Nhớ Cụ Phạm Thị Yến























Khi nghe tin báo Cụ Yến mệt nặng phải đưa vào Bệnh Viện Bạch Mai điều trị, tôi vội từ Tp HCM ra sân bay Tân Sơn Nhất mua vé và bay ngay ra Hà Nội, đến Bệnh Viện túc trực bên giường Cụ cùng với các anh chị em và các cháu cho đến khi Cụ ra đi . Lúc chuẩn bị tang lễ cũng rất lo là các Chú Ngọc, Thắng, Tiến đều ở nước ngoài, may rồi cũng về kịp, nên tang lễ của Cụ đã tổ chức được chu đáo, có đông đủ họ hàng và quan khách tời dự
.

Nhớ Cụ Phạm Thị Yến
, Cụ,Bà , Mẹ thân yêu của các con và các cháu chắt

Ngày giỗ Cụ Phạm Thị Yến.

Tới ngày thứ hai 25 tháng chín (01.11.2010) đã là 8 năm kể từ ngày Cụ Phạm Thị Yến (cụ bà Phạm Vĩnh Quang) qua đời, bà Phạm Kim Anh có bài thơ “Nhớ mẹ” đâỳ cảm xúc:

Nhớ mẹ.

Tháng chín mùa Thu đã về.

Ta lại nhắc thầm đến mẹ.

Nắm chặt tay con chẳng nói.

Mẹ sắp đi rồi, mẹ ơi !

Hai lăm tháng chín đến rồi.

Ta sẽ nhớ lời mẹ dặn

“Chị em đoàn kết một nhà.

Cháu chắt trò giỏi, con ngoan”

Một lời đau đáu cháu con.

Chồng đi kháng chiến, con đi bộ đội.

Con xa, dù đi nước ngoài.

Mẹ vẫn thôi quên nhắc hoài.

Lần trở lại tập tư liệu gia đình tôi tình cờ tìm thấy bức thư của cháu Phạm Vĩnh Minh Trang gửi bà nội. Tôi xin ghi lại nội dung bức thư này:

“Bà nội yêu quí của cháu.

Bố con cháu hiện giờ đang ở Luân Đôn, Anh…cả hai bố con cháu đều học tiếng Anh ở đây khoảng cỡ 2 tháng. Sau đó bố cháu sẽ về Ba Lan, còn cháu thì bố cháu sẽ cố gắng xin cho cháu ở đây học tiếp thế nhưng xin được kéo dài vi sa ở đây rất khó.

Dạo này bà có khoẻ không ạ?. Cháu và bố cháu đều khoẻ mạnh cả. Luôn Đôn đẹp lắm, bà ạ thế nhưng ở đây cái gì cũng đăt, đắt đến gấp 2 lần đến 3 lần ở Ba Lan. Thành phố này to, đâm ra lúc nào cũng đông ngạt người và mỗi lần đi đâu thì mỏi cả chân.

Dạo này các bác, các anh và các chị có khoẻ không ạ? Bà cho cháu gửi lời đến tất cả mọi người cháu gia đình. Cháu nhớ bà nhiều.

Cháu của bà

TRANG”

Được biết lúc này Phạm Trang đang học Trung học phổ thông tại Ba Lan, đến Luân đôn tìm học tiếng Anh vào năm 1997. Mấy năm sau Phạm Trang đã học xong chương trình Đại học tại Anh, hiện giờ theo chồng làm viêc tại Hàn Quốc. Bức thư được viết trên tấm các bưu điện hình trái tim, chứng tỏ chủ nhân đã rất trau chuốt chuẩn bị bức thư gửi bà nội.

Năm nay ngày giỗ Cụ Yến để có đủ mặt con cháu đã được các vị bô lão quyết định tổ chức vào ngày Chủ nhật 24 tháng chín (31.10.2010), lúc 11h00 do bà Phạm Kim Nhu chủ trì, địa điểm tại nhà ông bà Thắng Minh.

