Viết tiếp bài "Những ngày tháng 11 của bác Kim Anh"

Viết tiếp bài "Những ngày tháng 11 của bác Kim Anh"
NHÀ TA CÓ TẤT CẢ LÀ 11 THẦY, CÔ GIÁO.(X)
Trong bài “Những ngày tháng 11” đưa lên Blog sáng nay ngày 30.10.2007, bác Kim Anh nói đến hai nhà giáo là Hoàng Thị Kim Dung và Nguyễn Thiều Hương. Ngồi nhẩm tính tôi thấy nhà cụ Phạm Vĩnh Quang có tất cả là 11 nguời đã và đang tham gia vào đội ngũ các thầy cô giáo, những người đã góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp “trồng người”.
Dưới đây là danh sách cụ thể:
1.Người đầu tiên bài viết này muốn nhắc tới là tên tuổi nhà giáo lão thành đã quá cố, cụ Phạm Vĩnh Quang. Sinh thời vào những năm sau 1960, khi đất nước còn đang trong giai đoạn chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc, cụ đuợc cử làm Hiệu trưởng nhiều năm của trường Trung cấp kĩ thuật chuyên nghiệp thuộc Bộ LTTP.
2
.Bác Đoàn Hưng Nông, nguyên Hiệu trưởng Trường truyền bá quốc ngữ những năm 1940-1945 có trụ sở tại trường Công Ích ngõ chùa Liên Phái, Bạch Mai, Hà Nội (theo“Chúc mừng Bác Đoàn Hưng Nông Thọ 90, 60 năm ông bà bền chặt bên nhau” của Phạm Vĩnh Ngọc Blog 53, ngày 17.3.2007).
3.TS.Đoàn Đình Hải (Trung Quốc), Nguyên Chủ nhiệm khoa Lâm học, Đại học lâm nghiệp Việt Nam.
4.TS.Y khoa (CHLB Đức) Đỗ Kim Chi, nguyên giảng viên Truờng Y sĩ, Bộ Y tế
5.Cử nhân Sư phạm Toán, Hoàng Thị Kim Dung, nguyên giáo viên toán phổ thông.
6.TS.Khoa học nhân văn (Ba Lan) Phạm Vĩnh Tiến nguyên giảng viên Cao đẳng sư phạm Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Trung tâm phát triển trí tuệ trẻ em (IDO).
7.Cử nhân Sư phạm Hóa Phạm Minh Phượng, nguyên giáo viên trường Trung học Trần Phú, Hà Nội
8.TS.Kinh tế (LB.Nga) Lê Thị Hồng Phương, Phó Chủ nhiệm khoa kinh tế, Viện đai học mở Hà Nội.
9.Th.S Tâm lý học giáo dục (LB Nga) Lê Bạch Hoa, Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển trí tuệ trẻ em (IDO).
10.Cử nhân, Họa sĩ Tạ Đình Thi, Giảng viên trường Đại học Sư phạm nghệ thuật TW.
11.Cử nhân âm nhạc Nguyễn Thiều Hương, giảng viên Nhạc viện Hà Nội.
Kế tục truyền thống nhà giáo Việt Nam 11 thầy, cô giáo nhà ta dù đã nghỉ hưu hay đã chuyển công tác khác, hoặc đang là nhà giáo đều luôn tu dưỡng đạo làm thầy, không chỉ đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, mà còn góp phần gìn giữ đạo lý truyền thống của dòng họ Phạm Vĩnh.

Phạm Vĩnh Thắng
(X).Bài đăng lần hai có sửa chức danh, theo góp ý của ông Tiến)

TẢN MẠN NGHĨ VỀ NGÀY 13 THÁNG 10

TẢN MẠN NGHĨ VỀ NGÀY 13 THÁNG 10
Hôm kia 13/10/2007 ngày mà CP đã quyết định chọn là ngày tôn vinh các doanh nhân VN với sự mong muốn các DN họat động kinh doanh trong pháp luật và có trách nhiệm với xã hội, đồng thời cũng mong các cơ quan NN giảm bớt sự can thiệp trực tiếp đến các DN bằng cải tiến quản lý hành chính như giảm bớt các thủ tục phiền hà tạo điều kiện cho DN phát triển. Riêng tại TpHCM vào dịp này đã có nhiều họat động tôn vinh các Doanh Nghiệp và Doanh nhân như Hiệp Hội DN TpHCM và Báo DNSG đã chủ trì cuộc bầu chọn lựa ra 89 Doanh nhân SG tiêu biểu ( là các nhân vật chủ chốt của các DN có doanh số từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ VNĐ),10 Doanh nghiệp tiêu biểu, 10 DN nhỏ và vừa có thuơng hiệu uy tín (có doanh số từ hàng chục đến hàng trăm tỷ VNĐ).
Từ khi VN chuyển sang nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đã đóng góp phần khá quan trọng vào GDP của nước nhà , số lương các DNTN mới ra đời ngày càng nhiều, như chín tháng đầu năm 2007 tại TpHCM đã có 13.000 DN mới thành lập( tăng 25% so với cùng kỳ năm ngóai). Nhưng để đáp ứng được các yêu cầu của Hội Nhập kinh tế và các cam kết của VN khi gia nhập WTO thì vẫn còn nhiều thách thức đang ở phía trước, mà các doanh nhân và doanh nghiệp phải quan tâm.
Doanh nhân và doanh nghiệp tiêu biểu là gì, chắc vấn đề này còn phải tiếp tục thảo luận? Liệu các DN có doanh số
chỉ trên dưới vài tỷ đồng chắc khó khi nào được tôn vinh. Theo nhiều nghiên cứu thì gần 80% các DN-VN là nhỏ và vừa, thậm chí còn siêu nhỏ, đặc biệt đối với các DN hoat động trên lĩnh vục dịch vụ tư vấn mà sản phẩm là vô hình (chất xám ) khó mà có doanh thu tới hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng /năm . Hơn nữa nếu chọn tiêu chí là số lượng tiền bạc đóng góp cho các quỹ từ thiện xã hội để lựa chọn DN tiêu biểu thì đối với các DN nhỏ và vừa thì việc đóng góp này có khó khăn do không đựoc cơ quan thuế công nhân là chi phí hợp lý ( có thể đến nay đã thay đổi khi viết bài này chưa rõ). Doanh thu là một chỉ số quan trọng (turn-over), chưa phản ảnh lãi (bénéfit) là yếu tố cơ bản mà cơ quan thuế rất quan tâm để đánh thuế thu nhâp doanh nghiệp, vì còn phải “ thương thảo” với cơ quan thuế về các chi phí hợp lý sẽ được công nhận , việc thương thảo này đối với các DN nhỏ và vừa thậm chí siêu nhỏ lại càng gặp khó khăn so với các DN đại gia..... Lượng chi phí ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng quyết định đến lãi (benefit), mà một DN tiêu biểu chắc hẳn có nhiều ưu viêt về khả năng quản lý và điều hành, dẫn đến giảm bớt các chi phí quản lýphi quản lý, để có lãi càng nhiều, thì việc đóng góp nghĩa vụ với NN được nhiều hơn chăng ?
Nhìn về họ nhà ta cũng đã có sự thay đổi từ các thành viên thuộc thế hệ trứớc chủ yếu tham gia họat động CM và chính trị, nay thế hệ con cháu đã chọn kinh doanh là môi trường họat động phần nào thích ứng với thời cuộc và địa bàn họat động không phải chỉ ở trong nước mà ra cả một số nước ngòai như Nga, Ba Lan,Congo,Angola, Đức, Séc……Tuy vậy tất cả mới chỉ dừng lại ở mức nhỏ bé, khởi nghiệp qui mô gia đình…, hy vọng sẽ phát triển hơn khi có điều kiện...
Sau buổi thuyết trình của chuyên gia marketing nổi tiếng thế giới Philip Kotler ngày 17/8/2007 với chuyên đề hot " Marketing mới cho thời đại mới " tại Tp HCM giới DN cả nước lại quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia mà Kotler đã gợi ý cho trường hợp VN. Đây là vấn đề đã đặt ra từ lâu, nhưng chưa làm được như mong muốn, nên chắc
sẽ thu hút nhiều cuộc trao đổi, và tranh luận để thống nhất phương pháp và hành động .. Thiển nghĩ còn chưa rõ các vấn đề sau:
- Thương hiệu (Brand) hiểu nôm na là sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với một nhãn hiệu chưa đăng ký (Trade name) hay đã đăng ký SHTT (Trade mark), mà ở nước ngòai giá trị thương hiệu của một DN có thể tính ra tiền như Coca Cola hiện đứng đầu thế giới trên 80Tỷ USD. Nếu biết được giá trị hiện kim của thương hiệu sẽ rất có lợi khi
góp vốn để thành lập Công ty Cổ phần, Liên Doanh hay Chuyển nhượng (Franchise), hoặc mua bán công ty. Rất tiếc hiện nay ở nước ta chưa có phương pháp thống nhất xác định giá trị hiện kim của một thương hiệu, ( thế giới thì có nhiều pp , trong đó hay nói đến pp Interbrand phù hợp với các DNNVV), các cơ quan quản lý SHTT ở VN mới chỉ dừng lại ở việc cấp Nhãn hiệu hàng hóa cho tên Công ty hay cho một hay nhiều sản phẩm của Công ty.
- Khi nhiều thương hiệu của các DN lớn ở VN tuy nổi tiếng ở VN, có thể đã hòan tất các thủ tục về quản lý chất lượng và SHTT, nhưng chưa được các nước trên thế giới biết nhiều , không rõ khi xuất hàng ra nước ngòai có được bảo hộ không hay tiếp tục phải đăng ký ở nước sở tại để được công nhận về mặt SHTT . Do đó thì sự cạnh tranh để dành và giữ lấy thương hiệu sẽ còn gặp khó khăn , tuy việc kinh doanh vẫn có thể diễn ra và cảm thấy như bình thường ?
- Mối quan hệ giữa việc xây dựng các thương hiệu của các sản phẩm đặc trưng của một Công ty với thương hiệu quốc gia như thế nào? Thí dụ ở Mỹ có các thương hiệu nổi tiếng như Coca Cola , Microsoft, Boing, General Electric…; ở Pháp như Citroen, Peugeot, Merlin Gerin…Vì vậy chắc sẽ phải có một Hội đồng tuyển chọn các sản phẩm thuộc hàng top của một số Công ty trong nước để đặc trưng cho thương hiệu quốc gia. Nhiều nước lại có sản phẩm mang tính chất thưong hiệu đia phương như Rượu vang Bordeaux - Pháp, da giầy vùng Florence - Ý ..... Thậm chí còn có thương hiệu liên quốc gia như Air Bus...hay Asian...
- Song song với việc xây dựng thương hiệu phải có biện pháp tích cực chống hàng giả hàng nhái để bảo vệ các thương hiệu chân chính. Do đó xây dựng thương hiệu (Building the Brand) đã tốn công tốn của, lại phải biết quảng bá (Communicating the Brand) và quản lý tốt để định vị các thuơng hiệu (Creating brand positioning) .Quá trình đó đối với riêng một công ty đã khó, đối vói một quốc gia lại càng khó, cần có kế họach ngắn hay trung hạn và chiến lươc dài hạn với sự huy động nguồn vốn thực hiện tương xứng.
- Xây dựng thương hiệu quốc gia chỉ có ý nghĩa tích cực khi nắm bắt đựợc những đặc trưng tiêu biểu cho quốc gia đó, bao gồm tên (name), biểu tượng (symbol) và khẩu hiệu (slogan). Thí dụ cây tre có thể đặc trưng cho biểu tương thương hiệu của VN hay không ? vì biểu thị sức sống vươn lên trong chiến đấu quá khứ và tiếp nối phát triển trong tương lai (tre già măng mọc).Nhà báo Thép mới đã có nhiều bài viết rất hay ca ngợi Cây tre VN.


