Vĩnh biệt bà Phạm Thị Kim Thoa.

Hôn nay 30.11.2007, lễ viếng bà Phạm Thị Kim Thoa nguyên Trung tá, Trưởng phòng hồ sơ Bộ công an, danh hiệu lão thành cách mạng đã được tổ chức trọng thể vào hồi 11h30, tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Lễ an tang đã được tiến hành lúc 15h cùng ngày tại khu A nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

Lãnh đạo Tổng cục an ninh Bộ Công An, Đảng ủy và Ủy ban ND Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội, các Bộ, ban ngành đoàn thể...cùng đông đảo đồng chí, bè bạn, bà con khối phố và họ hàng thân thích gần xa đã đến viếng và tiễn đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng trong sự tiếc thương vô hạn.

P.V.Thắng

Ngày mai là 30.11

Thấm thoát thoi đưa đã đầy một năm, ngày mai 30 tháng 11 năm 2007 (tức ngày 20 tháng mười, Đinh Hợi), là ngày giỗ đầu chú Phạm Vĩnh Hải.
Vì ngày mai cả gia đình ta tổ chức lễ truy điệu và an táng bác cả Phạm Thị Kim Thoa, nên ngày hôm nay 29.11.2007 trứoc ngày giỗ một ngày, đoàn đại diện các gia đình anh em ruột thịt ở Hà Nội đã lên thắp hương tuởng nhớ chú tại khu mộ ở Thâm Túy, Bảo Cường, Định Hóa, Thái Nguyên. Trong đoàn có cháu Phạm Ngọc Cường vừa mới từ nước Đức về thăm nhà, đại diện cho các cháu đang ở ngoài nước cũng cùng đi với đoàn (xem ảnh dưới)
Nhớ ngày chú Hải ra đi, tôi xin có mấy vần thơ sau:
Đường lên Định Hóa hôm nay.
Trời quang mây tạnh, nhưng nào có hay.
Chị em lòng dạ xốn xang.
Nghe như câu hát, tiếng đàn đâu đây.
Cảm ơn người vợ thủy chung.
Họ hàng, làng xóm đến hơn trăm người

Mọi người nhớ tới một người.
Rừng cây cảm động chở che ngày ngày.
+++
Trên đừờng nhớ lại nơi xưa

Bà con chia sẻ những ngày gian nan.
Về lại Thủ đô hiền hòa.
Vĩnh biệt chị cả Kim Thoa vĩnh hằng.

Phạm Kim Anh
(29.11.2007)

THƯƠNG TIẾC CHỊ CẢ KÍNH YÊU

THƯƠNG TIẾC CHỊ CẢ KÍNH YÊU
Sáng sớm ngày 28/11/2007 nhận được tin nhắn của Ô.Phạm Vĩnh Ngọc báo bác cả PHẠM THỊ KIM THOA ( Tên họat động CM là LÊ SÂM ) đã ra đi về cõi vĩnh hằng lúc 2g30 sáng ngày 28/11/2007, hưởng thọ tròn 80 tuổi. Ngay sáng hôm đó tôi đã thay mặt GĐ ở SG gọi điện thọai cho cháu Lê Hồng Vinh trưởng nữ của Ông Bà Nông&Thoa để chia buồn với bác trai Đòan Hưng Nông và các cháu Vinh, Phương - Lương và các chắt Hương,Thu,Mai Anh. Tuy tham gia KC từ những ngày đầu của CMT8, Bác cả Thoa đã kinh qua và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, nhưng lúc nào Bác cũng là một người chị đáng kính giản dị, hiền hòa, gương mẫu. Hiếm có gia đình CM nào mà hai vợ chồng tham gia họat động cách mạng liên tục từ đầu với hàm cấp bậc Đại tá&Trung tá nhưng vẫn ở căn hộ tập thể mà Nhà nước phân phối từ khi thủ đô giải phóng đến nay. Hai bác đã quan tâm kiên trì giáo dục hai con gái trở nên những cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học với trình độ trên đại học ở những ngành mũi nhọn như bảo vệ môi trường và kế tóan-tài chính, các cháu gái đã có thành tích xuất xắc trong học tập trong nước, đã và đang hòan thành tốt việc tu nghiệp ở nước ngòai như Hương (New Zealand) Thu (Nhật) và Mai Anh( Mỹ), mà lại xuất thân từ GĐCM , du học bằng chính học bổng quốc tế nhận được do khả năng tự học và thành tích thi cử . GĐ hai Bác Nông&Thoa là một tấm gương tiêu biểu cho GĐCM vùa có tính truyền thống vừa có tính hiện đại , lại đậm sắc mầu văn hóa : bác trai từng là Chủ tịch hội cờ tướng của VN và là một kiện tướng cờ nổi tiếng của VN, còn các con gái và các cháu gái là những phụ nữ có học thức hiện đại trong thời kỳ đổi mới , xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Vô cùng thương tiếc Bác cả Phạm Thị Kim Thoa, từ miền Nam xa xôi cùng thắp nén hương với đại gia đình ở HN để kính viếng và tưởng nhớ Bác trong ngày mai, ngày tổ chức tang lễ.

DZI&CHI và cả GĐ ở TpHCM

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Hôm nay ngày 28.11.2007 (tức 19 tháng mười, Đinh Hợi), bác cả Phạm Thị Kim Thoa tức Lê Sâm đã vĩnh viễn ra đi, huởng thọ 80 tuổi (22 .4.1927-28.11.2007).
Chúng ta vô cùng thương tiếc và chia sẻ nỗi đau thuơng mất mát này với bác trai Đoàn Hưng Nông và các con cháu của bà.

P.V.Thắng

Một việc rất nên nghiêm chỉnh thực hiện.

Tai nạn giao thông đang là nỗi nguy hiểm ám ảnh rình rập chúng ta, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm có biết bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra, gây nên nhiều nỗi đau thương tang tóc cho nhiều gia đình.
Nhìn dòng xe máy ào ào trên đường phố, rồi phóng nhanh vượt ẩu, chen lấn, rẽ bất ngờ...mỗi chúng ta không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng sẽ không bao giờ "dính" phải tai nạn giao thông khi lưu hành trên đường phố, dù người đó là tay lái "lụa" như Đoàn Đình Hiệp, hay là cỡ trung bình kém như tôi.
Từ ngày 15.12.2007, chính phủ qui định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường, trong mọi thời gian. Tôi thấy các quí vị nhà mình từ trẻ đến già, nên chấp hành nghiêm chỉnh đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, dù là cầm lái hay là được người khác chở đi.
Bác Nhu là người đầu tiên trong gia đình ta đã đội mũ bảo hiểm từ hơn tháng nay khi đi trên đường phố Hà Nội (+) ngay sau khi có quyết định của Chính phủ. Theo bác Nhu lúc đầu cũng thấy hơi vướng một tí, nhất là lúc cần phải cởi bỏ mũ ra sẽ không được nhanh như khi đội mũ vải, nhưng vài lần sẽ thấy có cảm giác quen và thoải mái ngay, mà lai an toàn. Bây giờ thì bác rất quen với việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không có mũ bảo hiểm bác thấy như thiếu một vật dụng nào đó rất cần thiết.
Chúng ta nên cùng làm như bác Nhu ít nhất là từ ngày 15 tháng 12 năm 2007, đó là một việc rất nên nghiêm chỉnh chấp hành.

P.V.Thắng
(+)Ảnh chụp lúc 13h30 ngày 27.11.2007, trên đường Làng Võng Thị.