Mọi việc đang được chuẩn bị chu đáo, vào ngày này các vị ở xa có thể liên lạc theo địa chỉ hòm thư và Tel của gia chủ, hoặc các thành viên khác của chi họ.


Vĩnh Thắng

Du lịch Nam Phi

Từ ngày 19 đến 29 tháng 9, cháu Vinh, cháu ngoại cụ Quang đã có chuyến du ngoạn đến mảnh đất tận cùng của cực nam Châu Phi. Cháu đã tới Pretoria là thủ đô Nam Phi, Johanesburg va thành phố Cape Town. Trong chuyến đi, cháu đã đi thăm nhiều danh lam thắng cảnh của Nam Phi như Núi Đá Bàn ở Cape Town, Đảo Hải Cẩu, khu trồng nho và làm rượu nổi tiếng Nam Phi, vườn Quốc gia Pilenesburg, khu Du lịch Sun City, chợ thủ công mỹ nghệ,....
Sau đây là một số hình ảnh của chuyến đi.

Ở Sun City
Ở Mũi Hảo Vọng

Quốc hoa Nam Phi

Đàn voi

Hải cẩu

Ngựa vằn

Bài và ảnh của Tô Minh Thu

Thăm Hoàng Thành Thăng Long

Chiều nay trên đường đi mua sắm khi đi qua Hoàng Thành Thăng Long đúng lúc chợt nhớ ra chỉ còn mấy ngày nữa sẽ tạm dừng đón khách, chúng tôi liền quyết định vào thăm khu di tích này.

Đặt chân trên con đường dẫn tới cửa Đoan Môn, tôi đã nhận ra đang bước trên sân bóng đá Cột Cờ trước đây và là đại bản doanh của đội bóng đá Thể Công lừng lẫy một thời. Cửa Đoan Môn được xây bằng đá sám có 5 cửa vòm cuốn vẫn còn sừng sững, uy nghi như xưa. Bà Nhu hào hứng làm một kiểu ảnh hai chị em trước Đoan Môn làm kỉ niệm .

Lần theo bậc thang dốc chúng tôi lên tầng trên cùng của Đoan Môn, ngắm nhìn Cột Cờ ở phía trước. Thú thật đã nhiều lần ngắm Cột Cờ khi đi trên đường Điện Biên Phủ, nhưng chưa lần nào tôi cảm nhận thấy vẻ uy nghi linh thiêng như lúc này khi đứng ngắm từ tầng trên của Đoan Môn. Nhưng tôi cũng tiếc là phía sau Cột Cờ lại lố nhố mấy ngôi nhà cao tầng, làm giảm hẳn vẻ đẹp của không gian đang rất đẹp với bầu trời trong xanh và những hàng cây cao.

Đến điện Kính Thiên tôi thấy một tốp vị khách nước ngoài đang chăm chú nghe Giáo sư sử học Lê Văn Lan giới thiệu. Họ cùng với mấy người bạn Việt Nam vui vẻ nhận lời mời chụp ảnh của một lữ khách lớn tuổi mặc áo dài đỏ, khăn đóng màu vàng, tay cầm cờ Việt nam. Thấy hay hay không bỏ lỡ cơ hội tôi liền nhảy vào chụp “ké”, thế là được một kiểu ảnh kỉ niệm cũng không đến nỗi nào.

Chúng tôi tiếp tục hành trình đến thăm các khu khác như phòng chưng bày các cổ vật, xem hiện vật các giếng nước thời Lê, Trần, các rãnh thoát nước, các móng cột….Được thăm căn hầm chỉ huy của Bộ tổng tư lệnh QĐND, nơi hội họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ TW, phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp những năm chống Mỹ.

Về cấu trúc, giá tri lịch sử cũng như hình ảnh của Hoàng Thành Thăng Long đã được biết đến nhiều qua báo đài, tôi chỉ xin ghi lại vài nét về chuyến viếng thăm di sản lịch sử 1.000 năm oai hùng của dân tộc, một niềm tự hào lớn lao mà ông cha đã để lại cho hậu thế ngày nay.