( Vài dòng xuy nghĩ tản mạn sau nhiều ngày căng thẳng vì dọn và chuyển nhà theo kiểu cúng Cô hồn cả về phần cứng lẫn phần mềm )

P.V.D

Góp ý : Thường ai đọc bài viết trên Blog có thể góp ý (comment) on-line bằng cách click vào biểu tượng góp ý dưới bài viết .Nhưng chắc cũng chưa có ai góp ý vì nhiều lý do , có người quan tâm và cũng có người không quan tâm. Sỡ dĩ vấn đề thương hiệu tôi quan tâm vì lý do đơn giản trong thời gian qua AXIS cũng đã có sự trăn trở về tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền SHTT, đã xong đăng ký bản quyền logo AXIS, tiếp theo đăng ký nhãn hiệu Công Ty AXIS Research , nghe nói có thể trục trặc nếu có một công ty nào đó trong hay ngòai nước đã đăng ký trước....Đó là chuyện thường tình trong thời buổi Hội nhập kinh tế, nếu biết được phương pháp tính giá trị hiện kim của thương hiệu một công ty thì AXIS sẽ thuận lợi hơn trong việc quyết định CLKD.
Trở về vấn đề THQG,vô tình lướt web tôi nhận thức được:
- Nhiều nước hiện nay cũng đặt vấn đề xây dựng THQG chứ không riêng gì VN, như Hungary , Indonesia bỏ ra một số vốn lớn để năm 2008 hòan thành .VN chắc cũng không nên kéo dài , vì Malysia đã mất 10 năm mới xây dựng được THQG " Malaysia -True Asia ".Singapore nổi tiếng với " Uniquely -Singapore "
- THQG có thể thay đổi tùy theo mục tiêu quảng bá của quốc gia đó trong từng thời kỳ, nhưng hầu như nhiều nước gắn liền với mục tiêu phát triển du lịch, điều đó phần nào phù hợp với hòan cảnh VN hiện nay, ngành du lịch
cần đầu tư nhiều hơn để tạo ra công ăn việc làm cho dân đia phương, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo và thu hút nhiều hơn khách quốc tế, cái lợi về KT cho địa phương và NN nhanh hơn . Nhiều nước đã biết đến các địa điểm du lịch nổi tiếng của VN, nay VN đang vận động cho Vịnh HL đựơc công nhận là di sản VHTNTG , năm 2007 sẽ tổ chức thi HHTG Trái đất ở VN, năm 2008 sẽ có thi Hoa Hậu Quốc Tế ở VN....nên chăng vẫn giữ Thương hiệu "VN-Hidden charme" cho đỡ tốn kém hay phải hòan thiện mới ?
- THQG phải gắn liền với các sản phẩm tiêu biểu của quốc gia đó (chưa nói là cần đầu tư sản xuất những sản phẩm thu hút sự hiếu kỳ của du khách - Curios product). Nghe nói sắp tới có Hội chợ các SP tiêu biểu của VN ở HN đó là tín hiệu mừng.Nhưng đến nay hầu như các SP đặc trưng của VN khách quốc tế đã dành như áo dài, nem Bắc, chả cá Lã vọng, cá tra cá basa.....vậy thì tiếp tục quảng bá sao đây ? Thí dụ phải hòan thiện SHTT như nước mắm PQ đang bị tranh chấp TH, vang ĐL có trội hơn vang thế giới không..? hay đi tìm những SP tiêu biểu cho một nước Nông nghiệp truyền thống như VN mà nơi khác chưa có( nhãn lồng Hưng Yên , thanh long Bình Thuận, bánh pía Sóc Trăng ,cốm Vòng, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh cốm Hàng Than ,.., gốm Bát Tràng và vài nơi khác, đặc biệt các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ do chính bàn tay thợ lành nghề VN làm ra người nước ngòai rất ưa thích..( sản phẩm dệt thổ cẩm của các dân tộc, nghệ thuật tranh sơn mài, tranh cắt giấy, tranh cát ..nghệ thuật trạm trổ các sản phẩm bằng gỗ ,bằng đồng.........Vấn đề sản phẩm tiêu biểu mang t/c THQG không nên nhiều quá mà thực sự tinh hoa, qua thời gian sẽ bổ xung, hòan thiện dần...
Hy vọng THQG VN và các sản phẩm tiêu biểu đặc trưng sớm ra đời.
( Trên đây là những xuy nghĩ tản mạn có thể đúng mà cũng có thể sai, nên chỉ giãi bầy trên Blog nhà mình , sau các buổi sáng sớm lang thang trên các phố rộng rãi của PMH thấy đầu óc thư giãn vì không khí thóang đãng, do ít dân cư, ít ồn ào vì các phương tiện giao thông, nhất là ít xe máy )

Những ngày tháng 11.

Đặc điểm nổi bật nhất trong tháng 11 này là ngày kỉ niệm truyền thống nhà giáo Việt Nam 20.11, kế đó là kỉ niệm sinh nhật 5 thành viên là con cháu gia đình cụ Phạm Vĩnh Quang.
Trước hết tôi xin gửi đến các nhà giáo cả nước lời chúc mừng trân trọng nhất, mong ngày kỉ niệm năm nay sẽ là mốc đưa sự nghiệp giáo dục nước ta bước vào niên học mới 2007-2008 có nhiều đổi mới.

