Cảm xúc Tháng 9.2010.

Tháng 9 có những ngày lễ, tết là kỉ niệm 65 năm ngày Quốc khánh, tháng tựu trường của học sinh sinh viên, tết Trung Thu của các cháu thiếu nhi, nhi đồng cả nước gợi nhớ nhiều cảm xúc.

1.Đầu tiên khi nói tới Cách mạng tháng 8 lịch sử và và Quốc khánh 2-9, tôi lại nhớ tởi kỉ niệm lần bác Hồ tới thăm trường nữ Trưng Vương nơi tôi học vào tháng 9.1955.

“Nhớ một ngày Bác đến thăm

Thầy trò phấn khời “Hồ Chủ Tịch muôn năm”

Trống ngực thình thình như muốn nói:

Bác ơi vui quá! Bác Hồ ơi!

Sức mạnh học đường đâu cần nhắc nhở

Niền tin lan toả, tiết học thêm hay.”

2.Nói về ngày tựu trường tôi lại nhớ nhất hai cô giáo dạy văn là cô Tỉnh và cô Trì. Các cô thường khuấy động cho giờ học thêm vui, không buồn tẻ như những giờ khác. Vì thế chúng tôi rất yêu mến hai cô, có bạn còn đi theo khi cô chuyển sang dạy trường khác.

Cô Trì thường cho tôi điểm cao (8,9/10). Sau này những lần tôi không đi dự họp mặt lớp cũ, cô còn hỏi bà Kim Nhu “Kim Anh đâu?”. Còn cô Tỉnh thường “bình văn” trên lớp mỗi khi trả bài, nên trình độ môn văn của lớp tương đối đồng đều.

Tôi còn nhớ có lần cô ra đề bài “Viết về người thân của em”. Trúng tâm lý, tôi say sưa viết về người cha đang tham gia kháng chiến 9 năm tại Việt Bắc. Vì quá cảm xúc nên tôi viết “hơi bị lộ”, hồi hộp chờ đợi và cũng hơi lo vì lúc đó tôi đang sống trong vùng Hà Nội tạm chiếm. Khi trả bài cô không phê bình, không gặp riêng tôi mà chỉ nhắc nhở trên lớp “Bài của em lạc đề” và cô không cho điểm. (giá như gặp phải giáo viên không có cảm tình với kháng chiến thì biết đâu tôi đã bị khiển trách, hoặc bị đuổi học).

Nhớ tới trường Trưng Vương tôi có mấy vần thơ:

Từ thủa thiếu thời tôi thích thơ.

Thơ thân tôi, tôi tầm thơ tha thiết.

Tứ thơ tôi thường tưởng tới:

Thày: ”Trí, Tiến, Tỉnh, Từ …Trường Trưng trắc.

Trò: “Tâm, Tình, Thuý, Tỉnh, Thư, Trinh, Thu, Thuỷ…”

Thường thưởng thức thú, thi thơ thư thái.

“Tiếng Thu” thơ thổn thức tuổi trăng tròn

(Áo dài) tha thướt tựu trường.

Trang trọng thiên thanh đồng phục

Thấm thoát thời thế trôi trôi tiếp.

Thất thập thu, tưởng tới trống trường.

Chỉ còn mấy hôm nữa là đến ngày tựu trường vào năm học mới của con trẻ. Thật đúng là

Tựu trường thời tung tăng trẻ thơ.

Thắm thiết thày trò (gặp lại nhau)

3.Tết Trung Thu sắp tới, lại trùng ngày sinh của hai đứa cháu nội, lòng tôi xao xuyến mừng vui.

Tàn thư tôi tìm đến tứ thơ

Tết Trung Thu. "Tít" tròn thất tuổi. (9.2003)

Bé Đức Khôi tất tròn 2 tuổi (17.9.2009).

4.Tháng chín còn có môt ngày cả chi họ không quên, đó là kỉ niệm 104 năm ngày sinh của Cụ Phạm Vĩnh Quang ( 4.9.1906). Mỗi năm vào ngày này mấy anh chị em chúng tôi lại có dịp ôn lại những kỉ niệm về người cha của mình, với tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn.


Hải Anh

(ảnh trên mạng)

Rắc rối với mỡ trong máu

Rắc rối với mỡ trong máu


SGTT.VN - Một chị phóng viên truyền hình xinh đẹp đã hốt hoảng thổ lộ: “Máy đo cho biết trong người em mỡ nhiều quá!” Một số bác sĩ cũng đau khổ thú nhận bị tăng mỡ trong máu. Gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu, tỷ lệ mỡ cao… là những cụm từ chúng ta thường nghe sau một đợt kiểm tra sức khoẻ.

Một trong những cách đơn giản giúp giảm nguy cơ tăng mỡ máu là chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, kho,... (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Trí Dũng

Có thể nói cứ ba người là có một gặp rắc rối với mỡ trong máu. Không đợi đến tuổi trung niên, cũng không chờ đến lúc thừa cân béo phì, nạn “rối loạn lipit máu” đã xuất hiện ở cả những người trẻ có vóc dáng bình thường.

Mỡ trong máu tăng: rất đáng sợ

Tăng mỡ trong máu còn gọi là tình trạng rối loạn lipit máu. Các loại lipit trong cơ thể bao gồm: triglyceride, phospholipid và cholesterol. Có 10% triglyceride được tổng hợp ở gan và mô mỡ, 90% còn lại có nguồn gốc từ thức ăn. Cholesterol có hai nguồn gốc: 30% ngoại sinh từ các thức ăn có nguồn gốc động vật và 70% nội sinh do gan tổng hợp. Cholesterol trong máu bao gồm: VLDL, IDL, LDL và HDL, trong đó chỉ cần quan tâm hai loại chính là LDL và HDL. LDL-cholesterol cung cấp cholesterol cho các mô, khi LDL tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch, do đó LDL được xem là cholesterol xấu. HDL-cholesterol đóng vai trò chính trong chuyên chở cholesterol thặng dư ra khỏi mạch máu, do đó được xem là cholesterol tốt, có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Những mảng cholesterol khi lững lờ trôi trong mạch máu của chúng ta, gặp nơi thích hợp sẽ lắng đọng, bám vào thành của các mạch máu. Những mảng xơ vữa này ngày càng nhiều làm cho thành mạch máu trở nên cứng, giòn, mất tính đàn hồi mềm dẻo và gây hẹp lòng mạch máu, làm dòng máu chảy yếu, giảm nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan. Quan trọng nhất là mạch máu não, tim, thận… bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Máu chảy yếu làm tim phải cố gắng co bóp để thắng sức cản của mạch máu bị xơ vữa, lâu dần có thể dẫn đến cao huyết áp và suy tim. Mạch máu não bị xơ vữa trở nên giòn và dễ vỡ trong cơn cao huyết áp, cũng dễ bị tắc nghẽn bởi mảng xơ vữa làm não thiếu máu nuôi, gây những cơn tai biến bất kỳ. Mạch vành nuôi tim nếu bị xơ vữa sẽ gây những cơn thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim rất dễ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, mỡ máu cao cũng là một triệu chứng trong hội chứng chuyển hoá với nguy cơ cao huyết áp, béo bụng và tăng đường huyết (tiểu đường).