Giờ đây trong tôi vẫn còn cảm giác bâng khuâng, ngỡ ngàng đến khó tả đã trên sáu chục năm sống ở chính trung tâm Hà Nội, ngày ngày đi qua khu vực này mà ngờ đâu lịch sử lại ở sát ngay bên ta - Hoàng Thành Thăng Long. Ở đó có dấu tích một thời oanh liệt xa xưa ngàn năm của ông cha và của thời đại Hồ Chí Minh ngày nay với những tên tuổi lừng lẫy như Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp.

Phạm Lê.

Thăm Khu Du lịch Đại Nam (Bình Dương)




Cổng vào Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến

Cuối tháng 9/2010 nhân chú Đỗ Xuân Khôi vào Nam công tác, chúng tôi rủ nhau đi thăm khu du lịch Đại Nam .Lạc Cảnh Đai Nam Văn Hiến là một khu du lịch tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách thị xã vào khoảng 7km về hướng huyện Bến Cát, cách Tp HCM khoảng 60 km. Đây là công trình du lịch thuộc loại quy mô với tổng kinh phí khoảng 6.000 tỉ đồng. Đại Nam thế giới du lịch hiện đang được hoàn thiện và đã khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 2/9/2007 .Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, khu du lịch Đại Nam có đủ cả biển, hồ, sông núi và tường thành, với dụng ý làm toát lên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là đền thờ Đại Nam Quốc Tự và dãy Núi Bảo Sơn. Ngoài ra, tại khu du lịch còn có nhiều hạng mục quan trọng khác sẽ xây dựng như nước Việt Nam thu nhỏ rộng 30 ha, thể hiện vẻ đẹp về thiên nhiên cũng như phản ánh những thành tựu nổi bật của 64 tỉnh, thành trong cả nước và những hình ảnh giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam. Chủ nhân của khu du lịch này là ông Huỳnh Phi Dũng ( tên dân giã là Dũng lò vôi)

Kim Điện





Ở bệ thờ chính, từ trên xuống là tượng Phật Tổ, vua Hùng, chủ tịch Hồ Chí Minh được mạ vàng theo cách xếp đặt cũ. Hiện nay khu vực này là khu vực cấm chụp ảnh ( ảnh này chụp trước khi có lệnh cấm )

Đây là một công trình kiến trúc Việt cổ có diện tích 5.000 với chất liệu chính là gỗ, đá và mạ vàng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng công trình mang nét lai căng Trung Hoa và có ít đặc điểm kiến trúc Việt.

Cửa bên hông Kim Điện

Chính điện gồm ba tầng thờ tượng Đức Phật Tổ, vua Hùng Vương và vua Trần Nhân Tông, hai bên là tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh, danh tướng Trần Hưng Đạo và Mẹ Âu Cơ đều được mạ vàng. Bên dưới có bảng thờ 54 dân tộc và hơn 2.000 dòng họ Việt Nam. Các cánh cửa đền được khắc những câu chuyện lịch sử và dân gian của đất nước. Hai bên hông ngoài đền thờ là hai bức tượng Thánh Gióng và danh tướng Lý Thường Kiệt cưỡi ngựa, cũng mạ vàng. Trước đây, 3 bệ tượng là tượng Phật Tổ, vua Hùng, Hồ Chí Minh (xem hình bên phải) nhưng nay đã thay đổi . Để vào đại điện, du khách phải mang vớ sỏ luôn vào giầy

Khu trò chơi




















  • Thập nhị cung kì án.

Khu thập nhị cung là công trình mới khai trương của khu du lịch mô phỏng 12 kì án thời dựng nước của Việt Nam được xây dựng hoành tráng và quy mô. Du khách sẽ được phiêu lưu trong các vụ án với các hình nhân như thật.


Thập nhị cung kì án

Phượng Hoàng cung

  • Thế giới tuyết

Mô hình trò chơi tuyết duy nhất của Việt Nam. Với âm 12 độ, du khách phải trang bị áo gió và giày và tham gia các trò chơi duy nhất của Việt Nam như: trượt tuyết, đắp người tuyết, và đùa giỡn trong không gian của tuyết.