Riêng trong gia đình cụ Phạm Vĩnh Quang có nhiều nhà giáo đã và đang tiếp tục sự nghiệp giáo dục, trong đó có hai nhà giáo là Bà Hoàng Thị Kim Dung phu nhân ông Phạm Vĩnh Hải và cháu Nguyễn Thiều Hương con dâu ông bà Nguyên Lan.
Cô Dung dạy toán năm nào.
Cháu Hương dạy học đều đều học sinh.

Nhân dịp nhà giáo Việt Nam tôi có mấy lời mộc mạc tặng nhà giáo đã nghỉ hưu Hoàng Thị Kim Dung:
Dàn hoa Thiên lý ngạt ngào.
Mướp hương chĩu quả, họ hàng bí xanh.
Bómg râm mát dịu trưa hè.
Cho hoa ăn trái, hương thơm nhẹ nhàng.
Nhà Dung lý tuởng lắm thay.
Họ hàng làng xóm vui buồn có nhau.
Còn hơn thành phố ồn ào.
Mỗi nơi một vẻ yên lành ai ơi.
Nhân dịp kỉ niệm ngày sinh.
Chúc Dung mạnh khỏe yêu nghề chẳng quên.

Cũng trong tháng 11 này, nhà ta còn có kỉ niệm ngày sinh của các vị sau:
1.Bà Hoàng Thị Kim Dung sinh ngày 01.11. tại Định Hóa, Thái Nguyên. Sau khi tốt nghiệp Đại học SP Hà Nội, bà về làm cô giáo dạy tóan tại trường phổ thông cấp III tỉnh nhà và nhiều năm là giáo viên và chủ nhiệm giỏi.
Đến nay tuy đã nghỉ hưu, nhưng bà vẫn tiếp tục theo nghề dạy học, kèm cặp bổ túc cho con em bà con, họ hàng xóm giềng.
2.Cô giáo Nguyễn Thiều Hương sinh 22.11.1978, hiện là giảng viên âm nhạc Nhạc viện Hà Nội. Là cô giáo trẻ có năng lực chuyên môn tốt, được phụ huynh và học sinh yêu mếm tin tuởng.
3.Cử nhân, Họa sĩ Tạ Đình Thi, giảng viên Đại học Sư phạm nghệ thuật TW sinh ngày 11.11.1972.
4,5.Đặc biệt là cặp vợ chồng Phạm Vân Hương và Dương Mạnh Hà có cùng ngày sinh vào tháng 11 năm 1975 (Hương sinh 19.11.1975 và Hà sinh 12.11.1975).
Tôi xin được gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các vị có kỉ niệm ngày sinh trong tháng này.

Phạm Kim Anh

Mấy hôm nay bận chưa chúc mừng...

Mấy hôm nay bận chưa chúc mừng...

Mấy hôm nay bận việc nên quên không gửi lời chúc mừng hai bác Chi Di đã dọn về căn hộ mới ở Phú Mỹ Hưng, TP. Hồ Chí Minh.
Bác gái Kim Chi trong một lần nói chuyện với tôi qua điện thoại bảo dọn nhà mêt lắm, nguyên tài liệu của anh chú cũng chiếm gần hết một phòng.
Tôi nghĩ hai bác dọn nhà đúng là mêt thật, suốt mấy chục năm nghiên cứu khoa học, lĩnh vực điện của bác Di lại có nhiều vấn đề lắm nào là đường dây tải điện, hệ số tiêu hao điện năng, cốt phi…nào thì các dạng năng lượng mới,…bao nhiêu thứ.
Bác Di vốn là tay nghiên cứu, viết lách lâu năm. Bác đã từng là cây viết trên tạp chí chuyên ngành điện, có bài đăng trên một vài tờ báo và tạp chí như Tạp chí Tuổi trẻ…Chưa hết bác xưa nay lại vốn ưa thích âm nhạc, nên những sản phầm thuộc lĩnh vực này như băng đĩa nhiều lắm. Nói đến đây tôi lại nhớ bác có hoby thu băng Video, bác có tới mấy trăm cuốn Video toàn loại “hot” do chính tay bác sưu tầm và ghi lại nhiều chuơng tình ca nhạc hay và các sự kiện khác được phát trên các đài truyền hình HTV9 và VTV.

Phải thừa nhận hệ thống sách báo và băng đĩa của bác là một kho tư liệu hiếm quí. Những ai đã ít nhiều đụng chạm tới công việc sách vở, nghiên cứu chắc hắn sẽ rất hiểu giá trị của những tư liệu lưu trữ ấy mỗi khi cần. Vì thế tài liệu sách vở của bác nhiều như thế cũng là điều dễ hiểu.
Về nhà mới rất mừng là hai bác đã có một không gian để tĩnh tâm, hưởng thụ tiện ích của một trong những khu dân cư được coi là đẹp và hiện đại bậc nhất của thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi nhắc lại đây lời bác Di đã viết như một sự chia sẻ niềm vui của bậc đàn em với bác cả
sau các buổi sáng sớm lang thang trên các phố rộng rãi của PMH thấy đầu óc thư giãn vì không khí thóang đãng, do ít dân cư, ít ồn ào vì các phương tiện giao thông,nhất là ít xe máy"


Phạm Lê


CHÀO MỪNG NGÀY 20 THÁNG 10

CHÀO MỪNG NGÀY 20 THÁNG 10
Hôm nay ngày 20/10/2007 là ngày kỷ niệm lần thứ 77 Hội LHPN Việt Nam ra đời, cũng là ngày tôn vinh Phụ Nữ Việt Nam ( ngày 8/3 là ngày PNQT ).Trải qua chiều dài lịch sử của nước nhà PNVN đã và đang đóng vai trò tích cực : là hậu phương vững chắc của mỗi tổ ấm GĐ với vai trò làm vợ, làm mẹ, làm dâu , và là lực lượng nòng cốt trong mọi họat động QLNN, KHKT,KHXH,và các ngành Kinh tế và Xã hội khác. Nhiều tấm gương tiêu biểu và sáng ngời của PNVN đã được sử sách và các phương tiện thông tin đại chúng nêu gương trong các cuộc kháng chiến hào hùng giữ nước và dựng nước trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế thời bình hiện nay. Nhân dịp này xin chúc mừng tất cả quí vị PNVN, và riêng cho các thành viên của dòng họ Phạm Vĩnh nhà ta: các bác Hà, Thoa ,Bắc, Xa thuộc thế hệ trước ;bác Anh, các Cô Kim Chi , Ánh Hồng, Đu Di,Thanh Hằng, Công phu nhân, Nhu, Phi, Dung, Minh, Phưọng thuộc thế hệ thứ hai, con Bạch Hoa và các cháu gái Vinh, Phương, Nga, Nguyệt, Nga TN,Uyên, Trang,Thúy, Hiền, Hà và các chắt Hương, Thu, Mai Anh, Phương Anh , Ly....dồi dào sức khỏe và thành đạt trong hưu trí ,công tác, học tập, tu nghiệp và kinh doanh ở trong và ngòai nước.
Nói về phụ nữ anh hùng thì tấm gương sáng ngời của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, người con gái của HN, đã làm rung động trái tim cùa nhiều người trong nước và thế giới, đó là biểu tượng rõ nét nhất của người HN :trung thực trong nghề nghiệp,trung thực trong cuộc sống , trung thực trong tình yêu, trung thực ngay cả khi đối diện với quân thù cho đến lúc hy sinh. Ngày nay có nhiều phụ nữ thành đạt ở mọi miền đất nứớc, trong nhiều lĩnh vực mà nam giới phải ngưỡng mộ, chỉ kể sơ ở Tp HCM đã có nhiều phụ nữ, thanh nữ xuất thân từ Thủ đô đã thành đạt ở nơi đất lành chim đậu như : diva ca sĩ Hồng Nhung, nghệ sĩ múa Vương Linh (cháu gái Bác Thụ Gateau - hàng Đào), diễn viên điện ảnh, người mẫu,nhà kinh doanh Trương Ngọc Ánh, nhóm tứ ca nữ 5 Dòng Kẻ, doanh nhân Lê Hòai Anh -TGĐ Công Ty Thủy Lộc....Nếu như người PNHN xa xưa kín đáo, đoan trang, thanh lịch, thì phụ nữ HN ngày nay đa tài và thóang hơn : có trí thức, có sức khỏe, năng động, họat bát. Dầu sao vẫn có các cuộc hội thảo và trao đổi về đề tài phẩm chất PNVN trong thời kỳ đổi mới, ngòai các phẩm chất vĩnh hằng: công, dung, ngôn, hạnh.Cuộc thi PNVN thế kỷ 21 đã vào chung kết, cuộc thi chọn thần tượng ca nhạc VN (VN Idol) đã kết thúc với vương miện thuộc về Phương Vy, học sinh lớp 12 TpHCM .Thời kỳ mới kinh tế mở cửa , hội nhập và giao lưu quốc tế, người PNVN nay đã thông minh, hiện đại hơn xưa, đó là các nhà tạo mẫu nữ nổi tiếng Minh Hạnh, Ngô Thái Uyên..., Bà Nguyễn Dõan Cẩm vân nhà ẩm thực, nhà kinh doanh, Chu Hương Giang GĐ đối ngọai PepsiCo trẻ trung xinh đẹp, sinh viên Nguyễn hải Yến đạt giải nhất cuộc thi tiếp thị du lịch trực tuyến với tổ chức ở Canada với đề tài " Sự chuyển dịch từ E-marketing đến U-marketing" ,Vũ nguyễn Thùy Dương nhà hùng biện tiếng Nhật giỏi nhất khu vực Asean tổ chức tại Tokyo, Hoa hâu VN Mai Phương Thúy với phong cách mới đã tham gia có hiệu quả cuộc thi Hoa hậu Thế Giới, Hoa hậu Thế Giới Người Việt Ngô Phương Lan với phong cách hiện đại, lịch lãm, tự tin khi ứng xử, hứa hẹn trở nên nhà nữ ngọai giao triển vọng tương lai. Một số PN tuy không mặm mà về nhan sắc, nhưng trời lại phú cho thông minh, sắcsảo quyết đóan như ca sĩ Trần Thu Hà, GĐĐH học viện ngọai ngữ ILA - Trịnh Xuân Dzu...Từ Tết Nguyên Đán 2007 đến giờ cả nước được mục kính dàn MC nữ xinh đẹp,tài ba của VTV1 như Minh Khuê, Vân Anh, Diệp Anh, Đan Lê, Thu Hương, Xuân Hà....và của HTV như Quỳnh Trâm, Đỗ Thụy(GĐ),Quỳnh Giang, Quỳnh Hương, Quỳnh Hoa, Mai Lan ( thay lời muốn nói của các Trưởng đài là Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan và HTV xin cảm ơn, cảm ơn...).Quả là PNVN ngày càng đẹp, tneo theo nhà nghiên cứu xã hội học Albert Mehrabian thì 93% ấn tượng tóat lên từ PN là vẻ đẹp bên ngòai, PNVN bây giờ ngày càng cao lên, như các người mẫu chân dài Anh Thư, Thanh Hằng, Vân Anh.... Tại các cuộc thi Hoa Hậu các kiều nữ thường trả lời " dấu mình" là "cái đẹp tâm hồn, mới đẹp thực ", đã ẩn thì khó thấy từ xa, chỉ tiếp cận gần mới thấy đuợc ? Việt Kiều hay Tây đây ? Đáng tiếc do chạy theo mốt "hại điện " nhanh quá mà buông thả không thấy trước tác hại như trường hợp đáng thương của NHN, YV nay lại lập lại với HTL ( mà bài bình luận của chú Thắng về sự cố Vàng Anh rất hay ). Rồi biết bao con gái VN khỏe mạnh ở vùng quê Bắc cũng như Nam lại đua nhau lấy chồng ngọai,đến nỗi dở khóc dở cười ở nước ngòai, thậm chí có khi còn bỏ mạng. Tại sao các chàng trai hiện đại của VN lại để cho các chị em bỏ của chạy lấy người do bị dụ dỗ xính hàng ngọai.