Làm gì khi bị rối loạn mỡ máu?

Trước tiên, cần đạt và duy trì cân nặng lý tưởng: BMI 20 – 22 kg/m2 (BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m)); ăn mỡ (lipit), cholesterol dưới 200mg/ngày. Trong tự nhiên, lipit có nhiều loại: lipit bão hoà (mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ...), lipit không no một nối đôi (dầu ôliu, mỡ cá, hải sản, tảo...), lipit không no nhiều nối đôi (dầu bắp, dầu hạt bông, dầu đậu nành, dầu mè…), người tăng mỡ máu nên hạn chế lipit bão hoà. Đặc biệt, người thừa cân béo phì, cao huyết áp, tăng mỡ máu… nên chú ý lượng mỡ trong khẩu phần vì lipit cung cấp nhiều năng lượng.

Có một số cách đơn giản giúp làm giảm lipit và cholesterol trong khẩu phần: ăn thịt nạc, bỏ mỡ, bỏ da; không ăn đồ lòng phủ tạng, óc; lòng đỏ trứng ăn hai cái/tuần. Uống sữa tách béo (không béo, sữa gầy). Hạn chế ăn thức ăn chiên, xào; chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, kho, nướng. Dùng ít bơ, margarine, dầu. Tránh ăn thức ăn mua tại nhà hàng. Đọc kỹ thành phần thức ăn bán sẵn. Tăng khẩu phần trái cây, rau củ. Hạn chế rượu (chỉ nên uống một lon bia/ngày hay 30ml rượu vang), tuyệt đối cữ rượu nếu có tăng triglyceride.

Ngoài ra, cần tăng cường vận động, tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất bốn lần/tuần. Nên đi bộ khoảng 30 – 45 phút/ngày.

BS Đào Thị Yến Thuỷ
Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

Một người Hà Nội gốc tiêu biểu





Cụ Đỗ Xuân Hợp ( 1906 - 1985 )

Trong không khí phấn khởi Hướng về 1000 năm Thăng Long chúng ta đều nhớ đến thủ đô Hà Nội thân yêu với bao kỷ niệm ngọt ngào và tình cảm trân trọng. Tôi nhớ đến một trong những người Hà Nội “ gốc “ tiêu biểu đó là “ Bác Hợp” , tức Cụ Đỗ Xuân Hợp, Thiếu tướng Quân Y – QDNDVN , Giáo sư , Bác sỹ y khoa, anh trai ruột của Cụ Đỗ Xuân Dục thân sinh ra bà xã Kim Chi. Cụ Hợp không thuộc dòng họ Phạm, nhưng có lẽ những người lớn tuổi trong chi họ Cụ Quang không ai là không quen biết và đã có nhiều lần gặp gỡ “Bác Hợp” lúc sinh thời, vì Cụ lại là anh họ thân thiết của Cụ Bà Phạm Vĩnh Quang. Nếu vào Google, gõ “ Đỗ Xuân Hợp “ cho ngay 907.000 kết quả bài viết trên mạng về Cụ. Tôi giới thiệu ở đây 3 bài viết ngắn để chi họ chúng ta tham khảo, thấy rõ cái “ tâm của một người trí thức Hà Nội gốc “ và “ thuật sử dụng nhân tài của Bác Hồ “ đối với trí thức nói chung và Cụ Hợp nói riêng