Nhớ ông Phạm Vĩnh Hải, mấy điều ghi lại (+)

Nhớ ông Phạm Vĩnh Hải, mấy điều ghi lại (+)
…Theo tôi dược biết ông Vĩnh Hải còn có một thời gian ngắn tham gia đội bóng đá công nhân cảng Hải phòng, đội bóng hạng A có tiếng của miền Bắc thời những năm 60, nhưng chưa được xuất trận trong đội hình chính thức. Đôi lần về Hà nội ông cũng có “đá thuê” cho Hợp tác xã đóng sổ sách Liên Minh (Lãn Ông). Nhớ hôm đá với đội bóng Nhật Tân toàn là thanh niên nông dân lực lưỡng, đội hình của Liên Minh có tôi và ông Hải là “lính đánh thuê”. Trận này ông đá tiền đạo cánh trái, tôi đá hộ công, hai anh em đá hay lắm, đều được khen. Hôm đó, ông anh đờ mi vô lê một quả ăn bàn đẹp mắt, nhưng sau đó vì cãi trọng tài bị thẻ đỏ đuổi ra sân. Bực tức vì ông bị đuổi từ đó tôi đá hăng lắm, như muốn trả thù cho ông ấy.
Lại nói về thời gian tại ngũ ở Tiểu đoàn bộ đội hóa học đóng tại Sơn Tây, không hiểu luyện tập thế nào mà ông anh lại có được một giọng tê-no cao vút, có khoảng vang rộng rất đúng kĩ thuật cộng minh và là một tay đàn ghi ta khá điêu luyện, chơi được những bài khó với nhiều nốt luyến láy, nhiều hợp âm ở những thế tay phức tạp như Vũ khúc Tây Ban Nha, Sông Lô, Bình Trị Thiên khói lửa…và nhiều bài nổi tiếng khác. Dạo đó cứ mỗi lần về Hà Nội là ông lại cùng với các bác Di, Ngọc, Nhu sau này có thêm chú Tiến lập thành một tốp ca hát mấy bài quen thuộc như “Rồi một con chim bay…”, “Cúc cu, cúc cu chim rừng vang trong tiếng…” cũng "bè nổi, bà chìm" nghe hay đáo để.
...Thế rồi ông bỗng ra đi rất sớm ở cái tuổi 65, khi ông vẫn còn biết bao công việc bề bộn chưa làm đuợc cho gia đình của ông. Từ ngày ông mất đôi lúc tôi lại nghĩ về những lần gặp, những bức thư, bản nhạc của ông mà tôi còn nhớ được.
Ngày 9.12.2006, chỉ
hai ngày trước khi mất ông còn gọi điện, rồi nhắn tin cho tôi hỏi về chuyện bốc mộ mẹ ỏ Hà Nội, rồi khoe đã lấy được thuốc Đông y của một ông thầy giỏi ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên nay đã ăn được cơm phấn khởi lắm. Trong lần cuói cùng ấy, tôi động viên ông anh cố gắng yên tâm chữa bệnh, đừng nghĩ ngợi gì. Ông ấy bảo: “Đã là số phận, phải xác định thôi”. Chắc là đã tiên lượng về tình trạng bệnh tật của mình rồi, nên ông mới nói như thế.
Thế mà thấm thoát đã đuợc một năm ngày ông ra đi. Còn vài ngày nữa là đến ngày giỗ đầu của ông, tôi nhớ lại những kỉ niệm ít ỏi về ông và xin thắp một nén hương tuởng nhớ tới ông Phạm Vĩnh Hải.

P.V.Thắng.
(+) Tiếp theo ngày 25.11.2007 và hết

Thư giãn : LƯƠNG GIÁ

Thư giãn :                         LƯƠNG GIÁ
Giá ơi thương lấy lương cùng
Tuy rằng khác lọai nhưng chung là tiền
Thương nhau lương giá đi liền
Ghét nhau lương giá hai miền xa xôi
Gió đưa cái giá về trời
Cho lương ở lại chịu đời đắng cay
Giá ơi ta bảo giá này :
Giá lên nhanh quá có ngày....chết lương
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Đồng lương vật giá phải thương nhau cùng
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề :
Trông chi vật giá.......rẻ rề.
Lương tăng vùn vụt là mê lắm rồi
Bắc thang lên hỏi ông Trời
Giá lương như thế, dân thời sống sao ?


Thơ của KimXuyên Mông ( Báo Phụ nữ Chủ Nhật ngày 25/11/2007)

Nhớ ông Phạm Vĩnh Hải, mấy điều ghi lại.

Nhớ ông Phạm Vĩnh Hải, mấy điều ghi lại.

Thật ra, đối với bác Vĩnh Hải tôi cũng không có nhiều kỉ niệm lắm, đúng ra chỉ có một ít kỉ niệm tuổi thơ và vào những năm sau này khi tôi và ông tuổi cũng đã nhiều hơn.
Cũng như tôi, từ năm 18 tuổi ông đã thoát ly gia đình đi kiếm sống. Tiểu sử của ông như những gì mà tôi biết, có thể tóm tắt như thế này: còn nhỏ đi học cho tới năm 18 tuổi làm công nhân đội xây dựng tháp nước nhà ga Nghĩa Trang, Thanh Hóa. Sau đó đi nghĩa vụ quân sự ở binh chủng hóa học 2 năm, đóng quân ở Sơn Tây. Năm 1962 giải ngũ về Hải Phòng làm công nhân, qua một đợt hội diễn văn nghệ quần chúng của thành phố, đoạt giải thưởng giọng hát nghiệp dư. Từ đó cho tới nay tôi vẫn nghĩ là khi đó ông được giải cao nhất, nhưng cũng chẳng hỏi lại có đúng vậy không. Mà thực ra tôi cũng không có ý định xác minh, vì cứ để thế mỗi khi nói chuyện với những người lạ về anh em nhà mình cho oai. Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc, ông được tuyển vào đội ca đoàn văn công quân khu Tả Ngạn. Đây chính là cái mốc quan trọng xoay chuyển cuộc đời của ông. Một cuộc đời có đủ cả hương vị vui buồn, đắng cay và ngọt bùi.
Tôi còn nhớ cái ngày ông lần đầu tiên rời nhà đi làm xa, mẹ tôi vừa tiễn con xong, quay vào đổ vật xuống cái võng đay khóc vật vã, kêu trời, than đất tự trách mình không nuôi nổi con. Năm đó ông Vĩnh Hải là người thứ 6 trong số 8 người con mà cụ rứt ruột đẻ ra, nhưng cứ đến tuổi trưởng thành lại lần lượt thoát ly gia đình đi kiếm sống. Nhà đang đông đủ 8 người con, mỗi năm cứ vắng dần vì nghèo quá, bố mẹ không đủ tiền nuôi các con. Thử hỏi tình cảnh ấy người mẹ nào mà chẳng buồn, chẳng thấy xót xa.
Trong số anh em chúng tôi ông là người có nhiều tài lẻ, nổi nhất là đàn hát và đá bóng. Hồi còn bé vào những ngày đầu Thủ đô mới được giải phóng năm 1954, tôi và ông có chân trong đội trống ếch nhi đồng của phố Lãn Ông. Đội có 4 trống con, một trống cái và một cái chũm chọe. Ông giữ vai trống cái và là “một tay trống có nghề”. Ngày đó mới giải phóng nên đội trống hoạt động sôi nổi lắm nào là mít tinh, diễu hành, biểu diễn văn nghệ quần chúng đường phố... đội đều có mặt. Thường vào những ngày ấy, đội chúng tôi đứng dọc hai bên lối vào đình Lãn Ông gõ theo nhịp hành khúc “chình, chatchát, chình chátchát, chátchát chình, chátchát…” hoành tráng lắm.
Tôi nhớ rất rõ ông còn có một biệt tài thổi kèn Acmonica rất điêu luyện có nhịp, có hồn. Hồi đó lấy đâu tiền mà mua nổi kèn Acmonica, ông hay lấy một cái lược con kẹp một tờ Pơluya rồi thổi. Chỉ có thế thôi mà thổi được nhiều bài hát, bản nhạc, trong đó có bản nhạc giữ nhịp cho một điệu múa tủ của đội múa thiếu nhi phố Lãn Ông mà tôi sắm vai múa solo “sòn đôđô mi son lá son phà, phà la đố la son lá son phà ...”. Tôi rất nể phục ông ở cái tài lẻ này, vì như đã biết thổi Acmonica khó nhất là điều khiển hơi và dập “ton”, nôm na là hơi phải sâu và phải dập được nhịp cho bài hát. Sau này kể cả khi kiếm đươc chiếc Acmonica xịn, tôi đã thử nhiều lần mà không tài nào đánh “ton” được.
Ngay từ hồi trẻ mấy anh em trai (trừ bác Di và chú Tiến) đều ham đá bóng, nhất là tôi và ông. Lúc nhỏ tuổi khi chưa được ra sân bóng thi đấu tôi đã là một fan tích cực của đội bóng đá Đoàn kết phố tôi, trong đó có ông. Tôi hay đi xem những trận đá bóng của đội nhà ở sân Long Biên, hoặc sân Bắc Qua, thường là ở sân Bắc Qua, bây giờ là chợ Bắc Qua. Ngày đó sân Bắc Qua chỉ là một sân đất nện không cỏ nằm ngay giữa khu phố cổ và chỉ cách Lãn Ông có hai ba phố, thế mà sao tôi cảm thấy nó xa thế.
Tôi nhớ mãi một lần anh em chúng tôi chơi bóng ở sân Bắc Qua vào một buổi chiều xâm xẩm tối, không biết đá thế nào mà quả bóng bay sang bên đường trúng vào ngực một bà đang bán mía, bà ấy ngã ngửa người ra phía sau lặng đi, chắc là đau lắm. Thấy vậy cả lũ sợ quá ôm quần áo chạy thục mạng về nhà, mãi đến 8, 9 giờ tối mới dám ló mặt ra cửa hỏi dò nhau có ai đến bắt không.
Cũng vì ham đá bóng mà đôi lần ông Vĩnh Hải và tôi bị bố mắng, có lần còn bị mấy cái bạt tai nữa vì lơ là việc nhà. Số là hồi đó ngoài việc đi học, chúng tôi phải làm bột lọc gia công cho mậu dịch, buổi tối phải đem gạo tới cơ sở xay sát, sáng ra phải dậy sớm lấy về lọc, ép rồi cắt thành miếng để còn kịp nắng phơi khô, lấy muộn để lâu bột sẽ chua, không được nắng bị mốc phải đổ đi tốn công, lại phải đền cho mậu dịch...