Tạp chí Elle của Pháp đã phỏng vấn hơn 600 phụ nữ Pháp với chủ đề : " Đàn ông quyến rũ phũ nữ ở điểm nào", thống kê lại là : sự thông minh, sự nồng nhiệt, tính khôi hài trong giao tiếp,sự chân thành và thương người, thanh lịch và galăng, dễ hòa đồng, thành đạt trong công việc và có uy tín trong xã hội. Hỡi các chàng trai VN hãy nhanh chân lên mà kịp giữ chị em kẻo vội đi lấy Việt Kiều, Tây da trằng, và Tây da vàng....( nói vui thôi ). Rất tiếccậu thứ nhà tôi đến nay vẫn tầu anh chưa thèm qua núi, tuy trầy trật đi tìm nửa của mình .Tất nhiên có tài có tật, người phụ nữ càng hiện đại thì chính họ là một thương hiệu (như Angelia Jolie), mà theo quan điểm marketing phải phân tích SWOT mới thấy được điềm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunity) và nguy cơ (Threat )....
( Vài dòng thư giãn sau khi thiền...)
P.V.D


Chúc mừng ngày 20.10.

LNĐ: Ngày 14.10.2007, cũng trên Blog này bác Kim Anh đã đưa ra một khái niệm bất ngờ, nhưng rất hay “Thương hiệu Phú Đức”.
Nhân ngày 20.10, ngày truyền thống phụ nữ Việt Nam hưởng ứng bài viết của bác Kim Anh, tôi xin giới thiệu bài viết có liên quan tới thương hiệu này.

Kì 1. Nghĩ về truyền thống.
Hôm vừa rồi đi họp hưu trí chủ đề về tấm gương đạo đức cụ Hồ, tôi thấy ở lứa tuổi như bọn tôi Cụ luôn là một tấm gương. Trong suốt mấy chục năm công tác luôn luôn ẩn hiện trong tôi những lời dạy, những câu chuyện của Người như là một nguồn động viên, một lời gợi mở hiệu quả nhất.
Đấy là truyền thống xa, còn gần là truyền thống ngay ở nhà mình là tấm gương của những bậc đi trước như bố mẹ, ông bà, các anh, cá
c chị lớn tuổi mang “Thương hiệu Phú Đức”.
Hồi bé khi Thủ đô mới được giải phóng sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhà ta có nhiều người từ vùng kháng chiến trở về, đem theo hào khí của cuộc kháng chiến 9 năm thần thánh chống Pháp như cụ Quang, cụ Bảo, các bác Trúc Hà, Thoa Nông ..v…v…luôn là những tấm gương để chúng tôi noi theo.
Nhớ ngày đó khi còn đeo khăn quàng đỏ, tôi đã vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục bác Phạm Vĩnh Thanh được thuởng huân chương vì thành tích chiến đấu đánh địch. Tuy không được biết tường tận mức độ của chiến tích ấy vĩ đại đến mức nào, nhưng chỉ mới nghe thấy danh hiệu ấy, chẳng kịp dò hỏi đã rất kính phục rồi.
Còn nhiều tấm gương nữa ở ngay nhà ta, những gương cần cù chịu khó học tập thành tài như bác Di, chú Tiến. Vươt qua khó khăn trên đường đời để đươc như ngày nay có bác Anh, Nhu, Ngọc, Lan…Theo thời gian thế hệ con cháu của các bác cũng có nhiều tấm gương tự thân lập nghiệp, có phần còn giỏi giang hơn bố mẹ như cá
c cháu Minh, Tuấn, Cường, Khanh, Hùng, Vinh, Trang (Thắng)…Được như vậy cũng là nhờ noi gương những bài học từ ông, bà, bố, mẹ.
Năm vừa rồi 2006, nhà ta đã có một sự kiện có ý nghĩa giáo dục truyền thống, đó là chuyến hồi huơng về cội nguồn chiến khu Viêt Bắc thăm căn cứ địa kháng chiến chống Pháp. Khi ghi mấy dòng lưu niệm tại Sổ Vàng tôi đã xưng danh là “Đoàn gia đình cụ Phạm Vĩnh Quang, Phú Đức - 53 Lãn Ông Hà Nội…”. Ông Giám đốc khu bảo tàng Tân Trào cứ tấm tắc nói với tôi ra chiều thán phục “Rất hiếm gặp đoàn cả gia đình, như gia đình Phú Đức nhà mình”.
Tôi nghĩ tiếp nối truyền thống cũng giống như muốn giữ được một thương hiệu nổi tiếng không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà phải là cả một quá trình, của nhiều thế hệ và phải thường xuyên nỗ lực không mệt mỏi. Tiếp nối cũng không phải là ào ào cho được, mà phải có chọn lựa sao cho có hiệu quả nhất, mà điểm nhấn bao giờ cũng phải được bắt đầu từ những tấm gương của bậc đi trước và chỉ có giá trị khi thế hệ sau hơn hẳn thế hệ trước về nhiều mặt, đúng như các cụ ta đã dạy “con hơn cha là nhà có phúc”.

Phạm Vĩnh Thắng
Ảnh trên:Thăm lán Nà Lừa,Tân Trào.
Ảnh dưới: Bên bia Tiến sĩ chùa Keo,Thái Bình.

Chuc mừng 20.10

Kì II (tiếp theo và hết) MỘT LỜI CHÚC, MỘT LỜI NHẮN
1.Tứ trụ đại gia, xuất sứ "Thương hiệu Phú Đức"2.Dinh dưỡng tối quan trọng

3.Không để Stress.