ĐỖ XUÂN HỢP- ÔNG VUA CỦA NGÀNH GIẢI PHẪU HỌC VIỆT NAM

Cho đến nay, không riêng gì các thế hệ sinh viên y khoa mà ngay cả chúng ta cũng đều tự hào khi biết trong bộ sách giá trị Anatomie Topographique của Henri Rouvierè - tập nghiên cứu y học về cánh tay con người có chương viết về cơ ghi rõ muscle Do Xuan Hop và chương về dây thần kinh ghi rõ nerf Do Xuan Hop. Bên cạnh đó tên tuổi và công trình nghiên cứu của ông còn được in trong bộ Encyclopédie medicale Francaise (Bách khoa toàn thư y học Pháp). Vậy Đỗ Xuân Hợp là ai mà khiến y học thế giới phải đề cao và khâm phục như thế?
Ông sinh ngày 8/7/1906 tại Hà Nội - con thứ năm của cụ Đỗ Xuân Đạt - một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và yêu nước. Khi cụ Lương Văn Can cùng những chí sĩ yêu nước lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục thì cụ Đạt dù không ra dạy, nhưng vẫn bí mật giúp đỡ tài chính cho trường. Ngay từ nhỏ, cụ Đỗ Xuân Hợp đã nổi tiếng là cậu học trò giỏi nhất trường. Sau khi đậu ưu kỳ thi tiểu học thì phần thưởng là những cuốn sách đã được ông chất đầy trong một tủ lớn! Sau này theo học trường Bưởi, ông cũng là học sinh giỏi, chăm chỉ và khiêm tốn giúp bạn học kém hơn mình. Mỗi tháng được nhận học bổng 8 đồng, ông dùng để nuôi hai em tiếp tục ăn học như mình. Sau khi tốt nghiệp trung học với bằng thành chung loại ưu tú, ông theo học trường Cao đẳng y dược Đông Dương. Ông tính toán như vậy vì chỉ sau bốn năm học thì có thể đi làm để giúp đỡ gia đình. Mùa hè năm 1929, Đỗ Xuân Hợp tốt nghiệp ra trường. Lúc này tình yêu đến với ông. Người đó là bà Nguyễn Thị Thịnh - một nữ sinh trường Sư Phạm Hà Nội. Sau này nên duyên nợ thì người vợ đã cùng theo chồng lên đường nhận nhiệm sở. Đỗ Xuân Hợp được phân công về nơi rừng thiêng nước độc ở Bắc Hà (gần Lào Cai)! Nơi đây trong thập niên 30 vẫn còn là nơi "ánh sáng văn minh" chưa rọi tới!........ Cũng trong thời gian này, ông nhận được thông báo: Trường Y khoa Đông Dương đang thi tuyển chọn lấy một trợ lý ngành giải phẫu cho Viện giải phẫu của trường. Thế là với quyết tâm của mình, ông quyết tâm thi. Cuối năm 1932, ông trở về Hà Nội nộp đơn thi và trúng tuyển. Nhờ vậy, ông được chuyển công tác về Hà Nội, phụ việc cho Giáo sư P. Huard - giám đốc của Viện giải phẫu học. Qua năm sau, nhờ có sự chứng nhận và giới thiệu của trường hàm thụ mà vợ chồng được thi tú tài. Cả hai kỳ thi họ đều đậu thủ khoa. Nếu Bác sĩ Hồ Đắc Di là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ phẫu thuật tại Pháp thì Đỗ Xuân Hợp là người đầu tiên trợ giảng và hướng dẫn cho sinh viên thực tập trong khoa phẫu thuật của trường Y khoa Đông Dương. Thông qua những kinh nghiệm đã thu thập được sau hơn 10 năm làm công việc này, Đỗ Xuân Hợp đã gây chấn động trong giới y học thời bấy giờ bằng bộ sách Morphologie humaine et anatomie artistique (Hình thái học và giải phẫu thẩm mỹ) in năm 1942. Với bộ sách này ông đã được Viện Hàn Lâm y học nước Pháp đã tặng giải thưởng Testut vào năm 1949. Ngoài ra ông còn công bố nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khác. Có thể nói từ năm 1936 Đỗ Xuân Hợp đã nghiên cứu về bộ xương người Việt Nam hiện đại và một số sọ hoặc bộ xương người Việt Nam thời cổ. Ngoài ra ông còn nghiên cứu cả về não, mạch máu thần kinh và nội tạng v.v... Hầu hết những công trình này đều viết bằng tiếng Pháp. ….. Khi toàn quốc kháng chiến nổ ra tiếng súng hào hiệp và chính nghĩa thì Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp bỏ lại sau lưng căn biệt thự số 69 phố Trần Xuân Soạn (Hà Nội), bỏ lại những tiện nghi vật chất để lên đường tòng quân. Sự cương quyết của ông khi đi theo kháng chiến là việc không phải ai cũng làm được, vì bấy giờ ông đang giảng dạy ở Đại Học Y khoa, lại chữa bệnh ở bệnh viện Phủ Doãn và còn có cả phòng mạch tư ở phố Chợ Hôm. Nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc, vợ chồng ông ra đi nhẹ nhàng và thanh thản. Vào tháng 3/1947 họ ở Việt Trì. Sau khi Pháp tấn công thì phải dắt díu nhau chạy lên Lâu Thượng rồi nửa đêm chạy ngược sông Lô để qua Bình Sơn (Vĩnh Yên). Từ đây, Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp được giao nhiệm vụ làm giám đốc Quân y viện Liên khu 10. Vào tháng 3/1949, nhiều chiến dịch lớn đã mở và quân ta đánh thắng giặc Pháp nhiều trận oanh liệt. Để kịp thời đào tạo cán bộ quân y phục vụ chiến trường, Trường Đại học Quân y được thành lập ở cánh rừng Liễn Sơn, xã Hồng Hoa, huyện Tam Dương (Vĩnh Phú). Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp nhận thêm nhiệm vụ giảng dạy cho trường, ngoài ra, ông còn phải dạy ở Đại học y khoa Chiêm Hóa (Tuyên Quang) do Bác sĩ Hồ Đắc Di làm hiệu trưởng. Từ năm 1950, ông được chỉ định làm Hiệu trưởng trường Đại học Quân y. Tuy bận nhiều việc nhưng ông không ngừng nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình giảng dạy. …….Trực tiếp mổ xẻ, băng bó, chăm sóc vết thương cho thương bệnh binh từ chiến trường chuyển về, ông nhận thấy vết thương tứ chi bao giờ cũng chiếm một tỉ lệ lớn, do đó ông đã kịp thời biên soạn quyển Giải phẫu tứ chi và Thực hành y khoa. Tập sách này được xuất bản năm 1952 tại Việt Bắc - nó không chỉ là tài liệu chính giảng dạy trong nhà trường mà còn là cẩm nang quý báu cho cán bộ quân y tham khảo để phục vụ thương binh ngay tại chiến trường. Với tác phẩm này, ông được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và Chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng ba. Từ sự khích lệ này, trong suốt 20 năm (1952-1971) ông đã dành hết tâm lực để hoàn thành bộ sách nghiên cứu về giải phẫu học gồm nhiều tập, với 2000 trang, 900 hình vẽ minh họa có giá trị lâu bền như Giải phẫu bụng, Giải phẫu ngực... đã được Nhà xuất bản y học tái bản nhiều lần. Ngoài ra còn có thể kể đến những tác phẩm y học ông viết trong thời gian chống Pháp như Triệu chứng học, Dược học, Thực hành bệnh viện... Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu, cùng với đoàn quân chiến thắng, gia đình Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp trở về Hà Nội. Về lại thủ đô, với chức Hiệu trưởng Viện Đại học Quân y, ông góp tay vào việc xây dựng nền y học nước nhà. Là một nhà khoa học, một người thầy thuốc, Ông đã hết lòng, hết sức đem hết khả năng và kinh nghiệm của mình để cứu chữa cho thương bệnh binh, luôn luôn thể hiện tốt lời dạy của Hồ Chủ Tịch: "Người thầy thuốc giỏi phải đồng thời như mẹ hiền". Ông mất năm 1985 tại Hà Nội. Với những đóng góp của mình, Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp được Nhà nước và quân đội trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Quân kỳ quyết thắng, Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1)... Nhưng có lẽ phần thưởng cao quý nhất đối với ông là ông đã tự nguyện sống trọn vẹn cả cuộc đời cho công việc phụng sự y học với tư tưởng "cứu nhân độ thế" mà Thánh y Lê Hữu Trác đã dạy.
Lê Minh Quốc
( www.hmu.edu.vn )



Bác Hợp trong kháng chiến ( thứ ba từ trái sang )