P.V.Thắng
(còn tiếp)



Nhớ ông Phạm Vĩnh Hải

(1941-2006)
Ngày 21.10 Đinh Hợi (tức thứ sáu, ngày 30.11.2007), là tròn một năm ngày nhạc sĩ, Trung tá Phạm Vĩnh Hải qua đời sau một cơn bạo bệnh.
Ông ra đi giữa lúc đang dang dở nhiều dự kiến về sự nghiệp âm nhạc của mình, những năm gần đây ông đã sáng tác được nhiều bài hát, bản nhạc. Vào thời điểm lâm bệnh ông đang góp phần dàn dựng cho Định Hóa, Thái Nguyên một chương trình văn nghệ chào mừng năm du lịch 2006 của "Thủ đô gió ngàn" kháng chiến chống Pháp Tân Trào, Định Hóa Thái Nguyến.
Ngày 30.11.2007 tới đây tại quê nhà, bà Hoàng Thị Dung vợ ông sẽ tổ chức giỗ tròn một năm ngày ông ra đi.
Theo kế hoặch vào ngày này đoàn Hà Nội sẽ đến thắp hương tưởng nhớ ông Phạm Vĩnh Hải tại nghĩa trang quê vợ ở Định Hóa, Thái Nguyên.
Mọi thông tin, thăm hỏi xin liên lạc với bà Hoàng Thị Dung, điện thoại 0280.778688 và 0912700710.

PV.Thắng
(Ảnh chụp 8.2006)

Bổ xung : Để kỷ niệm giỗ đầu của Chú Phạm Vĩnh Hải ( 30/11/2006-30/11/2007) từ lâu tôi đã có nguyện vọng đưa lên Blog chúng ta vài kỷ vật của Chú, trong khi chờ đợi khôi phục máy scan do di chuyển nhà bị trục trặc, nhân bài viết của chú Thắng, tôi muốn bổ xung hai bài sáng tác ca khúc của Chú mà tôi đã lượm được ở ngòai sân nhà chú , hôm dự lễ tang chú ở Định Hóa Thái Nguyên cách đây tròn 1 năm để nhắc nhở mọi người trong GĐ và Họ hàng tưởng nhớ tới CHÚ HẢI -Ca sĩ- Nhạc sĩ- Trung Tá,ngưởi đã tuyển mộ ca sĩ Lê Dung quê ở Quảng Ninh - sau này là Diva - vào Đội Ca của đòan Văn Công Quân Khu Tả Ngạn những năm 70.

Ca khúc : Gương than lấp lánh có hình bóng em... ( ca ngợi Quảng Ninh )
Bao nhiều nắng tỏ miền quê. Gương than rực sáng biết bao tâm hồn. Ai người ăn ngủ với than quên đi nỗi nhớ đêm ngày chờ mong.Trăng ơi sáng mỏ nơi đây, biển khơi ru hát vẫy chào tầng than. Nơi đây gương than lấp lánh có hình bóng em......

Đèo de một khúc tình ca.... (ca ngợi Định Hóa)
Qua rồi bao năm tháng Bác đã về nơi đây, bóng Bác cao lồng lộng.Ánh trăng soi bừng lên khắp thôn trang.Hát mừng tiến then đang vang. Đọi chờ em lâu thế, đợi chờ em lâu thế ,canh khuya ngồi nhìn trăng
Qua rồi bao năm một miền quê sơn cước, một miền quê sơn cước Đây Thái Nguyên thủ đô gió ngàn. Định Hóa bao tự hào một miền đất chiến khu,bao lớp người vùng dậy xây dựng nên cơ đồ cho tiếng ca vang vọng, cho lời Bác âm vang, bao nhớ nhung đợi chờ về mảnh đất kiên trung, bao ước mơ dạt dào bản làng ngày nay ấm no. Năm tháng không phai mờ cho suối Tát vang reo .Ôi Đèo De mến yêu. Ôi Đèo De bạt ngàn.Ôi Đèo De một khúc tình ca.

P.V.Dzi

Điều ngắn ngủi chợt đến.