4.Mãi mãi bên Anh

5.Kì vọng tuơng lai.


6.Nhớ bậc thiên cổ
7.Cùng đi một hướng.

Phạm Lê

Từ sự cố Vàng Anh nghĩ về sự “giữ mình”.

Từ sự cố Vàng Anh nghĩ về sự “giữ mình”.
Nhìn cô bé TL diễn viên đóng vai Vàng Anh (VA) mước mắt giọt ngắn, giọt dài nức nở nói lời bộc bạch về sự cố của bản thân, lẩn thẩn tôi lại tự hỏi “cũng may là mình chỉ có mỗi một cậu con trai, nhưng nói dại, giả sử mình có một cô con gái như thế, trong trường hợp như thế sẽ nói gì nhỉ?”
Sự cố Vàng Anh làm xôn xao dư luận mấy ngày qua, ngay cả khi TL đã lên TV giãi bầy vẫn không tránh được búa rìu dư luận. Có người thông cảm bỏ qua vì cho là nạn nhân, nhưng cũng không ít người chê bai, phản đối vì cho rằng lỗi là ở chính cô ấy. Còn ai là người chủ mưu đưa đoạn phin sex ấy lên mạng, còn phải chờ công an vào cuộc. Nhưng rõ ràng là cô diễn viên ấy có lỗi rất lớn, nên mới đến nông nỗi ấy. Vì thế mất lòng tin thì đã rõ ràng, còn nguy cơ tan vỡ một sự nghiệp đang hiển hiện trước mắt.
Thử đi tìm nguyên nhân sự cố VA tôi nghĩ ngay đến một điều “rất quen và rất lạ”, đó là sự “giữ mình”. Thật vậy, nói rất quen là ở chỗ “giữ mình” ta bắt gặp ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp của cuộc đời mỗi một con người, đâu chỉ có ở chuyện tình duyên trai gái bay bổng. Đã biết bao người trong chúng ta nhờ biết “giữ mình” vì sự tự trong bản thân, không vì tiền tài mà quị lụy, lao vào con đường danh vọng, mua quan bán tước mà sống thanh thản cho đến cuối đời. Cũng vì “giữ mình” mà con cháu, gia đình được trong êm, ngoài ấm ngày càng phát triển về trí và lực. Biết bao nhiêu bà mẹ đã từng dạy con gái khi đến tuổi trửởng thành phải biết “giữ mình”, để khỏi hổ thẹn với xóm làng. Nhờ lời dạy đó mà biết bao người con gái đã giữ được sự trong trắng, thủy chung.
Rất quen bởi đó là một chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, bởi luật pháp và biết bao điều qui định bất thành văn khác, lại được điều tiết bởi bản lĩnh của mỗi con người..
Còn “rất lạ” là ở chỗ hiểu đấy, biết đấy nhưng lại rất hay quên, quên rồi thành “lạ”. Mà tai hại nhất là lại quên rất nhanh, có khi chỉ là trong tích tắc ngay đúng lúc cần phải “quen” nhất. Chẳng thế mà thiên hạ đã có biết bao nhiêu kẻ học thức đầy mình, giàu sang phú quí cũng chỉ vì giây phút quên “không giữ mình” mà đã phải lâm vào cảnh lao lý, tù đầy, gia đình tan nát đó thôi. Âu cũng là một sự “lạ”.
Xem ra, ranh giới giữa “giữ mình” và “không giữ mình” chẳng cách nhau là mấy, nhiều khi chỉ là gang tấc. Mà giữ được mình đâu phải dễ, phải thường xuyên tu dưỡng, phấn đấu về nhân phẩm, đạo đức, trí tuệ và phải rèn bản lĩnh mới có.
Đến đây thì từ sự cố VA, tôi đã có thể nói một điều với cô con gái của mình (giả sử như tôi có) chẳng qua là cô diễn viên TL ấy đã không “giữ mình”, nên mới buông thả như thế.

Phạm Lê

Thương hiệu Phú Đức

Thương hiệu Phú Đức
Sau một thời gian gián đoạn, ngày nay giới doanh nhân đã được nhà nước và xã hội coi trọng, vì họ đã góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước phát triển, xây dựng thương hiệu Vệt Nam, thúc đẩy “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Điều này được biểu hiện bằng vệc ngày 11.10.07 vừa qua, nhà nước đã tổ chức lễ tôn vinh 100 doanh nhân tiêu biểu năm 2007.
Nhân kỉ niệm 47 năm ngày bà nội mất và 5 năm ngày mẹ Yến qua đời. Chúng ta đều nhớ về hai người phụ nữ đã kế tục và giữ gìn thương hiệu “Phú Đức” hơn nửa thế kỉ (nếu không bị gián đoạn vì chiến tranh và Cải tạo CTN thì còn lâu hơn nữa).
Trong kinh doanh việc giữ chữ tín là nguyên tắc hàng đầu của doanh nhân dù to, nhỏ hay chỉ buôn bán lặt vặt. Bên cạnh chữ tín các cụ tổ nhà 53 còn đề cao chữ “đức”, làm kim chỉ nam trong kinh doanh và trong đối nhân xử thế, răn dạy con cháu.
Muốn có đức phải rèn luyện và có tâm trong sáng. Ngoài kinh doanh, thương hiệu Phú Đức còn là địa chỉ từ thiện, nối liên lạc và nuôi dấu cán bộ thời kì tiền khởi nghĩa. Nuôi dạy con cái trưởng thành trong thời kì chiến tranh, cũng như trong thời bình. Về giới nữ nhà 53 Lãn Ông phải kể tới các chị Hoàng Hà, Bắc, Thoa, Chu Sa, Ánh Hồng…và con cháu chị Thoa sau này. Do đó nhà 53 được họ hàng đường phố nể vì, nhà nước khen thuởng. Ngày nay việc phát triển kinh tế thị trường, nhất là sau hội nhập các chi họ xuất sứ từ 53 Lãn Ông đã có nhiều doanh nhân thành đạt đang làm ăn trong nước, sinh sống và phát triển ở nước ngoài.
Sắp tới kỉ niệm ngày 20.10-ngày Phụ nữ Việt Nam, thiết tưởng việc đề cao những người phụ nữ nhà 53 Lãn Ông là thích đáng-không sợ cánh mày râu suy nghĩ vì họ cũng có những thành tích đáng nể.
Một vài lời chân tình, có điều gì chưa đúng xin được tiếp thu bổ xung.

Kim Anh

Ảnh mới nhận

Xin giới thiệu 3 bức ảnh về chuyến thăm của bà Kim Nhu và gia đình cháu Tuấn Thúy tại nhà Cường Uyên ở CHLB Đức, hồi tháng 9.2007 vừa qua. Ảnh gửi về từ Matxcơva
Hai bà Nhu và Phi cùng họp mặt vui vẻ với con cháu tại nhà Cường Uyên.

Hai bà dạo chơi với các cháu.

Các cháu Long, Ly, Việt và Phương Anh trước cửa nhà hàng Hà Nội của Cường Uyên.



Phạm Vĩnh Thắng.
(Ảnh của Vũ Anh Tuấn chụp 9.2007, tại CHLB Đức)

Một góc nhỏ chân dung bà nội.