Thiếu tướng, Giáo sư Đỗ Xuân Hợp - Một người con Hà Nội

Hà Nội Mới - 08/12/2005
Năm 1949, Viện Hàn lâm y học quốc gia Pháp đã quyết định trao giải Tes Tut cho cuốn sách Hình thái học người và giải phẫu mỹ thuật do giáo sư Đỗ Xuân Hợp viết chung với giáo sư Pierre Huard, một công trình nghiên cứu công phu, một bộ sưu tập phong phú làm nền cho nhiều ngành khoa học: y học, khảo cổ, nhân chủng và cả mỹ thuật... Tác phẩm gây tiếng vang trong giới y học Việt Nam và Pháp, sách gối đầu giường của các nhà nghiên cứu, các thầy giáo, sinh viên các trường đại học. ở nước ta, giáo sư Đỗ Xuân Hợp lần đầu tiên được nhận giải Tes Tut, cho đến ba mươi năm sau, năm 1980 giáo sư Tôn Thất Tùng là người thứ hai và là người thứ mười trên thế giới được nhận giải này. Trong thời thuộc Pháp, nước ta không có tên trên bản đồ thế giới, người Pháp coi người Việt Nam là dân Anamít hèn hạ thế mà Viện Hàn lâm y học Pháp phải thừa nhận tài năng xuất sắc của giáo sư Đỗ Xuân Hợp. Tên tuổi của một người Việt Nam - Giáo sư Đỗ Xuân Hợp được đặt ngang tên một người Pháp - giáo sư Pierre Huard trên bìa sách được giải thưởng khoa học của nhà nước Pháp. Một trợ lý giải phẫu người Việt, khi viết chung cuốn sách ấy mới có bằng Y sĩ - Đỗ Xuân Hợp đủ tài năng hợp tác với thầy giáo người Pháp, Giám đốc Viện Giải phẫu đồng thời là Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Hà Nội - giáo sư Pierre Huard. Ông đã đem lại vinh quang và niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Nhân cách giáo sư cùng với niềm tự hào dân tộc càng được nhân lên khi giáo sư, tận tâm phục vụ kháng chiến, thiếu thốn đủ điều nhưng lại từ chối việc đến Thủ đô Paris nhận giải thưởng Tes Tut cùng với số tiền thưởng 32.000 USD. Từ một trò nghèo của đất Thăng Long, Đỗ Xuân Hợp tự học tự nghiên cứu trở thành trợ lý giải phẫu cho giám đốc Viện Giải phẫu Hà Nội... Ông cũng đã miệt mài học tập, nghiên cứu, giảng dạy nghiêm túc trong suốt 10 năm (1932 - 1942) để đạt vinh quang trong khoa học: được nhận giải thưởng y học lớn tầm cỡ thế giới. Giải thưởng Hồ Chí Minh Cách mạng tháng Tám thực sự là cuộc hồi sinh kỳ diệu cho toàn dân tộc trong đó có lớp trí thức yêu nước được đào tạo dưới chế độ thực dân.Cách mạng tháng Tám, lãnh tụ Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn, cảm hoá lạ lùng. Được chứng kiến giờ phút thiêng liêng tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, giáo sư Đỗ Xuân Hợp ý thức được con đường đi của mình. Bắt đầu từ việc mở các lớp huấn luyện hồng thập tự cho nữ sinh các trường trung học. Ông được cấp trên tín nhiệm cử làm Chủ tịch uỷ ban hành chính lâm thời khu phố Chợ Hôm, Hà Nội. Đầu năm 1946, bác sĩ Đỗ Xuân Hợp tình nguyện tham gia quân đội được Cục Quân y đưa lên Việt Trì xây dựng bệnh viện quân y chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến. Trong ba năm đầu của cuộc kháng chiến (1947 - 1949) mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, với cương vị Viện trưởng Viện Quân y liên khu X, bác sĩ Hợp làm được nhiều việc trên cương vị là người tổ chức, lãnh đạo Viện cũng như với tư cách bác sĩ quân y. Đầu năm 1950 ông được điều về làm Trưởng phòng Huấn luyện của Cục Quân y vừa tham gia giảng dạy cho Trường Quân y sĩ và Trường Đại học Y khoa. Sau cách mạng tháng Tám, các trường đại học y khoa đều dùng giáo trình và giảng dạy bằng tiếng Pháp. Bác sĩ Hợp thành lập và trực tiếp chỉ đạo Ban tu thư và ấn loát tài liệu, giáo trình vận động đồng nghiệp tham gia. Ban ngày Đỗ Xuân Hợp làm công tác chuyên môn, tham gia giảng dạy nhưng đêm đêm dưới mái nhà tranh đơn sơ cùng ngọn đèn dầu ông cặm cụi với công việc biên soạn giáo trình tiếng Việt. Sau gần hai năm, mùa thu năm 1951, cuốn sách Giải phẫu tứ chi và thực dụng ngoại khoa được Cục Quân y xuất bản. Cuối năm 1952 cuốn thứ hai Giải phẫu bụng và thực dụng ngoại khoa ra đời. Những cuốn sách đầu tiên của nền y học nước ta viết bằng tiếng Việt được gửi lên xin ý kiến Hồ Chủ tịch. Người chỉ định một tiểu ban giám định gồm các bác sĩ nổi tiếng: Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng và Vũ Văn Cẩn. Những nhận xét tốt của tiểu ban cả về nội dung khoa học và giá trị thực tiễn nhanh chóng được báo cáo Bác và Người đã quyết định tặng bác sĩ Đỗ Xuân Hợp Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Tấm Huân chương đầu tiên tự tay Người ký tặng cho một trí thức yêu nước, một vinh dự lớn lao đối với ông cũng là niềm tự hào của những người trí thức Việt Nam đi kháng chiến. Đó là hai trong bốn tập của bộ sách về giải phẫu người mà hai mươi năm sau giáo sư mới có điều kiện để hoàn chỉnh: Giải phẫu đại cương, giải phẫu đầu mặt cổ Giải phẫu thực dụng ngoại khoa tứ chi Giải phẫu ngực và Giải phẫu bụng. Một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ ngày bộ sách hoàn chỉnh, hơn mười năm sau khi giáo sư qua đời, bộ sách y học nổi tiếng của ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật đợt đầu tiên cùng với các giáo sư Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng... Thầy thuốc, thầy giáo mẫu mực Cuối năm 1932, y sĩ Đỗ Xuân Hợp được bổ nhiệm Trợ lý giải phẫu ở Viện giải phẫu thuộc trường Đại học Y khoa Đông Dương. Hơn mười năm làm việc chăm chỉ, vừa giúp việc cho Viện trưởng vừa tham gia chữa bệnh tại Bệnh viện Phủ Doãn, ông đã hoàn thành chương trình bác sĩ y khoa. Năm 1944, Đỗ Xuân Hợp được công nhận là giảng viên trường Đại học Y khoa Hà Nội. Trong kháng chiến, bác sĩ Đỗ Xuân Hợp được giao nhiều chức vụ quan trọng: Viện trưởng Viện Quân y Liên khu X chỉ đạo các bệnh viện dã chiến tham gia phục vụ nhiều chiến dịch lớn từ Thu đông - 1947, Biên giới, Quang Trung, Trần Hưng Đạo đến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đồng thời là hiệu trưởng trường Quân y sĩ. Sau ngày hoà bình, ông vẫn tiếp tục giữ những trọng trách trong ngành: Hiệu trưởng trường sỹ quan quân y nay là Học Viện quân y, Chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu của trường đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1955, ông được Nhà nước phong hàm Giáo sư - giáo sư đầu tiên của ngành y nước ta và là một trong mười hai giáo sư đầu tiên dưới chế độ mới. Người con ưu tú của Hà Nội Giáo sư Đỗ Xuân Hợp sinh ngày 8-7-1906 tại phường Hàng Đào, trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước. Hà Nội không chỉ là nơi ông sinh ra, lớn lên mà còn gắn liền với mọi mặt hoạt động khoa học, chính trị của giáo sư. Góp phần vào thành công của giáo sư không thể không nói đến người vợ hiền thục của ông cũng là một người Hà Nội - bà Nguyễn Thị Thịnh, nữ sinh trường Đồng Khánh hồi bấy giờ. Bà là người vợ hết lòng vì sự nghiệp của chồng, là chỗ dựa vững chắc cho giáo sư trong cuộc sống cũng như trong công tác của ông. Tuần trăng mật qua nhanh, bà quyết định nghỉ dạy học theo chồng lên vùng cao heo hút. Để khuyến khích chồng học tập, bà đã cùng ông đăng ký học bằng cách gửi thư tại trường Đại học tổng hợp Paris, Pháp. Hai ông bà kiên trì học tập và đã tốt nghiệp vào năm 1933. Cách mạng tháng Tám thành công, bà hăng hái hoạt động trong Hội cứu đói, là một trong những người đầu tiên sáng lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vào năm 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch danh dự, bà là Hội phó. Cũng như giáo sư, những lần được gặp Bác là những kỷ niệm đẹp không bao giờ phai mờ. Bác coi vợ chồng giáo sư như người trong gia đình, đến bây giờ những chiếc kẹo Bác cho bà còn nhớ: Vào mùa xuân 1946, trong dịp Bác Hồ đi thăm hỏi đồng bào Nam Định, Thái Bình đang đắp đê chống lụt bão, trong lúc nghỉ tạm bên đường gần thị xã Nam Định chờ các xe sau, Bác ân cần hỏi thăm hoàn cảnh riêng của bác sĩ. Bác hỏi về các cụ thân sinh, về các con và những người trong gia đình. Bác lắng nghe bác sĩ thưa, rồi cười vui và bảo: - Có khó khăn gì về công tác chú thím cứ báo cáo Bác nhé. Bác lấy một gói kẹo trao cho bác sĩ Hợp, trong gói kẹo có tám cái và dặn: Bốn cụ bốn cái, thím một cái và ba cháu ba cái nhé. Bác sĩ Hợp đón nhận và vô cùng cảm động vì một cử chỉ thật ân cần của vị Chủ tịch nước.... Trong những năm kháng chiến gian khổ, người thiếu nữ khuê các đất Hà thành lên chiến khu, vẫn luôn bên chồng chăm sóc, giúp ông vượt qua mọi khó khăn để toàn tâm, toàn ý phục vụ kháng chiến. Những điều bà kể mộc mạc nhưng người nghe không khỏi ngạc nhiên, cảm phục. Không chỉ là tình cảm vợ chồng thông thường, hơn thế nữa bà là một tâm hồn lớn có khả năng đồng điệu về tư tưởng, tình cảm với ông - một tình yêu bao la, sự hy sinh tận tuỵ chăm sóc giáo sư để ông dành tâm lực cống hiến được nhiều nhất cho nhân dân, cho Tổ quốc. Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố mang tên Ông. Mai này, Hà Nội không chỉ có tên phố mà còn có Bảo tàng danh nhân Đỗ Xuân Hợp - Thiếu tướng, Giáo sư người con ưu tú của Hà Nội, một trí thức lớn, suốt đời tận tâm, tận lực với khoa học phục vụ quân đội, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