Điều ngắn ngủi chợt đến.
Trưa nay vừa về tới nhà mở Blog, nhìn mấy bức ảnh đại biểu đầu tiên của Hà Nội Nguyễn Việt Hùng đến thăm căn hộ cao cấp của hai bác Di Chi ở PMH, thành phố Hồ Chí Minh vào tối ngày 20.11.2007, có điều suy nghĩ ngắn ngủi chợt đến.
Nhìn thấy hai bác đặc biệt là bác Di thanh thản, vui vẻ trong căn hộ với đàn Piano, TV Platsma mỏng dính tôi đoán hai bác chắc chắn là hả lòng, hả dạ lắm với căn hộ mới. Nếu đúng như thế thì thật là xứng công bác trai mấy năm nay cứ loanh hoay với biết bao phương án, giả thiết, với biết bao tình huống có thật (và tình huống giả định) về đề tài bán nhà và mua nhà mới.
Cùng với mấy bức ảnh hai bác đón cháu Việt Hùng vào cái đêm 20.11 ấy trong “tiếng đàn piano tuyệt vời của người sành nhạc đã vang lên các bài ca rất hay về HN như :" Em ơi HN phố "," Hà Nội ngày trở về " của Nhạc sĩ HN nổi tiếng Phú Quang , cháu lại mừng nhà mới bằng một bức tranh thêu phố cổ HN đậm đà tình cố hương” (+) thì thấy dường như mọi tình huống khó khăn đã qua, rồi đây mọi việc lại vào vòng quay mới, theo hướng mới, chỉ có đi lên.
Điều ngắn ngủi chợt đến đó là mừng cho hai bác đã có một quyết định chính xác chuyển về nhà mới ở một khu đô thị nổi tiếng của thành phố, chấm dứt sự lo lắng của bác trướng nam bấy lâu nay, lại vừa có "của để ăn", vừa có "của để dành".

P.V.Thắng
(+)Xem bài Một chuyến thăm bất ngờ tại...

CHUYẾN THĂM BẤT NGỜ TẠI PHÚ MỸ HƯNG


Cháu Nguyễn Việt Hùng, con trai quí của Ông Bà Nguyên&Lan nhân chuyến công tác vào Tp HCM để cùng các đồng nghiệp của Phòng Ca Nhạc - VTV3- Đài Truyền Hình Trung Ương ở HN xây dựng show Bài hát Việt đã tới thăm Ông Bà Dzi&Chi tại nơi ở mới thuộc Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Tp HCM. Tại đây tiếng đàn piano tuyệt vời của người sành nhạc đã vang lên các bài ca rất hay về HN như :" Em ơi HN phố "," Hà Nội ngày trở về " của Nhạc sĩ HN nổi tiếng Phú Quang , cháu lại mừng nhà mới bằng một bức tranh thêu phố cổ HN đậm đà tình cố hương .
Cháu đã tranh thũ chụp vài ảnh kỷ niệm với hai Bác Dzi&Chi vào tối ngày Nhà Giáo VN 20/11/2007.


THÔNG ĐIỆP HÌNH MỚI NHẬN

THÔNG ĐIỆP HÌNH MỚI NHẬN
Có rất nhiều hình mới đã xuất hiện trên Blog trong thòi gian gần đây. Lần này các ảnh có trong " "Hình mới nhận " thực ra không mới, mà muốn nhắn nhủ các thành viên trong dòng họ quan tâm bầu chọn cho Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên của Thế giới vì sắp hết năm 2007, và cầu chúc cho Bác Kim Thoa hiện đang điều trị dài ngày tại Bệnh Viện chóng hồi phục.
P.V.D

Tự hào về các nhà giáo họ Phạm

Tự hào về các nhà giáo họ Phạm
Ngày mai 20.11, là ngày truyền thống nhà giáo Việt nam cả nước đang tưng bừng các họat động chào mừng ngày lễ đầy ý nghĩa này.
Nhân ngày lễ này, Bác Anh và bác Di thay mặt chúng ta đã rất sớm có đôi lời tuởng nhớ tới nhà giáo lão thành đã quá cố, cụ Phạm Vĩnh Quang, chúc mừng các vị đã và đang là nhà giáo Đoàn Hưng Nông, TS.Đoàn Đình Hải, TS.Đỗ Kim Chi, Hoàng Thị Kim Dung, TS.Phạm Vĩnh Tiến, Phạm Minh Phượng, TS.Lê Thị Hồng Phương, Th.S Lê Bạch Hoa, Tạ Đình Thi, Nguyễn Thiều Hương.
Trong gia đình họ Phạm ngoài 11 nhà giáo thuộc chi cụ Phạm Vĩnh Quang vừa kể trên, tôi biết còn có nhiều vị đã và đang là nhà giáo, nhưng do sự hiểu biết ít ỏi của mình tôi mới chỉ được biết tới ba nhà giáo là con cụ Phạm Vĩnh Bảo kính mến.
Một là nhà giáo PGS.TS Sinh học Phạm Thị Ánh Hồng và chồng là GS.TS Toán cơ Ngô Thành Phong. Hai bác ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX khi vừa tốt nghiệp ở Liên Xô về nứớc, đã là những giảng viên đại học trẻ tuổi. Trải qua mấy chục năm đứng trên bục giảng trừờng Đại học, cho đến hôm nay hai bác vẫn đang là những nhà giáo thành danh với danh hiệu cao quí, hàm Giáo sư cho bác trai và hàm Phó Giáo sư cho bác gái.
Hai là người có cương vị lãnh đạo ngành giáo dục nước nhà, phu quân của bà Phạm Thi Viên, một nhà quản lý giáo dục kính mến, một tấm gương đạo đức liêm chính đó là cố nhà giáo Hồ Trúc, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục Việt Nam trong nhiều năm.
Ngoài các nhà giáo chuyên nghiệp nói trên, chúng ta còn có đông đảo các nhà giáo "không chuyên"
như các bác Anh, Di, Nhu, Ngọc, Vĩnh Hải, Lan, Nguyên và các cháu Khanh, Hùng... đã từng tham gia đào tạo, hướng dẫn truyền nghề cho nhiều nguời thuộc các lĩnh vục chuyên môm của mình.
Nhân ngày truyền thống nhà giáo Việt Nam, chúng ta rất tự hào về đội ngũ các nhà giáo chuyên nghiệp và "không chuyên' là con cháu cụ Phạm Vĩnh Bảo và Phạm Vĩnh Quang.

Phạm Lê

Hãy tham khảo bài này.

Hãy tham khảo bài này.



Bất an với cốm
(Báo Lao động điện tử 17.11.2007)

