                    (     Xua yêu quê hương vì có chim có bướm
                                Những ngày chốn học bị đòn roi
                                       Nay yêu quê hương vì trong từng mảnh đất
                                           Có mộ phần xương thịt của em tôi )   

Sau 12h trưa ngày hôm nay ( 23 tháng chạp năm Qúy Mùi  ) Ô Đoàn Hải sẽ về trời cùng các vị táo quân ?    Vì lẽ đó bài viết này cần đưa  lên blog cho kịp           

Cúng 23 tháng Chạp và giao thừa thế nào cho đúng?

Cúng 23 tháng Chạp và giao thừa thế nào cho đúng?
Lễ cúng ông Táo (23 tháng Chạp) và giao thừa là hai trong số các nghi thức cuối năm được các gia đình rất coi trọng.
Nếu nghi lễ cúng ông Táo – ba vị thần cai quản việc bếp núc để tổng kết mọi việc lớn nhỏ trong năm của mỗi nhà, thì nghi lễ cúng giao thừa đặc biệt quan trọng bởi đây là thời khắc để quan Hành khiển năm cũ bàn giao công việc cho quan Hành khiển năm mới, với mong muốn khởi sự năm mới nhiều điều tốt đẹp.
Ông Táo phải cúng trong bếp
Ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.
Vì thế, các gia đình coi đây là ngày “chư thần trầu thiên” - các thần về trời, tâu với Ngọc Hoàng một năm làm việc thiện, ác, tốt, xấu của gia đình mình để Ngọc Hoàng đề ra một chương trình làm việc trong năm mới.

Lễ cúng ông Táo và giao thừa là hai trong số các nghi thức cuối năm được các gia đình coi trọng. Ảnh: T.L
Theo tục cổ truyền thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương, lễ cúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường cúng trên bàn thờ gia tiên với cách gọi nôm na là cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà.
Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Về “phương tiện” để ông Công, ông Táo “chầu trời”, ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" - cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo quân.
Theo các vị xuất gia, việc cúng này cần thành tâm và tùy theo gia cảnh. Lễ vật không nên quá câu nệ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả là được. Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô... vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.
Cúng giao thừa - trọng “tâm” hơn trọng “lễ”
Phong tục người Việt ta tin rằng, mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai quản việc nhân gian, hết năm thì quan Hành khiển năm trước bàn giao công việc cho quan Hành khiển của năm mới. Việc cúng giao thừa (hay trừ tịch) được coi là để tiễn vị quan cũ và đón vị quan mới với quan niệm lẽ trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu phải có kết thúc: Bắt đầu vào lúc giao thừa cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Lễ giao thừa thường được cúng ngoài trời là bởi các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã, thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Theo các vị xuất gia, lễ ngoài sân hay trong nhà không quan trọng, cái chính vẫn là lòng thành của mỗi gia đình. Dù trong nhà hay ngoài sân cũng chỉ là để chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Vì vậy, lễ vật to nhỏ không quan trọng mà cái quan trọng nhất vẫn là sự thành kính. Nhiều người cẩn thận còn lo lắng chuyện cúng gà hay ngựa (giấy) thì quay ra hay quay vào, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, cái “tâm” vẫn là trên hết.
Đề cập sâu về cái “tâm” mà dân gian vẫn gọi là “lòng thành”, ông Tuấn Anh cho rằng, mâm cao, cỗ đầy hay lễ vật đơn sơ tùy thuộc vào gia cảnh. Nếu gia cảnh khó khăn chỉ có một nén hương, bát cháo thì không thể nói đó là không đầy đủ lễ nghĩa. Mâm cúng thịnh soạn hay đơn sơ cũng là để cho mỗi thành viên trong gia đình cùng tưởng nhớ đến tổ tiên, nguồn cội.
Mỗi khi cúng xong, các thành viên cùng “thụ lộc” với ý nghĩa để lớp con cháu cùng hướng về nguồn cội, gần gũi bên người thân bên bữa cơm gia đình, chứ không phải để các cụ “về” chứng giám. Cái tâm thiện, tâm tốt với lòng thành kính ở những thời khắc quan trọng như lễ giao thừa chính là năng lượng tốt được tạo ra để mỗi người, mỗi gia đình có một tâm thế đón nhận một năm mới với nhiều hanh thông và may mắn.
Nói về quan niệm năm Ngọ kiêng cúng ngựa như nhiều bạn đọc thắc mắc, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết, trong các sách từ cổ đến nay, chưa thấy đề cập bất cứ nội dung nào về chuyện này. Theo ông, việc cúng ngựa tùy thuộc vào tính chất của các lễ đã được dân gian mặc định như lễ thần linh, lễ tạ đất, tạ mộ… chứ không phải là kiêng theo năm nào. Còn nói như một số quan niệm mà nhiều người “dựa” vào tâm linh để “phán” là theo cảm tính và theo suy diễn của chính họ.
(Theo Giadinh.net)

Ghi đĩa nhạc với Windows Media Player (WMP)

Windows Media Player là chương trình tích hợp của Windows để chơi nhạc, video. Ngoài chức năng đó ra nó còn cho ta 2 tính năng hữu dụng khác là:
1- RIP nhạc từ đĩa nhạc  với các nguồn khác nhau thành nhạc MP3
2- Ghi đĩa nhạc (Audio CD)
Chính vì vậy khi cần ghi một đĩa nhạc có thể xem trên đầu xem thông dụng ta sử dụng luôn tính năng này của của Windows Media Player mà không cần cài đặt thêm một trình ghi đĩa khác như NERO, CDBurner...nữa. Đối với dân nghiệp dư tính năng BURN này của Windows Media Player là quá đủ.
Các bạn hãy tự tìm hiểu tính năng RIP của Windows Media Player. Tôi chỉ chia sẽ với các bạn tính năng BURN (ghi đĩa) của nó thôi.
Để ghi đĩa CD nhạc với Windows Media Player, các bạn làm những bước như sau:
1- Mở Windows Media Player ra 
2- Chọn menu BURN rồi kích vào mũi tên trỏ xuống của thực đơn này và chọn như hình rồi làm thứ tự như các hình hướng dẫn
http://luong1950.blogspot.com/search/label/H%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d%E1%BA%ABn
Kéo nhạc thả vào list ghi
http://luong1950.blogspot.com/search/label/H%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d%E1%BA%ABn
Bỏ đĩa trăng vào ổ ghi và thực hiện việc ghi đĩa
http://luong1950.blogspot.com/search/label/H%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d%E1%BA%ABn
Đợi cho việc ghi đĩa kết thúc
http://luong1950.blogspot.com/search/label/H%C6%B0%E1%BB%9Bng%20d%E1%BA%ABn
Các bạn thấy đấy việc ghi một đĩa nhạc với  Windows Media Player (WMP) đơn giản hơn nhiều so với dùng Nero !
Source from (Nguồn bài đăng): minh lương và mọi người