(http://yhocquany.com)


Gặp lại gia đình sau khi Thủ Đô Giải Phóng năm 195595 Lò Đúc HN


GS Đỗ Xuân Hợp, vị tướng quân y ngoài Đảng

16/07/2010

Là nhà giải phẫu học nổi tiếng, quyết rời bỏ “Hà Nội vàng son” lên rừng tham gia kháng chiến, ông trở thành vị tướng không phải đảng viên cộng sản. Được tặng giải thưởng lớn nhất ngành giải phẫu học thế giới Năm 1932, vừa tròn 26 tuổi, BS Đỗ Xuân Hợp trở thành trợ lý giảng dạy ở Bộ môn Giải phẫu học Đại học Y Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của GS Pierre Huard, Giám đốc Viện Giải phẫu, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội. Sau 10 năm giảng dạy và miệt mài nghiên cứu, BS Hợp đã thu thập được một khối lượng lớn những tư liệu quý về giải phẫu hình thái và nhân chủng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam cũng như trong toàn cõi Đông Dương. Mùa xuân năm 1942, cùng thầy mình là Pierre Huard, ông cho xuất bản cuốn sách tiếng Pháp Morphologie humaine et anatomie artistique (Hình thái học nhân thể và giải phẫu học nghệ thuật). Đó quả là một bộ sưu tập phong phú, một công trình nghiên cứu nghiêm túc, làm cơ sở cho nhiều ngành khoa học như: y học, nhân chủng học, dân tộc học, khảo cổ học, mỹ học... Vừa ra mắt bạn đọc, cuốn sách đã gây tiếng vang trên diễn đàn y học Pháp và Việt Nam. Ngoài việc dạy tại Đại học Y Hà Nội, BS Hợp còn được mời giảng bài về giải phẫu học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong những người được chế độ thuộc địa trả lương cao nhất Đông Dương; mỗi tháng lương có thể mua được 1.200 tạ gạo! Ông cũng sở hữu một số toà nhà ở Hà Nội vào loại sang trọng lúc bấy giờ… Bảy năm sau, ngày 13/12/1949, Viện Hàn lâm Y học Quốc gia Pháp quyết định tặng hai tác giả Pierre Huard và Đỗ Xuân Hợp Giải thưởng Testut, giải thưởng lớn nhất trong ngành giải phẫu học thế giới thời ấy. Không quay về Hà Nội nhận giải thưởng Testut mà rong ruổi trên những nẻo đường Việt Bắc Thế nhưng, chính vào lúc Viện Hàn lâm nổi tiếng này quyết định tặng ông Giải thưởng Testut, thì GS Đỗ Xuân Hợp cùng nhiều nhà y học Việt Nam nổi tiếng khác như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Tích Trí, Trần Hữu Tước, Đặng Vũ Hỷ, Vũ Đình Tụng… theo Lời kêu gọi kháng chiến toàn quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã dũng cảm giã từ “Hà Nội vàng son”, rong ruổi trên những nẻo đường kháng chiến. Từ Nhật Bản, GS Đặng Văn Ngữ cũng đã trở về Thái Lan, rồi băng qua rừng Lào, đến vùng Ngòi Quẵng, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, tham gia xây dựng Đại học Y kháng chiến do GS Hồ Đắc Di làm Hiệu trưởng, GS Tôn Thất Tùng làm Giám đốc Bệnh viện thực hành của trường. Cả một thế hệ những người thầy thuốc lừng danh, những bậc trí giả hàng đầu đất nước, với tình cảm cách mạng sục sôi, tự nguyện rời bỏ cuộc sống “ô-tô, nhà lầu”, vui lòng “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” với đồng bào nghèo khó, bất chấp mọi gian khổ, hy sinh. Cuộc đời họ quả là những tấm gương trong sáng tuyệt vời đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Lòng yêu nước sâu lắng của họ đáng được đời đời khắc tạc trên bảng vàng, bia đá… Là chuyên gia giải phẫu học nổi tiếng ở Đông Dương và cả ở Pháp, nhưng BS Đỗ Xuân Hợp không nề hà nhận bất cứ việc gì mà kháng chiến đòi hỏi, từ cấp cứu chiến thương, điều trị thương binh, bệnh binh, phụ trách bệnh viện, đến tổ chức đào tạo cán bộ y tế sơ cấp, trung cấp cho quân đội... Chiến trường càng mở rộng, yêu cầu càng nhiều cán bộ quân y. Trong điều kiện vô cùng gian khổ ở chiến khu, làm thế nào vừa đào tạo được những cán bộ y tế vừa đạt chất lượng chuyên môn, vừa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng của các đơn vị quân đội? Đó là điều lo lắng ngày đêm của GS Hợp và đồng nghiệp. GS Đỗ Xuân Hợp, vị tướng quân y ngoài Đảng. Nhớ lại những năm trước kia theo học Trường Y và âm thầm tự học thêm, ông thấy rõ nỗi vất vả do thiếu sách và tạp chí chuyên ngành để tham khảo. Nhưng, dù sao lúc đó còn ở giữa lòng Hà Nội, sẵn tủ sách gia đình và thư viện, lại nhờ sử dụng thành thạo tiếng Pháp, nên ông dễ tìm ra tài liệu để đọc, để học. Chứ lúc này đây, trong lửa đạn hiểm nguy, giữa rừng sâu bản vắng, hơn nữa các học viên lại có trình độ tiếng Pháp không đồng đều, thì biết xoay xở sao đây? GS Hợp nhận thấy chỉ có cách biên soạn càng nhanh càng tốt những bài giảng bằng tiếng nước mình. Ông phải bỏ ra biết bao công sức để đọc sách tiếng Pháp, chọn từ ngữ nào trong tiếng Việt để dịch cho chính xác, dễ hiểu, rồi soạn bài giảng bằng tiếng Việt sao cho thật gọn, thật rõ. Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn còn xúc động khi ngồi đọc lại những dòng hồi ức chân thành của Giáo sư: “Có những đêm không sao chợp mắt, một mình bên ngọn đèn khuya leo lét trong gian nhà nhỏ giữa rừng sâu, tôi suy nghĩ cố tìm một từ để dịch cho chính xác, dễ hiểu...”