Cốm là một trong những đặc sản của Hà Nội. Không những vậy, cốm còn là nét văn hóa đặc sắc. Song tiếc thay, cốm bây giờ đã bị cuốn vào cơn lốc thị trường, thật giả lẫn lộn. Nguy hiểm hơn, người làm cốm còn dùng đủ kiểu để có hạt cốm dẻo hơn, xanh hơn.
Tôi vào xã Mễ Trì, Từ Liêm, thấy người dân ở đây nhà ai cũng làm cốm, tò mò hỏi thì được người quen tiết lộ “đừng có ăn cốm, toàn ăn hóa chất đấy”. Tôi hoài nghi, nhưng sự hoài nghi ấy hoàn toàn có căn cứ khi chúng tôi có dịp mục sở thị cốm làng Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy và cốm Mễ Trì, Từ Liêm.
Cốm làng Vòng nổi tiếng bởi nơi đây là nghề truyền thống. Nhưng cùng với tốc độ đô thị hóa quá nhanh thì những cánh đồng của làng Vòng cũng nhỏ dần lại. Số nhà làm cốm ở làng Vòng bây giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong vai người mua cốm, chúng tôi tìm vào nhà anh Ch. có truyền thống làm cốm từ lâu. Ngỏ ý muốn mua 1 kg cốm về làm quà, con gái anh Chiến bảo chúng tôi vào trong nhà đợi vì bố mẹ đi vắng.
Lân la hỏi chuyện, con gái anh Ch. kể rành rọt về quy trình làm cốm, và các phương pháp để có một mẻ cốm xanh hơn, dẻo hơn. Lúa làm cốm là loại lúa vẫn còn sữa, gặt về rồi dùng máy tuốt. Sau đó phải đem đãi những hạt lép đi và cho vào rang. Rang xong, đưa vào máy xát, thổi trấu. Đến giai đoạn này được gọi là cốm mộc.
Tuy nhiên, em cho biết: “Cốm mộc nhìn không đẹp, không xanh, nên để hạt cốm xanh hơn phải hồ. Dùng phẩm màu xanh, và màu vàng pha thành nước đặc, rồi dùng chổi lúa nhỏ nhúng vào dung dịch đó và phết vào cốm, sau đó cho vào cối giã bẹp ra”.
Rời làng Vòng, chúng tôi tìm đến Mễ Trì, nơi được giới thiệu là xã có nhiều gia đình làm cốm nhất Hà Nội. Chúng tôi vào nhà anh N., một hộ làm cốm lớn nhất nhì Mễ Trì. Biết chúng tôi đến mua cốm, vợ anh N. mang cốm ra cho ăn thử, vị ngọt lợ ngay đầu lưỡi.
Chị N. thanh minh: “Đây là cốm của hàng xóm gửi chị bán hộ, chứ nhà chị chỉ cho nhạt thôi”. Nhìn quanh khu làm cốm, cái máy xay cóc cách, xung quanh bụi bẩn, rác rưởi và ruồi bu kín, phía sau, nơi chế biến chính, ngổn ngang, ngập ngụa.
Chiếc cối dùng để giã cốm bẩn đen, như từ ngày làm chưa một lần được cọ rửa, thúng mủng, mẹt vứt la liệt xuống nền đất đen sì. Chiếc chiếu dùng để hồ cốm nhuộm một màu xanh. Chuyên nghiệp hơn các nhà khác, nhà chị N. do công suất làm cốm lớn nên có hẳn máy phun dung dịch các hóa chất trên.
Đa phần các hộ làm cốm ở Mễ Trì dùng loại bình xịt tưới cây trong nhà để phun hóa chất lên cốm, chứ không dùng chổi như ở làng Vòng. Khi chúng tôi bảo mua cốm mộc thì chị N tỏ ra thất vọng: “Nhà chị không làm cốm mộc, các em cứ lo xa, đã có ai bị ngộ độc vì ăn cốm đâu”.Tiếp tục tìm hiểu thêm một số hộ làm cốm ở Mễ Trì, thì nhà nào làm cốm cũng qua công đoạn hồ hóa chất vào cốm. Chị Loan, Mễ Trì, Từ Liêm, bộc bạch: “Nhà tôi làm cốm được 3-4 đời nay rồi, tôi chỉ hồ phẩm xanh và ít đường cho có vị ngọt, không cho thêm gì khác. Phẩm tôi mua của hàng kem, quen biết mà. Cái này người ta vẫn cho vào kem có việc gì đâu. Còn các nhà khác mua ở đâu tôi cũng không biết”.Chị Loan kể tiếp: “Số nhà làm cốm ở Mễ Trì nhiều lắm, nhưng toàn bán buôn cho làng Vòng, vì cốm làng Vòng có thương hiệu”.
Như vậy, chẳng phải cốm làng Vòng bây giờ toàn là “giả Vòng”? Theo lời hướng dẫn, tìm đến cửa hàng phụ gia thực phẩm 84 Hàng Buồm, ngỏ ý nhờ chị chủ cửa hàng xem giúp mấy thứ hóa chất đó, chị vui vẻ nhận lời. Nhưng khi thấy tôi lôi cái gói bột màu vàng ra, chị lùi ra xa, tay xua xua: “Em đừng mở nó ra, bay hết ra cửa hàng chị bây giờ”…hình như nó dùng trong công nghiệp, loại này độc lắm đấy”.

Nguồn LĐ điện tử (theo ANTĐ)
P.V Thắng: "Xin nói thêm tôi dẫn ra bài báo này chỉ là để tham khảo. Hy vọng là không giống như bài báo nói về tác hại của bưởi mấy tháng truớc đây như chúng ta đã biết, làm tổn hại đến bà con làm nghề trồng bưởi ".









Phía sau một bài viết.

Phía sau một bài viết.
Ngày 2.11.2007 vừa rồi nhân ngày giỗ cụ Phạm Thị Yến, tôi đã đưa lên Blog bài ’Cụ Phạm Thị Yến một tấm gương” ghi lại những điều lúc đó tôi mới chỉ là một cậu bé 7 tuổi còn nhớ được về mẹ mình.
Sau bài viết ấy tôi nhận được mấy cú "phôn" của quí vị nhà mình. Đầu tiên là chú Tiến nhẹ nhàng trách “anh viết chưa đủ, lẽ ra phải ghi rõ là khi về HN vào năm 1952 ấy, cụ bà đã phải đi vay tiền những ai để nuôi 10 miệng ăn”. Rồi chú kể ra tên từng người, nào bạn bè, nào họ ngoại những ai đã cho vay tiền. Tôi rất bất ngờ vì khi ấy chú mới chỉ có 4 tuổi, tôi đoán chắc là vì có thời gian sống với các cụ Quang Yến lâu nhất, nghe các cụ kể lại nên chú mới biết được tường tận như thế.
Những điều chú Tiến góp ý lại rất trùng khớp với lời bác Nhu gọi đến tiếp theo. Bác Nhu cũng chỉ ra tên từng người mà cụ bà đã đi vay tiền, giống như chú Tiến đã nói và kể thêm sau này cụ còn
phải xoay sở trả nợ người ta ra sao. Đến đây thì tôi cũng kịp nhớ ra, tôi đã từng được theo cụ bà đến nhà một bà ở phố Lý Quốc Sư, rồi một bà nữa ở hàng Than cũng liên quan tới chuyện nợ nần tiền nong, nay lâu quá tôi quên cả tên và nội dung công việc. Rồi bác kể tiếp cùng bác Ngọc thay nhau chạy đi mua các vị thuốc, giúp cụ bà trông cửa hàng, cân thuốc, còn bác Di thì ghi sổ sách. Bác Nhu còn cung cấp tên ông lang mà cụ bà đã thuê cho cửa hàng của mình, rồi bác mô tả thêm cách thức cụ cần mẫn học tên thuốc bằng chữ Hán, học các vị thuốc như thế nào.
Bác Anh thì chấn chỉnh “Thương hiệu Phú Đức” là do các cụ tổ nhà 53 sáng lập, bà nội và cụ Yến chỉ là những người kế tục và phát triển, chứ không phải như tôi đã viết ông bà nội là ngừời đã sáng lập ra thượng hiệu ấy.
Chưa hết bà xã tôi góp ý còn “nặng đô” hơn, bà ấy bảo thẳng thừng anh viết không đạt, lẽ ra phải làm rõ hơn gánh nặng âu lo đè lên vai một người đàn bà nhỏ bé khi cùng một lúc phải lo cho 10 miệng ăn, 8 người con đi học, lo cho bà mẹ chồng đã 72 tuổi, lại còn khi đau ốm, lo cho chồng ở vùng kháng chiến, lo sự rình rập của mật thám Pháp mà vẫn cặm cụi chong đèn ngồi học, như thế mới nổi rõ tấm gương hiếu học.
Khi đưa bài “Cụ Phạm Thị Yến một tấm gương” lên Blog tôi đã cố gắng để sao cho thật khách quan, đúng với những gì tôi biết về mẹ mình. Tôi hiểu loại bài như bài ấy là thuộc vào lĩnh vực lịch sử gia đình, rất nhạy cảm. Bởi đó là vấn đề của tâm linh ở thời xa xưa đúng, sai không có bằng chứng hiện vật cụ thể. Vào thời gian đó lại có tới 7 vị trong gia đình ta chứng kiến (đúng ra là 8, nay bác Vĩnh Hải đã mất nên chỉ còn 7) với những cảm nhận lúc đó và bây giờ theo thời gian cũng rất khác nhau và đương nhiên sự săm soi, góp ý là rất kĩ lưỡng, rất cần đến sự phê phán bình luận của đông đảo quí vị.
Vì thế tôi rất cám ơn quí vị đã quan tâm, tin tưởng góp ý cho bài viết của tôi, bởi tôi cứ nghĩ rằng mình viết như thế đã là đầy đủ, nào ngờ có tới những 4 ý kiến góp ý, bổ xung thêm. Nhưng cũng nhờ thế mà bài viết đựoc rõ ràng hơn, đầy đủ hơn và chính xác hơn.