Thế giới tuyết

Trò chơi 18 tầng địa ngục


Vườn thú Đại Nam

Vườn thú Đại Nam là vườn thú mở duy nhất của Việt Nam sẽ đưa du khách tiếp cận thật gần với đời sống của các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Tại đây những con thú không bị nhốt mà được thả tự dođi lại trong môi trường thiên nhiên gần với môi trường sống của chúng, chỉ cách ly với con người qua những con suối, hàng cây. Vườn thú rộng mát với khuôn viên 12,5 hécta, đa dạng về chủng loại. Đặc biệt các loài thú quý hiếm như: sư tử trắng, tê giác trắng, hổ trắng, công trắng, ngựa vằn, Kanguroo, rùa da báo, hươu cao cổ, Hà mã, hổ Đông Dương, Khỉ sóc Nam Mĩ, Báo lửa, Nai cà tong, Hồng hoàng, Linh dương sừng kiếm.

Khu thú nhỏ được nuôi tự nhiên và ngăn cách bởi tấm kiếng giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về các loại thú vật. Sở thú mở này được các em thiếu nhi rất thích.

Dãy núi Bảo Sơn

Dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65m, dài 250m, được đánh giá là ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam. Núi có ngọn bảo tháp cao sừng sững tạc bài thơ hay và suối thì chảy róc rách. Bên trong dãy Bảo Sơn là công trình Việt Nam thu nhỏ và các vị Bồ Tát, Di Lặc ,.v...v.. Cùng bao quanh dãy Bảo Sơn là con rồng vàng dài bao bọc cùng dòng Bảo Định Giang chảy róc rách ngày đêm.

Biển Đại Nam

Biển Đại Nam được xem là biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam hiện nay, biển có mức sóng vỗ 1,6m Được xây dựng trên diện tích gần 22 ha, tổng diện tích mặt nước 20.000m², chiều dài bờ biển 1,4 km... . Được khai trương nhân ngày 18/1/2010 nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí mang lại cảm giác thật như biển.

Chúng tôi đã tới thăm khu du lịch nổi tiếng này nhiều lần, lần này chủ yếu thăm Kim Điện và tắm thỏa thích ở biển nhân tạo Đại Nam.. Hy vọng các thành viên trong chi họ ở ngoài Bắc sẽ có dịp tới thăm khu du lịch này.




Một chuyến đi có nhiều kỷ niệm




Từ 13 tháng 9/2010 đến 13 tháng 10/2010 Bạch Hoa đã đi tập huấn lớp nâng cao dành cho Giám Đốc các doanh nghiệp (CEO) theo sự hợp tác giữa Phòng TMCN Việt Nam (VCCI) và Chính Phủ CHLB Đức tại Dresden. (CHLB Đức ). Trong thời gian trên ngoài việc giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với các DN Đức liên quan, đã tranh thủ thăm thành phố Dresden, nhũng vùng lân cận như Saxony Swissland ( Đức); Vienna (Áo); Praha ( Tiệp) và Roma (Ý).

Dresden là thủ phủ của vùng Saxony của CHLB Đức , tọa lạc trên thung lũng bên bờ sông Elbe, tiếp giáp với CH Séc .Trong Đại chiến Thế giới lần thứ 2 Dresden hoàn toàn bị phá hủy bởi sự oanh tạc của không quân Liên quân, thời CHDC Đức Dresden đã được khôi phục trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, chính trị và kinh tế của CHDC Đức và từ năm 1990 thuộc về CHLB Đức.


Ảnh chụp toàn Đoàn tại Dresden (CHLB Đức)

Saxony Swissland là vùng núi và cũng là vườn quốc gia quanh thung lũng sông Elbe về phía Đông Nam thành phố Dresden thuộc khu vực Saxony. Ở đây có nhiều phong cảnh thiên nhiên rất đẹp


Vienna là thủ đô của nước CH Áo, là trung tâm chính trị , kinh tê và văn hóa,và cũng là thành phố có dân số đông thứ 10 ở EU.Tại đây có nhiều trụ sở quan trọng của các tổ chức quốc tế trên thế giới như LHQ, OPEC….