. Từ "cẩm nang" mổ xẻ cấp cứu chiến thương đến giáo trình giải phẫu học hoàn chỉnh Cuộc kháng chiến ngày càng gay go, quyết liệt. Thương binh ngày càng nhiều. Qua khảo sát, GS Hợp nhận thấy: Vết thương ở chân, tay bao giờ cũng chiếm tỷ lệ lớn. Từ các bài giảng ông dần dần tập hợp lại, soạn thành cuốn Giải phẫu tứ chi và thực dụng ngoại khoa in năm 1952 ở chiến khu Việt Bắc. Tập sách không chỉ là tài liệu chính để giảng dạy trong nhà trường, mà còn là cuốn “cẩm nang” để các cán bộ quân y ở các đơn vị tham khảo khi phải mổ xẻ cấp cứu thương binh ngay tại chiến trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen. Chính phủ ta tặng GS Hợp Huân chương Kháng chiến. Trong 20 năm (1952-1971), GS Đỗ Xuân Hợp mới biên soạn xong cả bộ sách giáo khoa giải phẫu học hoàn chỉnh, gồm nhiều tập, với gần 1.500 trang và hơn 900 minh họa. Với cuốn sách y khoa đầu tiên bằng tiếng Việt được in ở Việt Bắc năm 1952, GS Đỗ Xuân Hợp được coi là một trong những người lập công đầu đưa tiếng mẹ đẻ vào giảng dạy ở bậc đại học. Ông đã làm một khối lượng công việc khổng lồ: dịch sang tiếng Việt hàng chục nghìn từ về y học và giải phẫu học, chính xác và sáng tạo, góp phần làm giàu tiếng Việt ta, tránh lạm dụng các từ gốc Hán. Nội dung cuốn sách quả đã đạt được mục tiêu do ông tự đề ra: “Học giải phẫu cốt để biết mổ xẻ và hiểu bệnh lý; giải phẫu phải kết hợp với thực dụng nội, ngoại khoa; cho nên bộ sách này được trình bày theo một quan điểm khác với các cuốn sách giáo khoa trước đây về giải phẫu học; bộ sách vừa có phần mô tả, vừa có phần tổng hợp định khu và phần hướng dẫn mổ xẻ (...). Như vậy người học không bị sa lầy trong các chi tiết giải phẫu học đơn thuần, và sẽ nhớ được những điều căn bản cần cho công tác.” Bộ sách được Nhà xuất bản Y Học in đi in lại nhiều lần, tổng cộng gần 20 nghìn bản. Mỗi lần in lại, GS Hợp đều cẩn thận sửa chữa, bổ sung các số liệu mới và đặc điểm giải phẫu học của cơ thể người Việt Nam, đặc biệt là những kinh nghiệm mổ xẻ mà ông và đồng nghiệp mới đúc kết được qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong bộ sách ấy, ngoài những tài liệu kinh điển rút ra từ các tài liệu giải phẫu học nước ngoài, ông còn bổ sung những đặc điểm hình thái học của người Việt Nam do chính ông sưu tầm và công bố. Ngoài ra, ông còn nêu lên những điều chỉ dẫn về mổ xẻ, về khám bệnh dựa trên các chi tiết giải phẫu học được trình bày. Cách biên soạn ấy rất phù hợp với yêu cầu đào tạo cán bộ y tế ở nước ta. Vị Thiếu tướng không phải đảng viên cộng sản Trong suốt cuộc đời mình (1906-1985), GS Đỗ Xuân Hợp là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 100 công trình nghiên cứu và gần 20 cuốn sách chuyên khảo về các lĩnh vực giải phẫu học ngoại khoa, nhân chủng học, khảo cổ học, mỹ học rất có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nhưng có lẽ bộ sách giải phẫu học gồm bốn tập (Giải phẫu học đại cương và giải phẫu đầu - mặt - cổ, Giải và thực dụng ngoại khoa chi trên và chi dưới, Giải phẫu ngực, và Giải phẫu bụng) vẫn là bộ sách lớn nhất của cả đời ông. Gần bốn thập niên đã trôi qua kể từ khi ông hoàn thành tập cuối cùng của bộ sách ấy (năm 1971), ở nước ta đã xuất hiện thêm nhiều cuốn sách giải phẫu học khác viết bằng tiếng Việt, nhưng có lẽ chưa có cuốn nào vượt được bộ sách của GS Đỗ Xuân Hợp về khối lượng, chất lượng bản thảo cũng như về số lượng bản in. GS Đỗ Xuân Hợp, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam, có lẽ là người duy nhất không phải đảng viên cộng sản mà lại được Nhà nước ta phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân. Ông cũng được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong nhiều thập niên, ông giữ chức Giám đốc Học viện Quân y. Trong gần mười năm làm Phó Tổng Biên tập, rồi Tổng Biên tập tạp chí Tổ Quốc, cơ quan trung ương Đảng Xã hội Việt Nam (một chính đảng cách mạng do Bác Hồ giúp thành lập vào năm 1946, rồi kết thúc hoạt động năm 1988), tôi may mắn có mối quan hệ mật thiết với GS Hợp, bởi vì ông là Uỷ viên Thường vụ Trung ương của đảng này, và là một cộng tác viên của tạp chí. Ông để lại trong tôi những ấn tượng hết sức tốt đẹp về một người trí thức khiêm tốn, kiệm lời, biết mười chỉ nói một. Ông và gia đình ông sống thanh đạm như bao cán bộ bình thường. Mấy ngôi nhà ông tại Hà Nội đã hiến cho Chính phủ. Một cuộc đời bình dị! Một nhân cách cao quý! Không bao giờ ông nói tới “công trạng lẫy lừng” của mình. GS Hợp qua đời cách đây hơn hai thập niên. Nhưng trước tác khoa học của ông vẫn được xã hội trân trọng, trí tuệ và đức độ của ông vẫn soi đường và cảm hoá nhiều thế hệ thầy thuốc hậu sinh. Ông đã được Nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
Hàm Châu
(http://bee.net.vn/channel)