Phạm Lê

Tin tức trong tuần.

Tin tức trong tuần.
Bác cả Phạm Thị Kim Thoa (tức Sâm) hiện đang nằm điều trị tại bênh viện Việt Nhật, Hà Nội đã hơn hai tuần nay vì căn bệnh của tuổi già (80 tuổi).
Anh chị em ruột thịt, họ hàng và bạn bè tại Hà Nội đã đến thăm hỏi. Đựợc biết hai bác Di, Chi từ Tp. Hồ Chí Minh qua điện thoại đã nói chuyện với cháu Vinh về bệnh tình của mẹ cháu.
Quí vị ở xa có thể liên lạc với chị Vinh (0912045583) và chị Phưong (0912062669), để thăm hỏi và biết thêm tin tức.

P.V. Thắng

Câu chuyện giữa tuần

Câu chuyện giữa tuần

“Thương hiệu” và “Cái giỏ, cái quai”
Dịp này trên Blog 53, bác Anh và bác Di có đề cập đến đề tài “Thương hiệu”. Mỗi bác một vẻ, bác Anh thì nói về thương hiệu Phú Đức của các cụ tổ nhà 53 mà bà nội và cụ Yến được thừa hưởng . Bác Di có hẳn hai bài đề cập đến “Thương hiệu” ở phạm vi rộng hơn từ vi mô cho tới vĩ mô, nghĩa là từ trong nước đến thế giới, từ tập đoàn cho đến thương hiệu của từng cá nhân và mặt hàng cụ thể. Dựa theo mạch suy nghĩ của hai bác, nhưng đơn giản hơn tôi chỉ nghĩ đến “Thương hiệu” của một gia đình.
Đối với tôi “Thương hiệu” của một gia đình cũng na ná như câu các cụ vẫn bảo “giỏ nhà ai, quai nhà ấy”, câu nói đó cũng được hiểu theo nghĩa là mỗi gia đình có “một cái giỏ, một cái quai” mang nét riêng để phân biệt với nhà khác. Quí vị chắc hẳn đã từng nghe không ít lần các câu đại loại như ‘bố nào, con nấy” hay “mẹ nào con nấy”, rồi “nhà ấy là thế” v..v…Tôi nghĩ đấy là cách nói ví von ần dụ một “thương hiệu gia đình”.
Để chứng minh cho điều đó tôi loay hoay đi tìm thí dụ mãi chưa ra, thôi đành xin phép các quí vị lấy lại mấy thí dụ hơi “cũ kĩ” dưới đây. Mong quí vị thông cảm.
Cứ mỗi lần mở Blog 53 ra tôi lại ngầm khen Phạm Tuấn Minh thật giỏi về kĩ thuật vi tính, đã cho ra đời cái Blog này. Tôi cũng phải nói ngay rằng, thật sự thì tôi cũng biết còn nhiều người giỏi vi tính hơn Minh. Nhưng đối với tôi chỉ biết sơ đẳng phần W. soạn thảo văn bản, thì việc thiết kế ra cái Blog này rõ ràng thật là hay. Vì cứ theo mỗi trang Blog mà biết bao trạng thái cảm xúc vui, buồn…trào dâng lên xuống mỗi ngày.
Chỉ mới tỏ lời khen Minh giỏi vi tính là đã thấy đâu đó bóng dáng “cái giỏ, cái quai” nhà hai bác Tiến sĩ Di, Chi, vì hai bác từ ngày học phổ thông đã là những học sinh giỏi.
Ví như Vũ Anh Tuấn, các vị nhìn là biết ngay “cái giỏ, cái quai” nhà bác Kim Nhu không lẫn vào đâu được. Tuấn đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn có tính đặc thù, một thân một mình vươn lên thành đạt về nhiều mặt cả về kinh tế, tư duy. Chu đáo trong quan hệ họ hàng và bạn bè, tháo vát mà chắc chắn trong nhiều việc.
Đấy chẳng phải là “Thương hiêu Kim Nhu” đó sao?.
Xin dẫn ra thêm một ví dụ nữa, nhà bác Thoa Nông có 2 cô con gái và 3 cháu gái, đều học rất giỏi từ phổ thông cho đến đại học. Rồi khi trưởng thành ở cương vị công tác của mình, các cháu cũng đều gặt hái được những thành công đáng kể.
Như vậy quí vị xem có đúng là “cái giỏ cái quai” nhà danh tướng Lê Uy Vệ, một “tượng đài trong làng cờ tướng Việt Nam mấy chục năm qua” (lời báo chí).
Vừa dẫn ra 3 ví dụ trên đây tôi mới chợt nhớ ra nhà ta có tới 9 “cái giỏ, cái quai” tương ứng với 9 gia đình. Đang định viết tiếp 6 cái còn lại, bỗng hốt hoảng, giật mình nhớ ra mấy lần bác Kim Anh lấp lửng truyền lời góp ý “cậu hay viết dài dòng, ai xem”. Nể lời bác lớn chỉ xin nêu 3 cái như vậy để làm ví dụ, chứ tuyệt nhiên không phải 3 cái ấy là siêu đẳng, hàng đầu và cũng không phải là thiên vị chỉ dành lời cho 3 cái ấy, mà bỏ quên 6 cái còn lại cũng vĩ đại chẳng kém.
Với ba ví dụ như thế và với một lối so sánh ví von có phần lầm cẩm như thế, không hiểu quí vị có thông cảm khi tôi cho rằng với mỗi gia đình giữ được “cái giỏ, cái quai” nhà mình, chính là giữ được một “Thương hiệu gia đình”. Là để ta nhận ra ngay đó là nhà nào, con cái nhà ai, dạy dỗ thế nào (cũng giống như nhờ có thương hiệu hàng hóa mà quí vị có thể nhận biết ra hàng giả, hàng nhái.)
Làm cho “cái giỏ, cái quai” ấy đẹp hơn lên, chắc chắn hơn lên chính là làm “đậm đà bản sắc truyền thống” gia đình mình, là điều cần làm trước khi ta nghĩ đến điều cao siêu hơn đó là truyền thống dòng họ, dân tộc và đất nước.

Phạm Lê

Ảnh mới nhận.

Từ Matxcơva cháu Tuấn vừa gửi về mấy bức ảnh cháu Vũ Tuấn Việt cùng các bạn học đến thăm Pháp trong một chuyến đi du lịch các nước Ba Lan, Áo, Pháp...
Cùng các bạn tại ParisVới hai bạn gái.
Cùng chụp chung một tấm ảnh kỉ niệm.


Điểm tên các cháu rể.