Tối qua bác Nhu gọi điện nhắc, ngày kia thứ sáu 12.10.2007 (2 tháng chín âm lịch) là ngày giỗ bà nội. Sáng nay dạy sớm đọc Blog 53, gặp bài Những người đàn bà 53 Lãn Ông của bác Ngọc đăng trên Blog ngày 9.3.2007 và bài thơ Bà tôi (Cụ Lê Thị Cả) của bác Kim Anh, cũng đăng trên Blog này vào ngày 12.3.2007. Ăn theo cảm hứng của hai bác, tôi vội ghi lại mấy dòng hồi ức của mình đối với bà nội gọi là Một góc nhỏ chân dung của bà.
Từ khi còn nhỏ học cấp 2 Trưng Vương, cho đến khi bà qua đời vào năm 1960 là thời gian tôi được sống gần bà nội nhất. Tôi nhớ không chính xác lắm, ngày đó hình như các anh chị phần lớn đã thoát ly gia đình đi làm xa, chỉ còn anh Di đang học Đại học Bách Khoa, chú Tiến và tôi ở với bố mẹ tại ngôi nhà 53 Lãn Ông.
Nghĩ tới bà nội, thì điều đầu tiên làm tôi nhớ tới là những kỉ niệm liên quan tới cái sân sau nhà 53 Lãn Ông. Cái sân mà ở đó tôi có những trận đấu bóng đá đường phố diễn ra rất gay go, sôi nổi mỗi buổi chiều hằng ngày
Sân nhỏ, mỗi đội chỉ có hai người, còn bóng thì được làm bằng những tờ giấy báo cũ cuộn tròn lại rồi lấy dây gai, hoặc dây thép cuốn chằng chịt xung quanh. Hồi đó nghèo lắm làm gì có được quả bóng bằng da như bây giờ, sang lắm thì có một quả bóng bằng cao su, nhưng đá trên sân gạch chẳng mấy bữa là hỏng ngay. Tôi còn nhớ năm 1958, bác Nhu đi học phun hoa sắt tráng men ở Trung Quốc, tôi gửi thư xin một quả bóng da. Quả thật khi về tôi cũng có được một quả bóng da thật, nhưng không phải là bóng đá mà là bóng chuyền. Tôi mừng lắm, nhưng không toại nguyện.
Mỗi trận đấu ở cái sân vườn cũng li kì lắm, vì bà nội không muốn bọn tôi đùa nghịch, đá bóng àm ĩ làm hỏng sân. Nhiều khi đang đá cụ bất ngờ mở cửa tay cầm cái roi đi vào, vừa đi vừa mắng.
Bị bất ngờ, thế là cả bọn bỏ chạy tán loạn vượt tường sang nhà 51 bên cạnh. Có lần bọn tôi phải chui vào cái chuồng xí bé tí có cái cửa làm bằng vỏ thùng gỗ. Năm đó cũng đã sấp sỉ 80 tuổi rồi, sức yếu lại quát tháo một lúc, mà thấy chẳng ăn thua gì với lũ cháu bất trị cụ bỏ vào nhà. Chúng tôi ùa ra, trận đấu lại tiếp diễn như chưa hề có chuyện gì sảy ra
Nhưng theo tôi, thực ra bà nội lại rất thương con cháu, hào phóng và hay cho quà mọi người. Chỉ riêng một chuyện tôi còn nhớ đó là vào mùa ổi, thỉnh thoảng bà lại mua đến cả thúng ổi, từ ngoài cồng vào vừa đi vừa phân phát các cháu, rồi cho cả cánh HTX đóng sổ sách Liên Minh (thuê cửa hàng nhà mình), dễ đến trên chục người chìa tay xin quà bà ríu rít, rất vui vẻ.
Cứ khoảng một tuần bà lại mặc bộ áo dài mầu nâu bằng vải thô mỏng, giống như chất vải của các sư sãi vẫn mặc, đi xích lô đến nhà bác Phạm Vĩnh Bảo lúc đó đang làm Giám đốc Sở Kiến trúc Hà Nội nhà ở phố Phan Chu Trinh, tôi và chú Tiến thay nhau được đi theo bà.
Ngay từ hồi đó tôi đã biết nấu được một bữa cơm hoàn chỉnh cho cả nhà gồm bố mẹ, bà nội và chú Tiến, thỉnh thoảng có bác Di từ ĐH Bách Khoa về. Nhưng thường chỉ có hai bà cháu ăn trước vì đến trưa tôi phải đi học, còn cụ ông và chú Tiến đến 12h mới về, cụ Yến thì làm cho HTX này, nên không có thời gian nấu cơm trưa cho cả nhà, mọi việc đi chợ, thổi cơm đều do một tay tôi đảm nhiệm. Tôi còn nhớ bà nội hay nói (đại ý) là tôi nấu ăn hợp ý bà. Được bà khen mỗi lần như thế tôi phấn khởi lắm, vì tế cho tới tận ngày hôm nay vẫn còn nhớ tới lời khen của bà.
Tôi cũng nhớ cái ngày bà lâm bệnh rồi qua đời, đó là một buổi sáng bắt đầu có gió mùa Đông Bắc tràn về, trời rét cắt ruột, mưa lất phất bay nhè nhẹ. Số là bà nội có thói quen cứ sáng sớm là đi vệ sinh, mà lúc đó nhà vệ sinh lại ở tận cùng phía sau nhà. Muốn vào đó lại phải đi qua cái sân dài hun hút, cỡ đến trên 20 mét lại rất trống trải như tôi đã kể ở trên.
Lần nào cũng thế đi vệ sinh xong, bà lại ra cái sân có hai bể nước to tuớng ở hai bên lấy nước rửa ráy một hồi lâu. Sáng hôm đó tôi đang rửa mặt bên này sân, thấy bà tự nhiên ngã chúi xuống phía trước, tôi vội kêu ầm lên. May quá hôm đó bác Di có mặt ở nhà, liền chạy đến bế sốc bà lên giường rồi lay gọi, lay mãi chỉ thấy mắt bà chớp chớp động đậy ra chiều biết, nhưng không nói được nữa.
Một tuần sau bà qua đời ở tuổi 82 (hay 86?).
Sắp đến ngày giỗ bà, tôi viết bài này như là một ném hương nhỏ tưởng nhớ tới người quá cố.

Phạm Vĩnh Thắng
(+)Người đứng bên cạnh bà trong bức ảnh này không rõ là tôi hay chú Tiến