Chụp với Bác Hợp năm 1971 tại Budapest khi Đoàn Đại Biểu Quốc Hội VN sang thăm Hungary

Đường Đỗ Xuân Hợp tại Quận 9, TpHCM

Mừng sinh nhật




+ Mừng em Phạm Ngọc Cường tròn 41 tuổi ( 27/8/1969 ).Chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, kinh doanh phát đạt tại CHLB Đức





+ Mừng em Phạm Vĩnh Tuấn Khoa tròn 21 tuổi ( 27/8/1989 ). Chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe, du học tại Anh Quốc đạt kết quả tốt.





Minh&Hoa và Phương ở TpHCM

LE VU LAN




Hôm nay 24/8/2010 tức 15/7/ năm Canh Dần âm lịch người Việt có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi là ngày lễ Vu Lan. Vu-lan hay còn gọi là Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.Tháng 7 còn là tháng mưa Ngâu – gắn với sự tích ông Ngâu bà Ngâu hay còn gọi là tích Ngưu Lang - Chức Nữ.




Hình thức lễ Vu lan phổ biến nhất vẫn là lễ bông hồng cài áo do thầy Thích Nhất Hạnh đề xướng từ gần 50 năm trước.

Bông hồng cài áo

Nhạc: Phạm Thế Mỹ
Lời thơ: Nhất Hạnh
Hat : Ca si Dan Truong



Một bông hồng cho em
Một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
Mẹ, Mẹ là dòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối
Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối, buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời
Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng: “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không?”
- Biết gì? “Biết là, biết là con thương Mẹ không?”
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi.






( Tham khao Internet )

Chung kết Hoa Hậu Thế Giới Người Việt 2010

Chung kết Hoa Hậu Thế Giới Người Việt 2010

Người đẹp 20 tuổi đến từ TP HCM Lưu thị Diễm Hương (sinh viên năm thứ hai Đại Học Hoa Sen Tp HCM ) xuất sắc vượt qua 39 thí sinh, đoạt danh hiệu hoa hậu của cuộc thi. Diễm Hương cũng được trao giải Người đẹp Ảnh trong tối 21/8 tại Sân khấu nhạc nước Vinpearl Land, Nha Trang.

Chiến thắng của Diễm Hương được cho là bất ngờ bởi dù có ngoại hình chuẩn với chiều cao 171 cm, số đo 84-61-92, trước đêm chung kết, cô không lọt vào top 5 của bất cứ giải thưởng phụ nào.

Tân HHTG Người Việt 2010 Lưu Thị Diễm Hương.

Thế nhưng, trong đêm chung kết, Lưu Thị Diễm Hương đã tỏa sáng. Ngoài bản lĩnh trình diễn tự tin của một người mẫu, cô sinh viên năm 2 ĐH Hoa Sen TP HCM còn chinh phục người xem ở gương mặt tròn, sáng sân khấu cùng nụ cười duyên với lúm đồng tiền trên má. Bất ngờ liên tiếp đến với Diễm Hương trong đêm thi cuối khi tên cô lần lượt xướng lên ở giải thưởng Người đẹp Ảnh và rồi, ngôi vị cao nhất Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010.

Lý giải thêm một phần cho chiến thắng của Diễm Hương, nhiều người cho rằng là do cô thắng trong phần thi ứng xử.