Tính tới ngày hôm nay cụ Quang Yến có tới 9 cháu rể, bao gồm cháu, chắt, chút. Theo các cụ xưa nhà đông con, cháu là nhà có phúc. Vậy nhà ta đúng là nhà có phúc.
Hôm nay là ngày sinh cháu Tạ Đình Thi (11.11.1972), phu quân của Phạm Phi Nga và là con rể ông bà Ngọc Phi. Sớm nay có chút thời gian rỗi rãi, tôi ngồi điểm tên đội ngũ cháu rể nhà cụ Phạm Vĩnh Quang, lần luợt như sau: Tô Quang Việt (1949), Nguyễn Đức Minh (1975), Ngô Minh Lương (1952), Phạm Hoàng Mai (1965), Tạ Đình Thi (11.11.1972), Dương Mạnh Hà (1975), Phạm Thái Sơn (1962), Nguyễn Huy Cường (1965), Phan Thế Thắng (1975).

Các cháu đều đang là trụ cột gia đình, mỗi cháu một vẻ đều thành đạt trong các công việc xã hội và gia đình. Nói về năng khiếu thì mỗi cháu có một "lĩnh vực riêng". Nhưng về lĩnh vực hội họa theo tôi được biết trong số này chỉ có một mình Thi là biết vẽ, lại là Họa sĩ giảng viên Trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW.
Về quan hệ họ hàng nếu chỉ tính riêng lứa các cháu rể sinh năm 1972 của cụ Quang Yến, Tạ Đình Thi đã được các bác, các cô chú nhà mình bình chọn là cháu rể hòa đồng nhất.
Chúc mừng cháu Thi đã đạt được danh hiệu này.

Pham Vĩnh Thắng

Vẫn là bất tử.

Khi LB Xô viêt sụp đổ vào năm 1991, có người cho rằng học thuyết Mác đã lỗi thời. Nhưng vô vàn người vẫn tin là bất tử.
Ơ CHLB Đức quê hương của Các Mác, người ta vẫn coi ông là một thiên tài của đất nước.
Ngay giữa trung tâm Berlin vẫn còn đó sừng sững bức tượng đài lớn của ông cùng Fr.Anghen (xem ảnh).
Chúng tôi đã đến phố Alt Stralau, quận Lichthenberg bên dòng sông Spree xinh đẹp, đối diện với công viên Steptopark to lớn của Tp.Berlin, ở đó có một vườn hoa nhỏ với hai bức tường gạch ở hai bên, trên đó người ta khắc bức phù điêu mô tả những người công nhân, thợ thuyền đang làm việc thời CNTB sơ khai.
Ở chính giữa là một cột mốc trang trọng ghi bằng tiếng Đức, đại ý là “nơi đây Các Mác đã sống và học tập những năm tuổi trẻ …”.
Hàng ngày những ngừời dân quanh vùng vẫn đến đây dạo chơi, ngồi hóng mát. Đôi khi họ đặt lên đó những bó hoa tưởng nhớ đến một vĩ nhân đã đề ra một học thuyết, đặt nền móng cho một nền triết học làm rung chuyển trật tự thế giới bắt đầu từ CM Tháng 10 Nga vĩ đại.

Phạm Vĩnh Thắng
(Ảnh chụp 4.2005)


Ngày giỗ mẹ.

Hôm nay ngày 25 tháng 9 Đinh Hợi, là ngày giỗ cụ bà Phạm Thị Yến cả nhà tôi vừa ở nhà bác Lan về, ngồi chờ đến giờ xem bóng đá ngoại hạng Anh, rỗi rãi tôi viết vài dòng chợt đến nhân ngày giỗ mẹ.
Đã thành thông lệ hàng năm đến ngày này, mấy anh chi em đều thắp hương tưởng nhớ bố mẹ mình. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể về nhân lực và khả năng tài chính của mình mà đăng kí làm mấy mâm cơm, mời mọi người đến dự. Những lần như vậy cũng là một dịp để con cháu gặp nhau, chuyện trò, hỏi han tin tức vui buồn mới nhất.
Năm nay bác Nguyên Lan đăng cai. Nghe nói hai bác với lực lượng hùng hậu toàn gái gồm một cô con dâu, hai cô con gái và môt cô cháu ngoại 14 tuổi tất bật chuẩn bị cả đêm hôm trước để kịp giỗ vào trưa hôm sau, với yêu cầu rất cao tuyệt đối không đươc để xảy ra sự cố trong tình trạng đang có báo động đỏ về dịch tiêu chảy cấp hiện nay.
Như thông lệ tới dự ngoài mấy anh chị em và các cháu có mặt ở Hà Nội, còn có hai anh em bác Hoàng Thị Kim Dung từ Định Hóa, Thái Nguyên về và thêm hai bố con ông Nguyễn Tá Dư ở Hà Tây ra. Sau lời tuyên bố lí do của bác Nguyên mọi người chuyện trò vui vẻ, có thêm nhiều tin mới. Nào là hai cháu Khanh Hà nhà bác Đoàn Hải, Kim Anh vừa nhận căn hộ mới trên 100 mét vuông ở khu đô thị cao cấp Mỹ Đình, đang trong giai đoạn hoàn thiện khẩn trương kịp mừng sinh nhật hai bố con cháu vào tháng 12 tới.
Ông Đoàn Hải vẫn còn chưa hết rạo rực với “Tình hữu nghị Việt Trung” khi mới ngày hôm trước một người con của một ông bạn Trung Quốc, thời học cùng ở Đại học Bắc Kinh cách đây dễ chừng đến hơn 40 năm gọi điện bắt lại liên lạc. Bác Kim Nhu đang tất bật hoàn thành nhiệm vụ đại diện cho cháu Tuấn Thúy trong một tư vụ đặc biệt, nghe nói nếu hoàn thành cũng là một tin mừng mới.
Còn ông bà Nguyên Lan có nhiều tin mừng nhất, cậu con trai cả Nhạc sĩ VTV.3 Việt Hùng sắm ô tô mới, ông bà vừa sửa sang lại ngôi nhà trông khang trang, rộng rãi và sáng sủa kịp ngày giỗ hôm nay đủ chỗ cho trên 20 người. Hai bác lại vừa đón cô con gái út mới từ Angola về, chuẩn bị sinh con vào cuối năm nay.
Tin vui là vậy, nhưng cũng có tin không vui 30.11.2007 này là giỗ đầu ông Phạm Vĩnh Hải. Thời gian trôi thật là nhanh, thế mà đã được 1 năm kể từ ngày ông ra đi. Rồi tin bác cả Phạm Kim Thoa nằm viện đã được gần tuần nay, anh em nhắc nhau vào thăm và động viên các cháu Vinh, Phương giữ gìn sức khỏe chăm non mẹ.
Ngoài Hà Nội ngày giỗ mẹ là thế, còn ở trong Nam bác Di Chi cũng làm giỗ, nhưng đến giờ này chưa có tin tức mới nhất. Nhưng tôi nhớ bác Di sáng hôm kia cứ phân vân nhà mới dọn về được ít ngày, đặt làm bàn thờ rồi mà thợ cứ sai hẹn lần lữa mãi, không biết có kịp ngày giỗ không. Thông cảm cho bác trai cả đại diện duy nhất con cháu cụ Phạm Thị Yến ở trong đó, tôi có góp ý thôi thì cái tâm mình là chính bác vừa về nhà mới được ít ngày mọi thứ đều chưa ổn định, hoàn cảnh như thế giả sử không kịp có bàn thờ mà bác vẫn nhớ được tới ngày giỗ mẹ như thế, ở nơi suối vàng các cụ cũng vui lòng.
Chẳng hiểu sao tôi vẫn cứ đinh ninh một điều người có tâm, chẳng nói bố mẹ cũng hay. Còn giỗ to, giỗ nhỏ, bàn thờ lớn hay bàn thờ nhỏ, đâu có là thước đo tấm lòng hiếu thảo của mỗi người con đối với bố mẹ mình lúc còn sống.