BÀ TÔI

CỤ LÊ THỊ TRỊ - LÊ THỊ CẢ
1879 - 1960
Sinh năm ẤT Mão - Mất năm CANH TÝ
Bà nội tôi là con út, con gái duy nhất của hai cụ Lê sỹ Dự và Nguyễn thị Luân, sinh quán : Làng Mọc Quan Nhân Tổng Khương Đình Huyện Hoàn Long Tỉnh Hà Tây, nay là Thôn Quan Nhân Phường Nhân Chính Quận Thanh Xuân Hà Nội ( Sau tháng 10/1954 Làng Mọc Quan Nhân thuộc Huyện Từ Liêm, thành pjố Hà Nội, mấy năm gần đây,khi thành lập Quận Thanh Xuân. làng Mọc mới chuyển về Quận mới )
Sau khi về làm dâu họ Phạm ở 53 Phúc Kiến ( Lãn Ông ), bà tôi đã được bố mẹ chồng truyền nghề buôn bán thuốc Nam thuốc Bắc, vào những năm đầu của thập kỷ 20 của thế kỷ trước, cụ đã được bố mẹ chồng giao hẳn cơ ngơi bán thuốc ở 53 Phúc Kiến cho bà quan lí,duới sự trợ giúp của ông tôi, cửa hàng ngày càng phát triển và có uy tín lớn, là 1 trong những của hiệu có tiếng ở phố Phúc kiến
Theo bác Lê thị Mật U 90, con gái thứ hai của ông bà Hai Giữa : Ô Lê sỹ Hạnh - Bà Lại thị Hoà - ( Ông Hạnh là con thứ 2 của cụ cả Ò = Lê sỹ Bân + Nguyễn thị Mơ là anh ruột bà tôi ) vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước, những người cao tuổi ở làng Mọc Quan Nhân thường hay nói về bà Ba Bè ( Bà Ba ở Phố Hàng Bè - Cụ Trịnh thị Lâm người làng Mọc Chính Kinh - cụ nội của chúng tôi ) " Không biết tài nhìn người thế nào của Bà, mà khi cô Trị mới bảy tuổi, bà đã trạm ngõ cho con trai của bà, đến năm 9 tuổi bà đẫ tổ chức ăn hỏi,đến năm cô Trị 13 tuổi bà đã đón cô về làm dâu cả cho mình ( Cô Trị, người thấp lùn, răng lại dưới " Mái tây hiên ", bạn cứ nhìn ảnh mà xem, điều này quá đúng ? )
Dưới sự kèm cặp của hai cụ, chẳng bao lâu bà tôi đã trở thành bà chủ cửa hiệu lớn, trong khi đó 1 chữ " bẻ đôi " ( Chữ Hán và chữ Quốc ngữ ) bà tôi cũng không biết
Sau khi hai cụ tôi mất,bà tôi đã đảm trách rất xuất sắc vai trò 1 nàng dâu trưởng của 1 chi họ, được bà con trong họ rất vị nể về sự quan tâm, cưu mang đến bà con trong họ, cho tới nay khi gặp những người bà con trong dòng họ, ngang vai với tôi, họ rất nhớ những sự giúp đỡ của bà tôi, điển hình như bác Phạm Kỳ Nghiêm U 90, khi mẹ ông mất, bố làm việc ở xa, ông đã được bà tôi nuôi trong nhiều năm ( Bà tôi chỉ là Bà thím họ )
Sau khi ông tôi mất, bà tôi đã trở thành trụ cột của gia đình chẳng những nuôi con và 20 đứa cháu . Mua nhà, tạo dựng nghề nghiệp, nuôi dạy các con của người em dâu ruột mất sớm ( Hợp, Hiền, Thưận, Thảo ), nuôi con nuôi, , nuôi bạn con : Ô Nhâm, Ô Hiền, . . . đặ biệt năm 1944 bác Hoàng thị Nhân là thành viên của Đoàn Thanh Niên Phụ Nữ Cứu quốc Thành Hoàng Diệu ( Hà Nội ) đã thoát ly gia đình đến sống ở nhà bà tôi để dễ bề hoạt động cho đoàn thể, kể từ đây ngôi nhà 53 Lãn Ông trở thành nơi hội họp và là địa chỉ liên lạc của các đoàn thể cách mạng, nhiều vị tham gia cách mạng thời đó, đến nay chúng tôi vẫn còn nhớ tên, nếu có dịp gặp họ, họ vẫn nhận ra chúng tôi và thường nhắc tới những kỷ niệm thời đó. Riêng bác Nhâm vẫn thường nhắc tôi " Giỗ bà, em báo cho chị để chị đến thắp hương cho bà "
Bả tôi sống rất gỉản dị, không xa hoa, luôn có ý thức tiết kiệm, cụ thừong ứng dụng phương châm " Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn " và cụ không thoát ly lao động, bạn đã ngồi bán hàng ở 1 cửa hàng lớn bao giờ chưa ? Sàng từ 6 giờ liên tục cho đến 20 giờ mới được nghỉ, hàng ngày phải tiếp rất nhiều khách đến mua hàng, chịu đựng sự ồn ào, bụi bậm, hết ngày này qua ngày khác, trong chiến dịch Hà Nam Ninh, năm 1950, khi quân đội viễn chinh Pháp nhảy dù xuống Đục Khê, Yến vị, vào đến chùa Hương, bà tôi và gia đình đã thoát khỏi sự bao vây và qua sông Đáy ở Vãng sơn vào lúc nửa đêm, trong đêm tới về mùa đông, lúc đó ngoài 70 tuổi bà chống gậy đi băng băng trong đến tối suốt từ Khả Phong Khả Lễ quay về Vực Chùa Ông, Chợ Dầu để về làng Hữu Vĩnh ước độ trên dưới 20 Km . Sau này khi mẹ tôi mở cửa hàng thuốc, bà hàng ngay luôn tay bào chế thuốc, lúc thì chẻ,lạng Bạch thược, ngưu tất ..thái đảng sâm, trần bì. . , không lúc nào ngơi .Mấy chục năm sống với bà, tôi chưa bao giờ thấy bà tôi phải dùng thuôc. Những năm cao tuổi cho đến lúc từ giã cõi đời, bà tôi chưa bao gìờ phải nhờ con cháu chăm nom, săn sóc, vẫn tự giặt quần áo cho tới lúc mất
Cả cuộc đời của cụ là vì con vì cháu vì họ hàng và bà con thân thích, sau cách mạng tháng tám, cụ luôn hoàn thành nghĩa vụ công đân : Lập hũ gạo tiết kiệm, lập quỹ Đảm phụ quốc phòng . . .đóng góp hàng ngày để cứu đói, nuôi dấu cán bộ cách mạng, khuyến khích con cháu tham gia cách mạng .
Bà tôi về cõi vĩnh hằng vào ngày 2 tháng 9 năm Canh Tý hưởng thọ 82 tuổi, an táng tại Nghĩa trang Quán Dền Phường Nhân Chính Quận Thanh Xuân Hà Nội . Đám tang của bà tôi, cũng như ông tôi đầu đi đến Phố Hàng Thiếc đuôi nới ra khỏi nhà 53 Lãn Ông
Mặc dù nuôi dấu Cán bộ trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, cho đến nay bà tôi vẫn chưa được nhà nước VNDCCH, ngày nay là CHXHCNVN ghi nhận, tuy Ban Liên Lạc Thanh Niên Thành Hoàng Diệu xác nhận công lao đó, vậy kính mong bác Hoàng Hà quan tâm đề nghị các vị có tránh nhiệm trong Ban Liên Lạc TNTHD tích cực can thiệp để các cơ quan có trách nhiệm sớm giảit quyết, nếu để lâu càng bất lợi, vì các vị ngày nay đã ngoại tám mươi
Xin nói rõ, tới nay Cụ Lê thị Cả mới được nhận Bảng TỔ QUỐC GHI CÔNG vì có Liệt sỹ Phạm vĩnh Tường hy sinh tại mặt trận Thu Ba năm 1954, và Bảng Gia ĐÌnh Vẻ Vang tặng cho cụ vì có 3 người cháu nội tham gia QĐNDVN : Phạm vĩnh Tường, Phạm vĩnh Thanh, Phạm Chu Sa, như vậy riêng cụ chưa được nhà nứoc ta xác định có công với cách mạng Ôi, thật quá thiệt thòi cho cụ Lê thị Cả !

Nhân dịp bà xa rời các cháu đã 47 năm, cháu viết bài này để tưởng nhớ tới bà

Kì I: Tháng 10 với những con số 2 trùng lặp (*).

Kì I: Tháng 10  với những con số 2 trùng lặp (*).
Hôm nay 7.10, kỉ niệm sinh nhật của Phạm Ngọc Long thành viên nhỏ tuổi nhất của gia đình Cường Uyên đang sinh sống ở CHLB Đức, cũng là kỉ niệm ngày sinh Phạm Tuấn Minh, con trai cả của ông bà Di Chi. Còn ngày mai 8.10. 2007, là kỉ niệm ngày sinh của bà Ngô Thị Phi người đã có một thời gian dài chứng kiến những năm cuối đời của cụ bà Phạm Thị Yến, khi cụ về sống những ngày tháng tuổi già với gia đình ông bà Ngọc Phi.
Xin gửi lời chúc mừng chung nhân ngày kỉ niệm này của ba vị.
Nhân sự kiện này tôi lại thấy hiển hiện những con số 2 trùng lặp rất thú vị, không hề có sự sắp đặt trước (chỉ tính trong năm 2007 và có sự liên quan chỉ với con cháu cụ Quang).
Xin được liệt kê để các vị cùng đọc cho vui.
1.Điểm trùng lặp đầu tiên là hai vị Phạm Ngọc Long và Phạm Tuấn Minh, cùng sinh vào ngày 7.10 đáng ghi nhớ như bác Di đã viết.
(Trước đó như chúng ta cũng đã biết cũng có tới mấy vị nữa trùng ngày sinh, ví như bác Phạm Kim Anh và cháu Phạm Lê Đa Vít cùng sinh ngày 6 tháng 7. Thật đúng là không hẹn mà cùng ra đời vào một ngày, chỉ khác nhau mấy chục năm mà thôi).
2.Còn có con số 2 trùng lặp nữa của hai vị này là ở mức độ thành danh, đó là Tuấn Minh vừa qua tuổi U.40, đã là chủ bút Blog 53 Lãn Ông nổi tiếng (đối với con cháu cụ Quang). Còn Ngọc Long mới bước qua tuổi lên 10, đã được bác Di ghi nhận là tay thông ngôn Việt Đức đầy ấn tượng.
3.Tiếp theo là chú Phạm Vĩnh Tiến và cháu Nguyễn Việt Hùng vừa sắm xe ô tô mới. Chỉ khác là chú Tiến khi có chiếc xe ô tô đầu tiên là cách đây hơn chục năm, nghĩa là vào cái tuổi U.50. Còn Việt Hùng sắm ô tô SUZUKI khi mới ở vào lứa tuổi U.30. Thật đúng là “hậu sinh khả uý”.
4.Con số 2 trùng lặp mới của mùa hè năm nay là Bác Nhu và bác Phi đã có một chuyến đi du lịch ở nước ngoài rất ấn tuợng, với rất nhiều điểm giống nhau như về mục đích chuyến đi, thời gian khởi hành, thời gian lưu trú và thời điểm kết thúc trở về Hà Nội cũng gần như là trùng nhau.
Khi trở về nước lại có điểm giống nhau nữa của hai người, là hai bác cùng có một ấn tượng rất giống nhau, đó là rất thoả mãn về chuyến đi với sự đón tiếp rất chi là nồng hậu, rất chi là chu đáo của hai cô con dâu rất chi là nhẹ nhàng, rất chi là hiền thảo và rất chi là tài giỏi.
5.Cuối cùng là con số 2 trùng lặp mới nhất trong tháng 9 vừa rồi, đó là bác Nhu và bà Minh nhà tôi tự nhiên lại cùng đau chân, mà lại đau đúng ở mấy ngón chân thuộc bàn chân trái, với cùng một nguyên nhân rất giống nhau đó là bị vật cứng quen thuộc đổ xuống (bác Nhu là chiếc bảng con của cháu Phương Anh, còn bà Minh nhà tôi là chiếc xe máy của chính bà ấy đang dùng và chỉ khác nhau về địa điểm xảy ra sư việc). Rồi thì phải đến cùng một bệnh viện chụp X quang, với cùng biết bao sự suy đoán nặng nhẹ giống nhau.
Nhưng rồi cuối cùng nhận được hai kết luận của bác sĩ cũng gần giống hệt nhau là …rất không nguy hiểm cho hai bàn chân (đã qua 2 phần 3 thời gian sử dụng) như dư luận “đồn thổi” và cùng một lời khuyên cũng rất là chân thành…ít năng động hơn, sẽ cùng sớm hồi phục.
Đến đây tôi xin kết thúc bài viết kì I này về 5 con số 2 trùng lặp. Hẹn quí vị tới cuối năm 2007, sẽ gặp lại trong bài viết Kì II cũng về đề tài này. Sở dĩ sẽ có kì II, vì từ nay đến cuối năm, chắc chắn sẽ còn có nhiều con số 2 trùng lặp nữa.
Xin quí vị cố gắng chờ đợi.