Với câu hỏi "Hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám gợi suy nghĩ gì về nét đẹp văn hóa của Việt Nam?", Diễm Hương đã tự tin trả lời lưu loát: "Như chúng ta đều biết, Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên và đã tồn tại 700 năm. Đó là một cái nôi nêu cao truyền thống hiếu học của người dân Việt Nam. Điều đó càng khiến chúng ta thấy tự hào hơn nữa bởi hiếm có dân tộc nào có được truyền thống hiếu học lâu đời như vậy. Truyền thống ấy vẫn được giữ và phát huy đến ngày nay, minh chứng rõ nhất là Việt Nam ta ngày ngày càng phát triển, ngày càng phát huy vị thế của mình trên bản đồ thế giới. Cũng như con người Việt Nam chúng ta được mọi người biết đến, đất nước chúng ta được mọi người kính trọng hơn". Câu trả lời của người đẹp được MC Anh Tuấn khen ngay tại sân khấu trong sự tán thưởng của khán giả

Giải Á hậu 1 trao cho Nguyễn Ngọc Kiều Khanh. Cô gái từ Đức về nước dự thi luôn được đánh giá cao từ những ngày đầu của vòng chung kết. Hình thể chuẩn và sự nổi bật trên sân khấu đã mang đến cho Kiều Khanh danh hiệu Người đẹp Biển
Giải Á hậu 2 cũng thuộc về một thí sinh từ nước ngoài, Phạm Thúy Vy Victoria. Là cháu gái của nhạc sĩ Đức Huy, cô gái 20 tuổi cũng nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khán giả khi giành được suất đầu tiên vào top 15 nhờ thắng giải Người đẹp Thể thao


Nhóm Il Divo mở màn chương trình cùng 40 thí sinh. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhóm Il Divo mở màn chương trình cùng 40 thí sinh. Ảnh: Hoàng Hà.

Chính vì thế, ngay từ lúc bắt đầu chương trình, nhóm nhạc nổi tiếng của thế giới Il Divo đã xuất hiện, trái với dự đoán của mọi người họ chỉ bước ra sân khấu vào giờ phút trao giải. Với nét hào hoa cùng giọng hát cao vút hiếm có, 4 "quý ông" chinh phục khán giả Việt ngay từ khi vừa cất giọng bài hát Amazing Grace. Tràng pháo tay đồng loạt vang lên, dự báo một đêm chung kết nhiều thú vị. "Nếu tôi là giám khảo sẽ thấy khó vô cùng vì các cô gái rất đẹp. Mỗi người có một nét riêng", một thành viên của Il Divo đã bày tỏ như thế trên sân khấu. Để chia sẻ vinh dự của lần đầu đến Việt Nam biểu diễn, nhóm nhạc nổi tiếng còn hát truyền cảm 2 ca khúc thành công vang dội khác là: Unbreak my heart (cover Toni Braxton) và The winner takes it all (ABBA).


3 MC của đêm chung kết
3 MC của đêm chung kết. Từ trái qua: Jennifer Phạm, Anh Tuấn và Diễm Quỳnh. Ảnh: Hoàng Hà.
( Theo vnexpress)


(Theo youtube )


Mừng Ngày Quốc Khánh Hungary






Hôm nay là ngày Quốc Khánh nước Cộng Hòa Hungary 20/8/2010, Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị và Hội Hữu Nghị Việt - Hung Tp Hồ Chí Minh đã tổ chức mít tinh trọng thể chào mừng ngày này. Tham dự có Đại Sứ Hungary tại VN ngài Vizzi Lasló, các đại biểu và một số anh chị em người Việt đã công tác và học tập ở Hungary. Tôi đã tham dự cuộc mít tinh này. Năm 2010 cũng là năm đánh dấu 60 năm quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa VN và Hungary.














Sau đây là một vài cảnh thủ đô Budapest chụp cuối năm 2005



Tin mới nhất

Tin mới nhất

"Lúc 12h55' ngày hôm nay (19.8), GS trẻ nhất Việt Nam Ngô Bảo Châu đã chính thức nhận được giải thưởng Fields tại Đại hội Liên đoàn Toán học thế giới (ICM 2010) diễn ra ở Ấn Độ.

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patin trao giải thưởng Fields cho GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Tuổi trẻ.
Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patin trao giải thưởng Fields cho GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Tuổi trẻ.

Lễ trao giải thưởng cho GS Ngô Bảo Châu đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad, thành phố Hyderabad, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Đích thân Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao giải thưởng cho giáo sư Ngô Bảo Châu."

Đó là đoạn trích tin nhanh trên Lao động điện tử chiều nay. Đây có thể nói là một món quà lớn ,quí giá mở đường phát triển mới cho ngành toán học nước nhà. Cũng là một món quà lớn nhân kỉ niệm ngày Cách mạng T.8, Quốc Khánh 2.9 và Đại lễ 1.000 năm Thanh Long.

Đã có nhiều lời bình luận, đánh giá về danh hiệu này của GS Ngô Bảo Châu, tôi xin dẫn lời của GS.Hoàng Tuy " Như một chiến thắng Điện Biên Phủ thứ 3 trên lĩnh vực khoá học.."ông nói với phóng viên VietNamNet).

Chúng ta xin gửi lời chúc mừng tới GS Ngô Bảo Châu về danh hiệu cao quí này. Chúc Giáo sư t ếp tục có những thành tựu toán học mới, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp toán học thế giới và nước nhà.

Phạm Lê.

(ảh trên mạng)

Chào mừng Cách mạng Tháng Tám


Blog "Gia đình Cụ Quang" nhiệt liệt chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Ngày thành lập Công an nhân dân !

Mừng sinh nhật







Mừng anh Đoàn Chiến Dũng tròn 44 tuổi ( 19/8/1966) có ngày kỷ niệm sinh nhật đúng vào ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám. Chúc sinh nhật vui vẻ, dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc.

Minh&Hoa và Phương ở Tp HCM

Nhó lại ngày Tổng Khởi Nghĩa


Cách đây 65 năm tôi đã vinh dự cùng Đội Thiếu Nhi Khu Đông Thành (gồm các phố Lãn Ông, Thuốc Bắc, Hàng Bồ, Hàng Cân ) tham dự cuộc mít tinh lớn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội và chứng kiến những hoạt động trong ngày Tổng Khởi Nghĩa Cách Mạng Tháng Tám 19/8/1945 và dự Lễ Tuyên Ngôn Độc lập do Bác Hồ trịnh trọng tuyên bố với thế giới sự ra đời của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2/9/1945.

Chúc mừng những ngày kỷ niệm 19/8 và 2/9/1945

( Ảnh Internet)