Praha là thủ đô và thành phố lớn nhất Cộng hòa Séc từ năm 1920, trước đó từ năm 1784 là thủ đô hoàng gia Praha. Praha nằm tại trung tâm vùng Bohemia. Praha còn được gọi là "Thành phố của hàng trăm chóp nón" và "Thành phố vàng". Kể từ năm 1992, trung tâm của Thành phố đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Theo Sách kỷ lục Guiness, Lâu đài Praha là lâu đài cổ nhất trên thế giới.



Romathủ đô của nước Ý và thủ phủ của vùng Lazio thuộc miền trung nước này. Thành phố tọa lạc trên hợp lưu của sông Aniene vào sông Tiber. Roma là trung tâm kinh tế hàng đầu của Italia và là một trung tâm văn hóa, thương mại, chính trị của Italia.





Bạch Hoa

Vĩnh biệt bà Phạm Thị Chu Sa...

1.Hôm nay tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội, gia đình, các cơ quan, đoàn thể và khối phố... đã làm lễ tiễn đưa Bà Phạm Thị Chu Sa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Các thành viên chi Cụ Quang tại Hà Nội gồm các vị Anh, Nhu, Lan, Thắng, Minh, Tiến, Vinh, Phương, Hùng và cháu Hương (Mai) đã đến dự lễ viếng, lễ hoả táng tại đài Hoá thân Hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội.













Thay mặt Chi Cụ Quang bà Phạm Thị Kim Anh đã ghi những dòng lưu niêm tại sổ tang nói lên sự tiếc thương và chia sẻ sâu sắc của các con cháu Cụ Qang Yến với bác Vũ Oanh, cùng gia quyến về sự ra đi vĩnh viễn của bà Phạm Thị Chu Sa.













Bà còn chia sẻ tình cảm của mình bằng những dòng thơ nhớ tới người chị Phạm Chu Sa:

"Nhớ ngày xưa-chị Phạm Chu Sa.
Ngày ngày cùng Kim Anh song ca.
Bên tiếng đàn vĩ cầm réo rắt.

Chú Hanh đàn, các cháu hát theo.

Chim sơn ca bà nội cưng chiều.

Hướng đạo sinh, thiếu nữ tiền phong.

Thân thiết cùng bạn bè, hàng xóm.

Chị Khiêm, Thanh, Bội Trâm, Phương Châm.

Hoa khôi trường trung học kháng chiến.

Rồi tham gia Quân đội nhân dân.

Là phu nhân đồng chí Vũ oanh.

Nhà quân sự, chính trị tài danh.

******

Chị như trăm hoa đua nở.

Mọi người yếu mến từ thủa ấu thơ.

Vĩnh biệt chị Phạm Chu Sa.

Chị thanh thản yên nghỉ nơi vĩnh hằng".

Được biết trước đó ông Phạm Vĩnh Ngọc, đaị diện Chi họ Cụ Quang đã có mặt trong những ngày cuối cùng của bà Phạm Thị Chu Sa tại gia đình bà.
Từ TP. Hồ Chí Minh ông bà Di Chi cũng đã có lời chia buồn tiếc thương gửi tới thân nhân bà Phạm Chu Sa.
Chúng ta một lần nữa gửi tới gia đình bác Vũ Oanh những lời chia buồn sâu sắc, sự cảm thông của chi Cụ Quang trước đau thương này của gia đình. Con cháu chi Cụ Quang, đặc biệt là lớp người lớn tuổi mãi mãi ghi nhớ hình ảnh bà Phạm Thị Chu Sa.
Vĩnh biệt bà Phạm Thị Chu Sa.
2.Cùng ngày tại nghĩa trang Văn Điển, đoàn Chi họ Cụ Quang cũng đã đến thắp hương tưởng nhớ bậc sinh thành tại mộ phần hai Cụ Quang, Yến.



Vĩnh Thắng.