Phạm Vĩnh Thắng
(*) Bài đăng hai kỳ.

VÀI DÒNG NGHĨ VỀ THÁNG 10- 2007

VÀI DÒNG NGHĨ VỀ THÁNG 10- 2007
Tháng 10 năm nay có nhiều sự kiện đặc biệt : ngày 10/10/2007 là ngày kỷ niệm lần thứ 53 Giải Phòng Thủ Đô Hà Nội , ngày 13/10/2007 là ngày Doanh nhân Việt Nam ,nhân dịp này tại Tp HCM sẽ tổ chức tuần lễ DNVN , dự kiến 16/10/2007 sẽ có cuộc bầu cử VN trở nên thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc......Tuy nỗi đau do sự cố sập cầu Cần Thơ còn đó, rồi bão lụt liên tiếp xảy ra, nhưng mọi họat động của cả nước vẫn diễn ra không ngừng, chứng tỏ sức mạnh của sự đồng thuận và lòng thương người...Về phía họ nhà ta tháng 10/2007 này có tới 6 thành viên có cùng sinh nhật, đó là Bác Đòan đình Hải (6/10/1931), Ngô thị Phi( 8/10/1941), Nguyễn Phương Nga(5/10/1968 ), Phạm Ngọc Long (7/10/1996), Phạm Tuấn Minh(7/10/1966), Đòan Đình Hiệp(13/10/1974)...Xin chân thành chúx các thành viên trên dồi dào sức khỏe , gặp nhiều may mằn, trong cuộộc sống và công việc. Còn nhiều điều muốn nói, nhưng chờ một cơ hội thuận tiện.
P.V.D

Giới thiệu nhân vật tháng 10.

Chuc mừng kỉ niệm ngày sinh bác Hải (3.10.)(*)
Chúc mừng Nhà giáo cao tuổi, Chủ nhiệm khoa Đại học lâm nghiệp Việt Nam, nguyên Chuyên gia Lâm nghiệp Ủy ban KH Nhà nước TS. Đoàn Đình Hải.
Phạm Vĩnh Tiến
(Những vị khác có ngày sinh nhật tháng 10, chúng tôi chưa có ảnh tư liệu. Nếu qúi vị nào có xin cung cấp)

Nằm trong khuôn khổ chương trình kỉ niệm sinh nhật Tháng 10

Nằm trong khuôn khổ chương trình kỉ niệm sinh nhật Tháng 10
Kênh Gà vẫy gọi (tiếp )
Ngày 16.9.2007 tôi đã đưa lên Blog bài Kênh Gà vẫy gọi, sau đó nhiều vị đã gọi điện hỏi thêm chi tiết về việc này. Nay theo chỉ đạo của bác Nhu, người rất am hiểu về khu du lịch sinh thái nước khoáng Kênh Gà, tôi xin giới thiệu chi tiết hơn để các vị tham khảo (t ài liệu của Trung tâm du lịch Việt Thái cung cấp).
Nước suối Kênh Gà chứa nhiều bọt khí bốc hơi nghi ngút, được người Phap công bố đầu tiên vào năm 1923 tại Paris. Nước có hàm lượng khoáng hoá khá cao, chứa nhiều muối Natriclorua, kaliclorua, canxi, magieclorua và muối bicaclonat. Nhiệt độ ổn định 53độ C có tác dụng kích thích tiêu hoá, lợi mật, lợi tiểu rất tốt cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ. Khu nước suối cách Hà Nội chưa đầy 2 giờ ô tô, nằm riêng biệt trong một khung cảnh sông núi hữu tình.
Du khách có thể tắm trong bể chung có sức chứa khoảng 50 đến 70 người, hoặc trong 18 bể tắm ngâm cá nhân ẩn mình bên chân núi.
Khu du lịch còn có các dịch vụ như Massage chân, Massage toàn thân…
Có thể đi theo các hành trình:
1. Hà Nội-Chùa Bái Đính-Kênh Gà-Động Vân Trình-Hà Nội (1 ngày). Thăm chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á đang được xây dựng.
2. Hành trình Hà Nội-Ninh Bình-Chùa Bái Đính-Kênh Gà-Hà Nội (1 ngày).
3. Nếu có thời gian có thể đi theo chương trình hai ngày, 1 đêm: Hà Nội-Ninh Bình-Chùa Bái Đính-Kênh Gà- Động Vân Trình-Khu Bảo tồn Vân Long -Hà Nội.
Vé vào cửa bao gồm cả đưa khách từ bến thuyền vào khu nghỉ 25.000 VNĐ.
Miễn phí trẻ em dưới 10 tuổi và miễn phí hai lần tắm ngày.
Giá thuê phòng 2 ngươì, bao gồm ăn sáng vào ngày Thứ bẩy, Chủ nhật, ngày lễ qua đêm là 400.000VNĐ; không qua đêm là 200.000VNĐ, vào ngày thường 300.000 và 150.000; Nhà sàn 2 người qua đêm 50.000, VNĐ; ban ngày 30.000VNĐ. Còn nhà sàn tập thể là 50.000 qua đ êm; ban ngày 10.000VNĐ.

Có thể đi xe riêng hoăc thuê xe ô tô chở từ Hà Nội đến Ninh Bình…

Phạm Vĩnh Thắng

Mấy lời nhắn gửi chúc mừng sinh nhật Tháng mười.

Mấy lời nhắn gửi chúc mừng sinh nhật Tháng mười.
1-Năm ấy tại tỉnh Thà Khẹt nước Lào, một sinh linh nhỏ bé được chào đời (3.10.1931).
Là con trưởng cụ Thịnh, cụ Oánh: ông Đoàn Đình Hải-giống người Lào.
2-Chủ tịch, Tổng biên tập kiêm phụ trách chỉ đạo kĩ thuật, người sáng lập Blog 53 Lãn Ông Phạm Tuấn Minh sinh 7.10.1966, là cháu đích tôn của hai cụ Quang Yến.
Chúc Tuấn Minh phương trưởng, mạnh giàu để đàn em tiếp nối theo sau.
3-Năm 1974 trong kháng chiến chống Mỹ Hiệp út nhà họ Đoàn Đình ra đời13.10.1974, sau ngày Mỹ buộc phải ngừng bắn phá Miền Bắc. Khác với hai anh sinh ra trong bom đạn, thuở nhỏ Hiệp nhát, giống con gái.
4.Còn gì ấn tượng bằng được đi du lịch CHLB Đức thăm con cháu 3 tháng trước kỉ niệm ngày sinh (8.10) của mình. Bà Ngô Thị Phi sẽ còn nhớ mãi tấm lòng hiếu thảo của con cháu đang làm ăn sinh sống tại nước Đức xa xôi.
Bà Phi còn là người rất bền bỉ kiên trì rèn luyện sức khoẻ, là hội viên tích cực của CLB ngoài trời Thái Hà.
5.Sinh nhật cháu nội ông bà Ngọc Phi là Phạm Ngọc Long (7.10. 1996). Hiện nay cháu đang sinh sống cùng bố mẹ tại CHLB Đức, nếu ở Hà Nội chắc sẽ được ông bà nội tổ chức lớn lắm.
6.Được may mắn hơn bố mẹ, cháu Phương Nga (5.10.1968) là con đầu của gia đình ông bà Lan Nguyên đã được xuất ngoại nhiều năm tại LB. Nga (gia đình c ó 3 người con, đều đã có thời gian xuất ngoại). Cháu hãy cố gắng rèn luyện sức khoẻ, kiên trì trong công việc và xây dựng hạnh phúc gia đình.
Vài lời ngắn gọn chân thành gửi chúc những ngày sinh nhật tháng 10 vui vẻ, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Phạm Kim Anh