Phạm Lê
Ảnh Nguyễn Xuân Nguyên

Tình hữu nghị

Tình hữu nghị
Nhân dịp Đại hội Đảng Cộng sản Trung quốc lần thứ 17 thành công tốt đẹp, tôi nghĩ tình hữu nghị Việt - Trung càng thêm bền chặt.

Nhớ lại năm 2002 sang dự kỉ niệm 50 năm ngày thành lập Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, tôi được nghiệm chứng tình cảm Thày-Trò, Bè Bạn sau nhiều năm xa nhau vẫn đằm thắm, chân tình. Gần đây, bỗng có điện thoại của một thanh niên Trung quốc muốn xin gặp mặt, hỏi lại được biết cậu này là con trai bạn học cùng lớp ở Thẩm Dương hồi thập niên 50 thế kỷ trước. Đúng là khi đã hiểu nhau thì tình Thày Trò, Bạn Bè, Anh Em thật đáng quí.

Ý thơ mộc mạc nảy sinh.

Tình Người

Con người dù ở khác nơi
Vẫn mãi không quên Tình Bạn
Con người dẫu khác màu da
Vẫn sẻ chia khi gặp nạn
Thế nhưng sao phải Chiến tranh
Dù nóng, lạnh hay vừa vừa
Đối thoại, là điều hay nhất
Giãi bày vướng mắc, thấu lí đạt tình


Đoàn Hải
02-11-2007

Cụ Phạm Thị Yến, một tấm gương.

Thế là đã 5 năm kể từ ngày cụ bà Phạm Thị Yến qua đời, ngày mai 25 tháng 9 Đinh Hợị là ngày giỗ.
Những gì tôi còn nhớ là vào năm 1952, cụ Yến từ vùng tự do trở về nhà 53 Lãn Ông với hai bàn tay trắng cùng bà mẹ chồng đã 72 tuổi và 8 ngừời con (nhiều tuổi nhất là bác Kim Anh 15 tuổi, ít tuổi nhất là chú Tiến mới 4 tuổi, còn tôi lên 7). Một mình tần tảo lo cho 10 miệng ăn và 8 người con đi học, đủ thấy nỗi vất vả lớn đến nhường nào. Để sống được giữa đô thành Hà Nội thời ấy, cụ Yến đã phải vay tiền họ hàng, bạn bè mở lại cửa hàng thuốc của bố mẹ chồng ở chính ngôi nhà 53 Lãn Ông.
Cho tới ngày hôm nay vẫn còn in đậm trong tôi hình ảnh người mẹ cặm cụi chong đèn lần học từng từ tiếng Hán, từng vị thuốc. Những điều thu được trước đây khi phụ giúp mẹ chồng trông nom cửa hàng, chưa đủ để cụ có thể đảm đương vai trò người chủ cửa hàng mới. Cũng vì thế cụ đã phải thuê một ông thày lang đến giúp phần bắt mạch, kê đơn bốc thuốc và học nghề qua ông này.
Do chăm chỉ học mà dần dần cụ thuộc được nhiều tên các vị thuốc, các bài cao đơn hoàn tán. Lúc này các bác Di, nhu, Ngọc cũng đã phụ giúp được một số việc cho cụ bà trông mon cửa hàng. Hiệu thuốc dần đông khách hẳn lên, thương hiệu Phú Đức càng trở nên quen thuộc với khách hàng xa gần.
Năm 1963, trong một lần hành quân dã ngoại tại Pa Háng, Lai Châu giữa cảnh rừng núi bạt ngàn, heo hút tôi đã có dịp nói chuyện với ông chủ nhà nơi đơn vị dừng lại vài ngày. Ông ta kể trước đây đã có đôi lần về Lãn Ông mua thuốc chữa bệnh. Tôi hỏi mua ở hiệu nào, ông ấy bảo hiệu Phú Đức. Rồi năm 1968, lần này thì tôi còn nhớ ông chủ nhà tên Thư lúc đó đã ngoài 60 tuổi ở Đô Luơng, Nghệ An kể cũng thường mua thuốc ở hiệu Phú Đức. Xem ra thương hiệu Phú Đức cũng được nhiều người biết đến. Có lẽ như bác Kim Anh viết là nhờ ở cái tên biển hiệu, nói lên cái tâm và lòng mếm khách của người chủ khởi xướng là ông bà nội và người kế tục được phần nào là cụ Yến.
Lại nói về những ngày sống trong vùng địch thời đó, không chỉ có khó khăn về kinh tế, mà cụ còn phải chịu nhiều thử thách khác nữa. Ví như phải lo đối phó với sự rình rập, theo rõi của mật thám Pháp, vì bà nội nhà ta có tới gần một tá con cháu theo Việt Minh chống Pháp.
Những năm sau này khi Thủ đô đã được giải phóng 1954, không chỉ lo công việc gia đình mà nhiều năm cụ còn tham gia công tác phụ nữ, tư pháp phường rồi tổ trưởng dân phố và trở thành địa chỉ tin cậy được chính quyền và dân phố kính trọng, tin tưởng. Cho tới ngày cụ qua đời vào cuối năm 2002, rất nhiều bà con khối phố Lãn Ông đã bày tỏ nỗi thương tiếc tới tiễn đưa mặc dầu lúc này cụ đã rời về sinh sống tại nhà bác Anh, rồi nhà bác Ngọc trước đó đến hơn 15 năm.
Với tấm lòng biết ơn người mẹ đã quá cố nhân ngày giỗ tôi xin đựoc vinh danh một người phụ nữ tuy chẳng có một tấm huân chương, môt danh hiệu nào nhưng với cháu con mãi mãi là một tấm gương cao quí hết lòng vì gia đình và là một tấm gương hiếu học.

Phạm Lê
Ảnh trên: Tưởng niệm, ảnh chup 27.10.2007.

CHÚC MỪNG CÁC THÀNH VIÊN CÓ CÙNG NGÀY SINH NHẬT VÀO THÁNG 11

CHÚC MỪNG CÁC THÀNH VIÊN CÓ CÙNG NGÀY SINH NHẬT VÀO THÁNG 11
Tháng 11/2007 này dòng họ PHẠM VĨNH chi Cụ Quang có 5 nhân vật có cùng ngày sinh nhật, đó là Bà Hoàng Thị Kim Dung, Cử nhân sư phạm - giáo viên tóan cấp 3, sinh ngày 01/11/19.. ( vợ Ông Phạm Vĩnh Hải đã mất ), cháu trai Tạ Đình Thi, Cử nhân Mỹ thuật - Họa sĩ giảng viên ĐH,sinh ngày 11/11/1972 ( con rể Ông&Bà Phạm Vĩnh Ngọc-Ngô thị Phi), cháu trai Dương Mạnh Hà sinh ngày 12/11/1975 và cháu gái Phạm Vân Hương sinh ngày 19/11/1975( con rể và con gái Ông Phạm Vĩnh Hải )cháu gái Nguyễn Thiều Hương sinh ngày 22/11/ 1978 Cử nhân âm nhạc-Giảng viên Nhạc viên HN ( con dâu Ông&Bà Nguyên-Lan).
Chúc mừng 5 thành viên trên nhân ngày sinh nhật sức khỏe dồi dào, thành đạt trong sự nghiệp và hạnh phúc gia đình.Nhân ngày Nhà giáo VN sắp tới (20/11/2007) đặc biệt chúc Cô Dung,cháu Thi và cháu Hương cùng 8 nhà giáo khác nhà ta có nhiều tấm gương tốt cho thế hệ trẻ noi theo.

GĐ Ông&Bà PVD ở SG